Đầu tiên ngân hàng Silvergate tuyên bố đóng cửa vào ngày 2023-03-08, tiếp đó đến Silicon Valley Bank (SVB) vào ngày 2023-03-10. Chỉ hơn 2 ngày sau khi Silicon Valley Bank (SVB) phá sản, các nhà chức trách Mỹ đóng cửa thêm một ngân hàng. Tổng cộng trong 1 tuần, Mỹ có 3 ngân hàng sụp đổ. Làn sóng rút tiền có thể ảnh hưởng thêm nhiều tổ chức.
Tóm tắt nhanh vụ các ngân hàng Mỹ lần lượt sụp đổ
Silvergate Bank
Silvergate là ngân hàng thương mại được thành lập năm 1988 và đặt tru trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Hiện là ngân hàng đang cung cấp dịch vụ cho các công ty blockchain/crypto (Crypto Friendly). Ngân hàng này đã xây dựng Silvergate Exchange Network (SEN), một mạng lưới thanh toán tài chính trên blockchain.
Năm 2013, CEO Alan Lane bắt đầu đầu tư Bitcoin, ông ta nhận ra vấn đề khó khăn khi cần chuyển tiền từ ngân hàng vào để mua Bitcoin. Ông ta đã quyết định cung cấp dịch vụ cho các công ty Crypto, đến năm 2017 có 250 công ty liên kết trực tiếp với ngân hàng. Năm 2019 công ty Silvergate đã lên sàn chứng khoán với giá $13, đến 11/2021 cổ phần đáng giá $219. Chi tiết xem: Silvergate Bank
Ngày 2023-03-02, cộng đồng rộ lên thông tin ngân hàng Silvergate có nguy cơ đóng cửa. Điều này không có gì đáng nói nếu Silvergate không phải là đối tác của hàng loạt cái tên phát hành Stablecoin lớn trên thị trường như Circle, Gemini. Ngoài ra, họ cũng nắm tài sản của một số sàn như Kraken, Bitstamp, Coinbase… Chi tiết hơn bạn xem bài viết: Silvergate là gì? Vai trò và tác động của Silvergate trong crypto
Đây là điều đáng tiếc vì trong thế giới ngân hàng ở Hoa Kỳ, chỉ có 2 ngân hàng lớn là công cấp dịch vụ cho các công ty Crypto, đó là Silvergate và Signature Bank.
Tóm tắt các sự kiện liên quan:
- Bị ảnh hưởng nặng từ vụ FTX sụp đổ
- Lỗ $1B trong Q4 2022
- Giai đoạn 10-12/2022, khách hàng rút $8B => Xuất phát từ FTX sụp đổ, người ta mất lòng tin vào các sàn giao dịch => Họ rút tiền khỏi sàn, quá trình này thông qua ngân hàng Silvergate.
- Tính đến cuối năm 2022, tiền gửi của khách hàng chỉ có $6.3B trong khi đó cuối tháng 09/2022 số tiền gửi khách hàng là $11.9B
- Cắt giảm 40% nhân sự
- Có nhiều tin đồn về ngân hàng Silvergate sẽ bị phá sản, có nhiều công ty như Coinbase, các ngân hàng lớn… đã không tiếp tục hợp tác với ngân hàng này nữa.
- Không nộp được Báo cáo tài chính cho SEC
- Cổ phiếu SI rơi 98% từ đỉnh (11/2021)
- 9/3/2023: Silvergate quyết định đóng cửa & thanh lý tài sản => Tức là người nào gửi tiền tại Silvergate đều có thể rút toàn bộ tiền ra, tiền lỗ là tiền của ngân hàng Silvergate
Danh sách các công ty blockchain./crypto liên đới tới Sivergate Bank Trong đó có:
- Circle – đơn vị phát hành stablecoin USDC
- Paxos – đơn vị phát hành stablecoin BUSD, USDP
- Các sàn crypto: Coinbase, Bitstamp
Silicon Valley Bank (SVB)
Silicon Valley Bank (SVB) là một ngân hàng thương mại đặc biệt phục vụ các công ty công nghệ, khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm tại khu vực Vùng Vịnh San Francisco (Mỹ) và trên toàn thế giới. Ngân hàng được thành lập vào năm 1983 tại California, và đã phát triển thành một trong những ngân hàng hàng đầu phục vụ các doanh nghiệp công nghệ lớn và nhỏ trên thế giới với 6,500 nhân viên. SVB thuộc ngân hàng lớn trong top 16 của Mỹ. Chi tiết xem bài viết: Silicon Valley Bank là gì? Hậu quả đối với start-up nếu SVB phá sản
Ngân hàng này gặp vấn đề liên quan tới tính thanh khoản, hiện tại ngân hàng đã bị quản lý bởi Cơ quản Quản lý Tài chính ở Cali. Tất cả những gì xảy ra với ngân hàng SVB chỉ trong vòng vỏn vẹn 2 ngày, và là ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử các ngân hàng Hoa Kỳ sụp đổ. Đây giống như hiện tượng Thiên nga đen, vì ngân hàng này liên quan tới Thị trường Crypto. SVB đang là nhà đầu tư của rất nhiều startup công nghệ như Uber, LinkedIn, Twitter, Robinhood. Nhưng đặc điểm của các Start-up công nghệ này thì không bỏ qua thị trường màu mỡ như Crypto. Vậy nếu Silicon Valley Bank phá sản, chúng có thể tạo ảnh hưởng dây chuyền đến start-up và sau đó là một phần Cryptocurrency bị thanh lý. Chi tiết xem: Silicon Valley Bank đang tạo ra “rủi ro Lehman Brothers” đối với start-up công nghệ?
Các sự kiện liên quan:
- Giai đoạn 2020-2021, nhận được ~$130B tiền gửi (ngắn hạn) của khách hàng. Tới đầu 2022, con số này lên tới ~$190B ⇒ SVB đem $91.3B đi mua trái phiếu (dài hạn)
- FED tăng lãi suất ⇒ Trái phiếu SVB cầm lỗ nặng
- Các công ty start-up rút tiền. SVB phải bán trái phiếu và ghi nhận lỗ ~$2B
- Cổ phiếu SVB giảm 60% trong 1 ngày và giảm tiếp 62% ngày hôm sau => Cổ phiếu của SVB tụt 87% từ đỉnh (11/2021)
- 10/3/2023: Silicon Valley Bank bị chính quyền Hoa Kỳ đóng cửa và tịch thu tài sản.
- SVB phá sản thì các khoản tiền gửi sẽ được bảo vệ bởi Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC) với giới hạn là 250,000 USD cho mỗi khoản tiền gửi. Nhưng khách hàng của họ là các công ty tức là số tiền gửi rất lớn, chỉ có 2.7% khách hàng có tiền gửi ít hơn $250K.
- Peter Thiel lại khuyên các công ty rút tiền ra khỏi Silicon Valley Bank. Chi tiết xem: Peter Thiel Fund advises companies to exit Silicon Valley Bank
- SVB là 1 trong 6 bank đối tác của Circle (USDC), chiếm 25% cash dữ trự cho USDC. Cirlce (USDC) có $3.3B gửi tại SVB (tổng $41B Mcap) ⇒ FUD USDC tụt giá ATL $0.87 (Hiện tại đã lên lại mức $0.993). Chi tiết xem bài: Cơn hoảng loạn về USDC xuất hiện dưới tác động của Silicon Valley Bank
- 13/3/2023
– FED tung ra $25B giải cứu các bank. Người gửi có thể rút full tiền
– USDC (Cirlce) lên lại mức $0.993 (tăng ~14% so với đáy 11/3/2023)
– Circle in thêm $407.8M USDC trong 10 phút
Danh sách các cty được SVB đầu tư:
- Coinbase (2021): 400,000 COIN
- Fireblocks (2021): Series B
- Chainalysis (6/2021): $100M (cùng Coatue)
Danh sách các cty liên đới tới SVB (source @GRDecter)
- Circle: $3.3B
- Roku: $487M
- BlockFi: $227B
- Roblox: $150M
- Ginkgo Bio:M
- IRhythm: $55M
- RocketLab: $38M
- SangamoTherapeutics: $34M
- LendingClub: $21M
- Payoneer: $20M
Điều thú vị là ngân hàng SVB cách đâu không lâu (2023-03-07) đã được tạp chí Forbes nói SVB là một ngân hàng SIÊU SAO tại Hoa Kỳ.
Thêm nữa, các giám đốc điều hành của SVB đã bán $84 triệu đô la cổ phiếu trong 2 năm qua Giám đốc điều hành Greg Becker đã bán gần 30 triệu đô la cổ phiếu, bao gồm 3,6 triệu đô la cổ phiếu vào ngày 27 tháng 2, chỉ vài ngày trước khi ngân hàng sụp đổ.
Signature Bank
Là ngân hàng thành lập năm 2001, cung cấp dịch vụ On-ramp cho nhiều đồng stablecoin, bao gồm USD Coin, Paxos Standard và TrueUSD.
- Từ 2019, một số khách hàng crypto từng sử dụng dịch vụ của Signature: FTX, Coinbase và Circle.
- Tháng 12 2022, có khoảng $18B tiền gửi là Digital asset
- Trước đây Signature Bank thuộc ngân hàng thân thiện với Crypto, nhưng thời gian gần đây, vì lý do họ không muốn dính dáng đến các cuộc điều tra liên quan tới cơ quan chính phủ nên họ chỉ cung cấp dịch vụ cho các sàn giao dịch nếu như giao dịch đó trên $100K. Chính vì điều này mà sàn Binance quyết định chuyển qua sử dụng ngân hàng khác.
- Cổ phiếu SBNY tụt 83% từ đỉnh 1/2022
- 13/3/2023: FED đóng cửa Signature Bank. Cùng ngày, FED tung ra $25B giải cứu các bank. Tiền của người gửi được bảo vệ
Danh sách các công ty crypto đang có tiền gửi lại Signature Bank:
- Paxos (BUSD, USDP): $250M
- Coinbase: $240M
- TUSD (TrusToken): ~$825M
Cần đặc biệt chú ý tới TUSD.
- Tổng Mcap đang khoảng $2,086M (tăng gấp đôi kể từ cuối tháng 2 2023)
- Trong đó có $825M được bảo chứng trong Signature Bank (40%)
- 60% còn lại nằm ở:Prime Trust: $68M
First Digital: $525M
Capital Union: $437M
Manual: $202M
Liệu còn có ngân hàng nào tương tự
Ngoài 3 ngân hàng trên, còn các banks nào tương tự:
- Metropolitan Commercial Bank: Cung cấp dịch vụ cho Paxos Standard
- Prime Trust: cung cấp dịch vụ cho nhiều đồng stablecoin, bao gồm USD Coin, TrueUSD và Gemini Dollar.
- Anchorage: Là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo mật cho các tài sản điện tử, bao gồm cả stablecoin.
Ngân hàng FIRST REPUBLIC
Ngân hàng First Republic (FRB) đã bị ảnh hưởng nặng nề trong tuần qua sau sự thất bại của hai ngân hàng khu vực lớn của Mỹ – Silicon Valley (SVB) và Signature (SB).
Đến ngày 16/3, cổ phiếu của First Republic và nhiều công ty tài chính khác đã tăng điểm sau khi có thông tin các ngân hàng lớn nhất của Mỹ đang thảo luận về việc cùng giải cứu FRB. Theo kế hoạch, 11 ngân hàng, gồm gã khổng lồ JPMorgan Chase, sẽ gửi 30 tỷ USD tại FRB.
- JPMORGAN, CITIBANK, BANK OF AMERICA, WELLS FARGO MỖI NGÂN HÀNG GỬI KHÔNG ĐƯỢC BẢO HIỂM $5 TỶ USD VÀO FRC
- GOLDMAN SACHS VÀ MORGAN STANLEY MỖI CÔNG TY GỬI 2,5 tỷ USD
- BNY-MELLON, PNC BANK, STATE STREET, U.S. BANK MỖI NGÂN HÀNG GỬI $1 tỷ USD
Sự sụp đổ của các ngân hàng trên Thế Giới
Cổ phiếu ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse giảm mạnh và phải ngừng giao dịch
Sáng nay ngày 2023-03-16, cổ phiếu của Credit Suisse đã giảm 24% và đã bị ngừng giao dịch, CP đã đạt mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua. Ly do là một trong những công ty ủng hộ lớn nhất là Saudi National Bank đã không tiếp tục châm tiền vào Credit Suisse nữa. Điều này đã khiến các nhà đầu tư cực kỳ lo lắng. Ngân hàng Credit Suisse cũng đã có nhiều drama rồi và cũng có nhiều sự lo ngại trong vòng nhiều năm qua. Ngân hàng Trung ương Thụy sĩ (Swiss National Bank) họ sẽ nhúng tay vào để hỗ trợ Credit Suisse nếu công ty gặp vấn đề thanh khoản. Chi tiết xem: 1557 – Ngân Hàng Thuỵ Sỹ Credit Suisse
Vào ngày 2023-03-17, Credit Suisse được ngân hàng trung ương Thụy Sĩ hỗ trợ cho vay $54 tỷ để tăng cường thanh khoản.
Ảnh hưởng từ sự sụp đổ ngân hàng tới thị trường Crypto
Tác động của các ngân hàng tới thị trường Crypto
Các ngân hàng Silvergate, Signature Bank đều liên quan tới thị trường Crypto, đang là nơi giúp tiền đi vào thị trường Crypto, như một cánh cổng giúp nhà đầu tư truyền thống bước vào thị trường Crypto.
Việc ngân hàng này sụp đổ thì ảnh hưởng rất lớn tới dòng tiền vào Crypto, bị đứt gẫy con đường để dòng tiền truyền thống vào Crypto. Nếu trong thời gian tới không có ngân hàng nào đứng ra làm trung gian kết nối với thị trường Crypto thì rất khó có dòng tiền mạnh đổ vào thị trường.
Để có ngân hàng thay thế sẽ cần phải có thời gian.
Người Mỹ mất dần niềm tin vào ngân hàng
Sáng ngày 2023-03-13, cổ phiếu các ngân hàng địa phương rớt tơi tả, mới sáng ra rất nhiều người đến ngân hàng để rút tiền mặc dù mọi người đều biết bảo hiểm tối đa là $250K/người. Điều này chứng tỏ người dân đã mất dần niềm tin vào các ngân hàng. Ngay phiên mở cửa sáng này, rất nhiều ngân hàng cổ phiếu giảm từ 40% đến 80% trong 1 ngày, còn giảm mạnh hơn cả Altcoin trong thị trường Crypto. Cổ phiếu giảm mạnh đến nỗi mà bị ngưng không cho giao dịch trên NYSE.
Thực tế các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu là cũng có lý do, bởi vì FED và bộ Tài chính nhấn mạnh không có gói cứu trợ nào cho các ngân hàng, các ngân hàng chỉ có thể vay ngắn hạn (1 năm). Nếu trường hợp xấu quá thì bộ tài chính có quỹ $25B để hỗ trợ. Nhưng theo thống kê thì số lượng công trái phiếu mà ngân hàng thua lỗ lên tới $620B. Có vẻ số $25B là quá nhỏ so với khoản thua lỗ của ngân hàng.
Sự sụp đổ của các ngân hàng có thể dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy việc áp dụng các hệ thống tài chính thay thế, chẳng hạn như Bitcoin. Sự sụp đổ gần đây của Silvergate và Ngân hàng Silicon Valley và sự sụt giá sau đó của các stablecoin bảo chứng bằng fiat đã làm nổi bật sự mong manh của các hệ thống tài chính truyền thống. Ngược lại, bản chất phi tập trung của Bitcoin BTC có thể cung cấp một giải pháp thay thế ổn định và linh hoạt hơn, không phụ thuộc vào các tổ chức tập trung.
Bitcoin tăng mạnh lên 26K
Sau vụ ngân hàng phá sản, Bitcoin có nhịp điều chỉnh mạnh về hơn $19K nhưng sau đó Bitcoin tăng mạnh liên tiếp, cùng với CPI tháng 03/2023 đạt kỳ vọng và BTC đã đạt đỉnh trên $26K.
Jim Cramer và tín hiệu mua Bitcoin
Và cũng thời điểm này, Jim Cramer lại khuyên mọi người bán Bitcoin.
Và theo dấu hiệu của những người có kinh nghiệm thì đây chính là tín hiệu để mua Bitcoin.
Quay lại quá khứ, vào ngày 2023-03-10, Jim Cramer nói First Republic Bank (FRC) là “very good bank” và sau đó 3 hôm thì cổ phiếu ngân hàng này giảm 65.66%
Và cách đây 1 tháng trước, Jim Cramer khuyên nhà đầu tư mua cổ phiếu của Silicon Valley Bank (SVB) vì cổ phiếu này đang rất rẻ và vẫn còn khả năng để tăng trưởng.
Vào năm 2022, Jim Cramer đã nói rằng “bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền” với Ngân hàng Signature Bank. Hôm nay, ngân hàng đã bị đóng cửa bởi các cơ quan quản lý, khiến nó trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn thứ 3 trong lịch sử Hoa Kỳ.
Sự sụp đổ của USDC và niềm tin vào stablecoin được bảo chứng bởi tiền pháp định đã suy giảm
Sau vụ USDC, một đồng stablecoin mà trước đó mọi người đều bảo an toàn nhất, đã bị mất peg nặng nề, có lúc về tới 0.87$ sau vụ sụp đổ của SVB. Điều này đã giấy lên lo ngại của người dùng về các đồng Stablecoin được bảo chứng với USD có thực sự an toàn. Có thể các công ty phát hành không vấn đề gì, nhưng liệu ngân hàng mà họ để tiền dự trữ có thực sự an toàn?
Nhiều người dùng đã chuyển tài sản USDC sang USDT, BTC, ETH…
USDC mất peg nặng nề, giảm sâu nhất về 0.87$ khiến nhiều người rất lo ngại. ThuanCapital đã thực hiện quản lý rủi ro, chấp nhận mất 10% để chuyển toàn bộ USDC sang BTC.
Cũng trong thời điểm này, có một người dùng không may mắn đã swap 2M 3CRV (~$2M) để lấy 0.05 USDT (~0.05$) trên nền tảng KyberSwap. Vấn đề có thể xuất phát từ cả hai nhưng nó làm giảm niềm tin người dùng vào hệ thống KyberSwap.
Binance chuyển đổi 1 tỷ BUSD trong Quỹ cứu trợ thị trường thành BTC, ETH và BNB
Trên trang Twitter cá nhân của mình, CEO Changpeng Zhao đã chia sẻ về bước đi mới của quỹ cứu trợ mà Binance đang triển khai.
Binance quyết định chuyển đổi quỹ dự phòng $1B từ BUSD sang BTC, ETH, BNB và một số đồng khác. CZ thà lưu trữ BTC, ETH, BNB còn hơn lưu trữ các đồng Stable Coin.
MarketDao đưa ra bản ĐỀ XUẤT gấp để thay đổi các tham số cho PSM
Sự kiện USDC depeg vào tuần trước ảnh hưởng khá lớn tới các stablecoin. DAI của MakerDAO bị ảnh hưởng khá lớn. Vì thế, MakerDAO đã có proposal để điều chỉnh nhiều tham số liên quan tới PSM (Peg Stability Module) với mục đích hạn chế sự tiếp xúc của Maker với các stablecoin tập trung như USDC.
Một số nội dung nổi bật bao gồm:
- Điều chỉnh PSM swap fee
- Tăng USDC PSM swap fee từ 0% → 1% (USDC → DAI).
- Giảm USDP PSM swap fee từ 0.2% → 0% (USDP → DAI)
- Tăng USDP PSM swap fee từ 0% → 1% (DAI → USDP)
- Điều chỉnh PSM daily mint
- Giảm USDC PSM daily mint limit từ 950M → 250M
- Giảm GUSD PSM daily mint limit từ 50M → 10M
- Tăng USDP PSM daily mint limit từ 50M → 250M
- 3/ Điều chỉnh trần nợ
- Tăng USDP PSM debt ceiling từ 450M → 1B
và nhiều điều chỉnh khác…
Nguồn: