KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư chứng khoán, Kiến thức Đầu tư

Bài 02 – Các nhà đầu tư thành công và các bước đánh giá nhanh cơ bản 1 Cổ phiếu (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Bài 02 – Các nhà đầu tư thành công và các bước đánh giá nhanh cơ bản 1 Cổ phiếu (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Bài 02 – Các nhà đầu tư thành công và các bước đánh giá nhanh cơ bản 1 Cổ phiếu (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Chia sẻ bài viết
5
(6)

Muốn thành công chúng ta phải đi theo học từ những người đã thành công. Bài này sẽ giới thiệu tương đối đầy đủ về các nhà đầu tư thành công bao gồm cả những nhà quản lý quỹ và các nhà đầu tư cá nhân. Hãy chọn cho mình một hình mẫu để đi theo và dần dần bạn cũng sẽ thành công như họ.

Các nhà đầu tư thành công và các bước đánh giá nhanh cơ bản 1 Cổ phiếu

Lý do ra quyết định mua cổ phiếu

  • Cảm tính, cảm xúc:
    • Mua công ty nghe quen tên
    • Mua công ty vì yêu thích ban lãnh đạo
  • Nghe theo ai đó:
    • Đọc báo, truyền thông,…
    • Diễn đàn
    • Nghe môi giới từ vấn
    • Bạn bè, người quen khuyên
  • Ủy thác đầu tư cho người mà mình tin tưởng
  • Học hỏi xây dựng cho mình hệ thống chuyên nghiệp => Mong muốn mọi người hướng tới
    • Tự xây dựng hệ thống
    • Tuân thủ theo hệ thống
    • Hoàn thiện dần hệ thống

Học cái gì? Học ở đâu? Học của ai?

  • Liệt kê các tấm gương ĐÃ THÀNH CÔNG
  • Tìm ra cho mình tấm gương PHÙ HỢP với hoàn cảnh, cùng xuất phát điểm tương đồng với mình

Ví dụ:

  • Bạn muốn làm giàu như Bill Gates?
    • Bill Gates xuất thân trong một gia đình vô cùng danh giá ở Seattle. Cụ cố nội ông là người sáng lập Ngân hàng Quốc gia thành phố Seattle, từng là bạn thân của chính khách huyền thoại William Jenning Bryan và John Pershing – Vị tướng lừng danh của quân đội Mỹ thơi thế chiến thứ nhất.
    • Mẹ ông – Bà Mary Gates được báo chí địa phương gọi là “nhân vật vai vế”. Bà là chủ tịch ủy ban điều hành United Way toàn quốc, quản trị viên một trường đại học, giám đốc Ngân hàng West Coast.
    • Bố Gates – ông William H. Gates được gọi là “nhân vật trụ cột của công chúng” với vai trò chủ tịch một hãng luật nổi tiếng.
    • Năm Bill Gates 13 tuổi, cái thời mà máy tính còn chưa phổ thông rộng rãi nhưng nhờ mối quan hệ của mẹ, ông đã có riêng một bộ máy để nghiên cứu, học tập.
  • Bạn muốn làm giàu như Warren Buffett?
    • Ngay từ nhỏ, Warren Buffett đã tập tành đầu tư kinh doanh. Khi mới 11 tuổi, Buffett đã bắt đầu đầu tư chứng khoán.
    • Bố của Warren, ông Howard Buffett là một thượng nghị sỹ Hoa Kỳ. Ngoài ra , ông còn được biết đến với vai trò là một nhà đầu tư xuất sắc.
    • Chính nhờ có nền tảng gia đình như vậy nên Warren Buffett mới được tiếp xúc sớm với lĩnh vực đầu tư, đồng thời đến sàn chứng khoán Hoa Kỳ từ khi còn rất nhỏ tuổi.
    • 14 tuổi đã có 5K $, cách đây hơn 70 năm

Các tấm gương thành công trên thực tế:

  • Các nhà quản lý Quỹ xuất sắc:
    • Warren Buffet
    • Paul Tudor Jones
    • Peter Lynch
    • Ray Dalio
    • James Simons
  • Các nhà đầu tư cá nhân xuất sắc:
    • Livermore
    • William J’Oneil
    • David Ryan
    • Mark MinerVini
    • Dan Zanger

Các nhà quản lý quỹ xuất sắc

Warren Buffet

Các nhà đầu tư thành công - Warren Buffett
Các nhà đầu tư thành công – Warren Buffett

Tìm hiểu về Warren Buffett

  • Warren Buffett sinh ra trong 1 gia đình khá giả, bố từng 4 lần làm nghị sỹ Đảng Cộng hòa, là chủ nhân một công ty buôn bán ngoại tệ.
  • Sinh năm 1930, 11 tuổi bắt đầu mua cổ phiếu
    • Lúc đó cậu bé này mua 3 cổ phiếu của công ty có tên Cities Service Preferred với giá 40 USD/Cổ phiếu.
    • Ngay sau đó giá cổ phiếu này hạ thê thảm, song cậu vẫn giữ lại thay vì bán tháo để cứu lấy mấy đồng đầu tư.
    • Không lâu sau đó, cậu bán cổ phiếu với giá lên tới 200 USD/Cổ phiếu.
  • Buffett có nói: “Tôi gồm 15% của Fisher và 85% của Benjamin Graham“. Đây là 2 người thấy mà ông theo học.

Các giai đoạn đầu tư của Warren Buffett

  • Giai đoạn đầu tiên:
    • Buffett đầu tư theo phong cách đầu tư giá trị cổ điển 1957-1969 (27 – 39 tuổi)
    • Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực và có gặt hái được những thành công tốt ~23.8%/năm.
    • Chiến lược này được ví như những mẫu xì gà hút dở, người ta vứt đi thì nhặt lên tận dụng nốt, nó miễn phí, có vẻ an toàn nhưng lợi nhuận không quá lớn.
    • Với chiến lược này, Buffett sẽ bỏ qua tất cả các cổ phiếu đã tăng giá nhiều, có vẻ đắt đỏ ĐỂ GIẢM THIỂU RỦI RO.
    • Lúc cổ phiếu bị bán tháo với giá rất thấp, ông nhận ra cổ phiếu nào bị bán thấp hơn giá trị thật và mua vào, rồi chờ thị trường nhận ra và nó tăng lên bằng giá trị thật.
  • Giai đoạn 2:
    • Giai đoạn hoàng kim của Warren Buffet là đầu tư tăng trưởng.
    • Giai đoạn 1 đã biến Buffett thành triệu phú nhưng giai đoạn 2 mới là giai đoạn thăng hoa của Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn thế giới.
    • Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 (40 – 60 tuổi) khi Buffet bắt đầu chuyển sang mua các cổ phiếu có vốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico.
    • Ông đã có 1 bước tiến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp dụng tư tưởng Đầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài của công ty cũng như những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chất lượng ban quản trị của công ty…
    • Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực đã được thay thế bằng chiến lược mua một công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận đượcgiữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó.
    • Warren Buffett xây dựng chiến lược đầu tư vào các thương hiệu nổi tiếng với giá trị hấp dẫn như Apple, Cocacola và một số công ty tài chính lớn khác.
  • Giai đoạn hiện tại:
    • Khi số vốn đã quá lớn thì tỷ suất lợi nhuận đã giảm đáng kể.
    • Năm 2019, Buffett đã có màn trình diễn tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ so với chỉ số S&P 500. Và 6 tháng đầu năm 2020 đã trôi qua mà không có gì đột phá. Thay vì tận dụng cơ hội khi đại dịch Covid-19 tàn phá thị trường tài chính hối tháng 3, Buffett lại ngồi im gánh chịu thiệt hại.
    • Buffett còn tăng đầu tư vào 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ vào đầu năm 2020 để rồi bán đi toàn bộ khi đại dịch lên đến đỉnh điểm vào tháng 4 và thua lỗ nặng. Sau khi bán xong, cổ phiếu hàng không lại lên.
    • Thậm chí 1 số nhà quan sát đã theo dõi Buffett lâu năm cho rằng nên phải suy nghĩ lại về mô hình kinh doanh và đầu tư của “Huyền thoại xứ Omaha”.

Cuộc sống của Warren Buffett

  • Với tư tưởng đó nên ông có 1 cuộc sống “giản dị”, tuy có thể mua bất cứ thứ gì nhưng ông lại thích ăn bánh Hambuger, uống Coca, đi xe cũ kỹ vài chục năm…
  • Chỉ mua đồ giảm giá, kể cả nhẫn cưới của người vợ thứ 2 cũng là mua ở của hàng giảm giá (Lúc này ông đã 76 tuổi)
  • Suốt cả ngày chỉ ngồi trong phòng, đọc sách và nghiên cứu.

Triết lý nổi tiếng của Warren Buffett

  • Tham lam khi mọi người sợ hãi, sợ hãi khi mọi người tham lam.
  • Giá là số tiền phải trả, giá trị là những gì bạn nhận được.
  • “Bất kể chúng ta đang bàn về món đồ gì, tôi thích mua sản phẩm chất lượng khi đang được bán giảm giá”.
  • Theo Buffettt, các nhà đầu tư chỉ nên mua cổ phiếu nếu họ hài lòng với việc nắm giữ nó trong thời gian 5 năm.
    • Ông nắm giữ CP của Cocacola trong hơn 3 thập kỷ và đồng thời là người tiêu dùng trung thành của sản phẩm này.
  • Buffett đưa ra lời khuyên là hãy “Đầu tư với tầm nhìn nhiều thập kỷ“.
  • Thành thật mà nói thì tôi không quan tâm tới những gì các nhà kinh tế nói“.
  • “Nếu nhìn vào các nhà kinh tế trong lịch sử, họ chẳng kiếm được tiền từ nhờ mua bán cổ phiếu”.
  • Khi bạn mua 1 cổ phiếu, bạn không chỉ mua 1 tờ giấy hoặc biểu tượng đánh dấu. Mua cổ phiếu của công ty là mua cổ phần sở hữu trong doanh nghiệp đó.
  • Nếu một công ty làm ăn tốt thì giá cổ phiếu cũng sẽ tăng theo” => Đây là nền tảng triết lý phân tích cơ bản.
Các nhà đầu tư thành công - Warren Buffett
Các nhà đầu tư thành công – Warren Buffett

Paul Tudor Jones

Các nhà đầu tư thành công - Paul Tudor Jones
Các nhà đầu tư thành công – Paul Tudor Jones

Tìm hiểu về Paul Tudor Jones

  • Paul Tudor Jones (Sinh năm 1954) là một trong những nhà giao dịch vĩ đại. Ông bắt đầu giao dịch trên các thị trường vào những năm 70 với cái tên của nhà giao dịch bông là Eli Tulis. Từ đó ông gây dựng cho mình cơ nghiệp trị giá 4.7 tỷ đô la từ hoạt động giao dịch.
  • Phi vụ đầu cơ nổi tiếng gắn liền với huyền thoại Paul Tudor Jones là cú sụp đổ vào tháng 10/1987, khi ông kiếm được 100 triệu đô la từ việc tiên đoán chính xác cú sụp đổ kinh hoàng này (DJIA giảm 22% chỉ trong 1 ngày). Tháng 10/1987, tỷ suất sinh lợi của ông đạt 62% trong khi nhiều nhà giao dịch rơi vào phá sản.
  • Paul Tudor Jones trở thành tượng đài và được nhiều nhà giao dịch xem là thần tượng. Phong cách giao dịch của ông đã gây ảnh hưởng tới nhiều nhà giao dịch khác. Phù thủy chứng khoán Mark Minervini nói: “Tôi thần tượng Paul TudorJones rất nhiều. Quy tắc giao dịch của tôi được đúc rút và mô phỏng lại những quy tắc giao dịch của ông“.
Các nhà đầu tư thành công - Paul Tudor Jones
Các nhà đầu tư thành công – Paul Tudor Jones

Quan điểm giao dịch của Paul Tudor Jones

  • Vấn đề của nhiều nhà giao dịch khi thị trường giao dịch quá nhiều hợp đồng, quá nhiều vị thế so với số tiền đang có trong tài khoản. Giao dịch vượt quá khả năng chịu đựng của tài khoản sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối.
  • Quan điểm của tôi cho rằng, đây là nguyên nhân chính khiến các nhà giao dịch thường “nhanh chốt lãi, chậm cắt lỗ” vì giao dịch vượt quá khả năng chịu đựng rủi ro của bản thân.
  • Nếu các vị thế chống lại tôi, tôi thoát ngay lập tức; nếu các vị thế đang ủng hộ tôi, tôi giữ chúng” => Chính là: “Cắt lỗ nhanh và để lãi tiếp tục chạy”
  • Đừng bao giờ bình quân giá xuống“. Quy tắc này đặc biệt quan trọng . Paul Tudor Jones đã treo câu nói “Loser Average loser” (Chỉ có kẻ thua cuộc mới bình quân giá xuống) ngay trên bàn làm việc của mình để nhắc nhở chính ông.
  • Phù thủy chứng khoán Mark Minervini nói rằng, một khi nhà giao dịch vĩ đại phải treo câu châm ngôn này lên bàn làm việc, chứng tỏ bình quân giá xuống có sức cám dỗ rất lớn và nhắc bạn phải luôn né tránh.
  • Đừng bao giờ giao dịch ở những tình huống bạn không kiểm soát được. Có những tính huống mà bạn không thể nào kiểm soát được. Ví dụ, Mark Minervini giải thích ông không bao giờ giao dịch hoặc hạn chế giữ trạng thái lệnh khi chuẩn bị đón các tin tức kinh tế hoặc thời điểm công bố báo cáo tài chính. Đây là những tình huống không khác gì đánh bạc, vì bạn không thể biết được thị trường sẽ phản ứng thế nào trước các tin tức. Nói nôm na, vào các thời điểm công bố các tin tức kinh tế, tài chính hoặc các sự kiện mà bạn khó kiểm soát, tốt nhất nên nghỉ và đi chơi.
  • Tôi nghĩ rằng mình là kẻ chủ nghĩa cơ hội nhất thị trường. Chủ nghĩa cơ hội có nghĩa là bạn kiếm tiền vào những lúc ngon ăn nhất. Đó chính là quan điểm Low Risk – High Return (Nghĩa là chấp nhận rủi ro nhỏ để kiếm được tỉ suất sinh lời cao).
  • Paul Tudor Jones thích kiếm những giao dịch có tỉ lệ lãi/lỗ lên đến 5:1. Đây là tư duy được phù thủy chứng khoán Mark Minervini tích cực ủng hộ. Ông nói, đây là quan điểm khác biệt với suy nghĩ của đám đông và điều mà các chuyên gia tài chính phố Wall rao giảng “Để có được tỉ suất lợi nhuận cao, bạn phải chấp nhận rủi ro cao”. KHÔNG, TUYỆT ĐỐI KHÔNG! Các phù thủy tài chính làm ngược lại. Họ chỉ chấp nhận mức rủi ro thấp và mức sinh lời cao. Họ chơi theo bài toán xác suất có lợi.
  • Tôi không bao giờ mua các cổ phiếu nằm dưới đường trung bình động 200 ngày. Đây là quy tắc giao dịch nổi tiếng của Paul Tudor Jones và được nhiều nhà giao dịch sử dụng. Khi giá đóng cửa dưới MA 200 ngày, đó cũng là 1 tiêu chí mà ông thoát khỏi vị thế.
  • Công việc của bạn là mua cái gì đang tăng và bán những cái gì đang giảm. Do đó đừng bao giờ quan tâm tới chỉ số P/E. Đối với những nhà giao dịch theo trường phái đà tăng trưởng (momentum) hoặc giao dịch theo xu hướng (Trend Following), họ không quan tâm tới P/E. Đây không chỉ là quan điểm của Paul Tudor Jones mà còn của nhiều phù thủy khác như Mark Minervini, Ed Seykota… Phù thủy Mark Minervini cho rằng, thậm chí P/E cao mới là tốt vì đó là dấu hiệu của 1 công ty tăng trưởng. Quy tắc này rất khác với tư duy của phố Wall, nơi nhiều người thích mua các cổ phiếu có P/E thấp.

Peter Lynch

Các nhà đầu tư thành công - Peter Lynch
Các nhà đầu tư thành công – Peter Lynch

Tìm hiểu về Peter Lynch

  • Sinh năm 1944
  • Bắt đầu quản lý quỹ Fidelity Magellan từ năm 1978 với tài sản khiêm tốn vỏn vẹn 20 triệu đô la nhưng đến năm 1990 khi Peter Lynch về hưu, nghĩa là chỉ 12 năm sau, tài sản của quỹ đã lên đến 14 tỷ đô, tỷ suất lợi nhuận hàng năm lên đến 29% (Của Buffett chỉ trên 20%).
  • Đặc biệt trong suốt 12 năm điều hành Magellan, ông chưa từng có 1 năm thua lỗ. Quả là kỳ diệu!
  • Ông có câu nói: “Tất cả các kiến thức bạn cần cho thị trường chứng khoán là môn toán lớp 4“.
Các nhà đầu tư thành công - Peter Lynch
Các nhà đầu tư thành công – Peter Lynch

Quan điểm giao dịch của Peter Lynch

  • Lynch từng đưa lời khuyên cho các nhà đầu tư khác rằng, khi mua cổ phiếu thì cần tìm hiểu kỹ công ty mình đầu tư, cần thường xuyên gọi điện lấy thông tin và đích thân đi đến từng công ty để tìm hiểu, điều tra. Đầu tư mà không tìm hiểu sẽ là liều lĩnh.
  • Cũng chính vì vậy mà cuộc đời ông gắn chặt vào những chuyến viếng thăm doanh nghiệp và các bản báo cáo tài chính.
  • Bạn phải hiểu những gì mình sở hữu và tại sao bạn lại sở hữu chúng.
  • Đừng bao giờ đầu tư vào công ty mà bạn không hiểu rõ về tính hình tài chính của nó. Thua lỗ lớn nhất trong đầu tư tài chính thường đến từ các công ty có bảng cân đối kế toán không tốt.
  • Trong ngắn hạn thì mối tương quan giữa giá cổ phiếu và tính hình kinh doanh của công ty nhiều khi không chính xác, nhưng về lâu dài thì giá cổ phiếu sẽ biến động theo tình hình kinh doanh của công ty, đây là chìa khóa để kiếm tiền.
  • Đối với các công ty nhỏ, tốt nhất bạn nên chờ đợi sự bứt phá của nó về lợi nhuận trước khi quyết định đầu tư.
  • Không ai có thể dự đoán lãi suất, điều kiện kinh tế và thị trường chứng khoán, hãy bỏ qua các dự đoán và tập trung vào tình hình các công ty mà bạn đầu tư.
  • Nguyên tắc đầu tư:
    • Nguyên tắc thứ 1: Chỉ mua những cổ phiếu mà bạn hiểu rõ.
    • Nguyên tắc thứ 2: Luôn luôn “Làm bài tập ở nhà”.
      • Thực sự thì chính những nghiên cứu kỹ lưỡng và khắt khe mới là viên đá quan trọng đưa đến thành công của Lynch.
      • Khi một ý tưởng đầu tư chợt lóe lên, ngay lập tức sau đó, Lynch phải tiến hành xác định các giá trị cơ bản mà ông kỳ vọng sẽ gặp ở một cổ phiếu tốt.
    • Nguyên tắc thứ 3: Chiến lược đầu tư cho dài hạn.
      • Nếu tìm thấy 1 công ty đủ mạnh thì chắc chắn thu nhập của nó sẽ không ngừng tăng và dĩ nhiên cổ phiếu của nó sẽ ngày càng giá trị.
      • Chỉ bằng việc giữ vững ý nghĩ tưởng chừng đơn giản ấy, Lynch đã đưa ra cho mình nhắm vào một công việc quan trọng: Đó là tìm kiếm những công ty tốt.
  • Chơi chứng khoán như đánh bài Poker:
    • Thẳng thắn mà nói thì không có cách nào để tách biệt rạch ròi giữa đầu tư và đánh bạc“. Peter Lynch từng nói.
    • Theo ông, đầu tư đơn giản chỉ là một trò các độ trong đó bạn cố gắng chiến thắng những khó khăn của chính mình. Và thực tế thị trường chứng khoán khiến ông liên tưởng nhiều nhất đến trò chơi Poker.
  • Phương pháp đánh bạc của Peter Lynch:
    • Nếu 7 trong 10 cổ phiếu của tôi đạt được những gì như kỳ vọng ban đầu thì điều đó khiến tôi cực kỳ hạnh phúc. Còn nếu 6 trên 10 cổ phiếu được như mong đợi thì cũng đủ để biết ơn. Vì 6 trên 10 là tất cả những gì cần thiết để lập nên một kỷ lục về đầu tư đáng ghen tỵ ở phố Wall”, Peter Lynch nói.
    • Phương pháp đầu tư của Peter Lynch là nhắm vào các cổ phiếu tăng trưởng. Peter Lynch thường chọn những công ty với quy mô vừa phải, không dẫn đầu thì trường trong ngành nhưng phải có tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
Các nhà đầu tư thành công - Peter Lynch
Các nhà đầu tư thành công – Peter Lynch

Các tư duy sai lầmPeter Lynch đưa ra

  • Giá đã giảm tới mức này rồi thì không thể xuống thêm được nữa
    • Khi mới quản lý quỹ Fidelity Investments, ông quyết định mua 5 triệu cổ phiếu của Kaiser Industries – Một tập đoàn đa ngành với nhiều sản phẩm bao gồm bất động sản, nhôm, đóng tàu, truyền hình,… với giá 11$/cp. Trước đó không lâu, cp này còn được giao dịch với giá 25$/cp
    • Lynch tin chắc rằng Kaiser không thể giảm xuống dưới 10$/cp. Khi giá xuống còn 8$/cp, Lynch thậm chí còn gọi mẹ mình , khuyến nghị bà nên xúc mạnh cổ phiếu Kaiser vì ông cho rằng đâu là cơ hội ngàn vàng không nên bỏ lỡ. May mà mẹ của Peter Lynch không nghe theo vì sau đó giá tiếp tục giảm chỉ còn 4$/cp vào năm 1973.
    • Nghe giống như HAG.
  • Bắt đáy cổ phiếu thật dễ
  • Giá nên cao thế này rồi thì làm sao tăng tiếp được nữa
    • Có lúc cổ phiếu của Philips Morriss chỉ có 75 cent/cp và khi giá tăng lên, nhiều nhà đầu tư đã vội chốt lời với suy nghĩ “Làm sao giá có thể tăng tiếp được nữa?” Thực tế là sau 30 năm, cổ phiếu này đã tăng tới 166 lần về giá trị lên mức 124.5$
  • Giá chỉ có 3 USD/cp, mình có gì để mất đâu?
    • Để giảm thiểu thua lỗ, một số nhà đầu tư tìm mua những cổ phiếu có giá thấp, Peter Lynch không đồng ý với quan điểm này.
  • Kiểu gì công ty cũng trở lại thời vàng son, kiểu gì giá cũng hồi
    • Ví dụ như HAG, CTD.
    • Vô vàn công ty lâm vào cảnh phá sản, giải thể chưa kể những công ty còn đang hoạt động nhưng không thể lấy lại ánh hào quang đã mất xưa kia, hay những công ty bị thâu tóm với giá rẻ mạt dưới rất sâu giá trị thực.
  • “Sao lâu vậy rồi mà không có tiến triển gì?”
    • Lynch đúc rút ra chân lý: “Khi các yếu tố cơ bản khả quan, người nào kiên nhẫn hơn sẽ được hái quả ngọt“.
    • Lynch mua cp của hãng dược phẩm Merck – một cp với căn bản tốt và do vậy ông sẵn sàng chờ đợi. Thông thường những cp này sẽ chạy sau khoảng 3 đến 4 năm bất động nhưng với Merck thì thời gian này thậm chí còn lâu hơn. Tuy vậy sự kiên nhẫn của Lynch đã giúp ông đạt được lợi suất sinh lời hơn 29%/năm trong thời gian điều hành quỹ.

Ray Dalio

Các nhà đầu tư thành công - Ray Dalio
Các nhà đầu tư thành công – Ray Dalio

Tìm hiểu về Ray Dalio

  • Sinh năm 1949 tại quận Queenz thành phố New York, Ray Dalio là con một. Cha anh là một nhạc sĩ nhạc Jazz, Dalio thừa hưởng tình yêu âm nhạc mãnh liệt từ cha tới tận bây giờ.
  • Ray Dalio là nhà tỷ phú sáng lập ra Bridgewater Associates, quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới với tài sản quản lý gần 160 tỷ USD.
  • Hiện tại, Dalio sở hữu khối tài sản trị giá 18 tỷ USD và xếp hạng 46 trên bảng danh sách những người giàu nhất thế giới của Forbes.
  • Tính đến đầu năm 2019, Ray Dalio cũng là nhà quản lý quỹ được trả lương cao thứ 2 thế giới chỉ sau mỗi Jame Simons danh tiếng (Nhà quản lý quỹ phòng hộ Renaissance Technologies)
  • Hai năm sau khi tốt nghiệp trường Kinh doanh Harvard và nhận bằng MBA, Dalio thành lập quỹ Bridgewater trong chính căn phòng 2 giường ngủ của mình tại chung cư ở thành phố New York.
  • Bảy năm sau khi quỹ Bridgewater đi vào hoạt động, Dalio chính thức trắng tay và rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
  • Khi ây ông tự tin rằng khủng khoảng nợ sẽ xảy ra, khi các ngân hàng Mỹ cho các quốc gia mới nổi vay rất nhiều tiền, nhiều hơn so với khả năng có thể hoàn trả. Đúng như ông dự đoán, Mexico mở màn vỡ nợ nhưng ông đã sai về những gì xảy ra sau đó. Cục dự trữ liên bang Mỹ ra quyết định cắt giảm lãi suất gốc đã làm đổ bể mọi dự định của Dalio, bởi đó là thời điểm thị trường chứng khoán chạm đáy.
  • Kết quả là ông mất rất nhiều tiền, thậm chí không đủ tiền bồi thường cho khách hàng và trả công cho nhân viên. Ông từng chia sẻ: “Vì đưa ra quyết định sai, tôi mất hết tiền của mình, của khách hàng. Tôi phải để mọi người trong công ty ra đi”. Túng quẫn hơn, ông phải mượn 4000$ từ bố mình chỉ để trang trải các chi phí sinh hoạt cho gia đình.
  • Tôi hoàn toàn khốn khổ và tuyệt vọng. Nhưng thất bại cũng dạy cho tôi – Một kẻ liều lĩnh vào táo bạo phải biết khiêm nhường. Nó giúp tôi biết lắng nghe những quan điểm khác mình để nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
  • Như vậy, thất bại đau đớn đã không quật ngã được Ray Dalio mà ngược lại nó giúp ông mạnh mẽ và thành công như hôm nay.
  • Trên trang cá nhân của mình, Ray Dalio viết: “Những thử thách trong cuộc sống chính là bài kiểm tra hoàn hảo nhất cho sức mạnh con người. Nếu bạn chưa từng thất bại, bạn cũng sẽ chưa từng đẩy bản thân mình đến giới hạn. Và nếu không thúc đẩy giới hạn của mình, bạn sẽ không đạt được mức năng lượng tối đa“.
Các nhà đầu tư thành công - Ray Dalio
Các nhà đầu tư thành công – Ray Dalio

Quan điểm giao dịch Ray Dalio

  • Ray Dalio cùng các cộng sự tại BridgewaterAssociates sở hữu mô hình sàng lọc từ dưới lên mọi dữ liệu từ nền kinh tế Mỹ để chọn ra các cơ hội đầu tư tốt nhất. Đó là lý do tại sao Quỹ của Ray Dalio luôn đạt tỷ suất sinh lời cao.
  • Đầu tư vào cái bạn biết và bạn hiểu rõ
    • Giống Peter Lynch từng nói “Nhà đầu tư mua cổ phiếu mà không hiểu rõ về doanh nghiệp không khác gì việc đọc sách mà không hiểu gì“.
    • Ray Dalio cũng khuyến cáo mọi nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ doanh nghiệp, triển vọng của DN cũng như khả năng tăng trưởng của DN trong tương lai. Chính việc đánh giá đúng DN để nhận diện được các cơ hội xuất hiện trên thị trường là 1 trong những bí kíp mang lại thành công cho Ray Dalio
  • Hãy chú ý đến biến động lãi suất:
    • Nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức thường xuyên quan tâm nhiều đến tham số lãi suất trong mô hình phân tích kinh tế vĩ mô.
    • Quá trình biến động lãi suất cũng là cơ sở để chúng ta có thể dự báo được hướng đi của dòng tiền.
    • Lãi suất có xu hướng gia tăng, dòng tiền có thể rút ra từ thị trường cổ phiếu và chạy sang thị trường trái phiếu và ngược lại.
  • Chú ý đến FED:
    • Trong cuộc phỏng vấn với Forbes, khi được hỏi rằng điều gì khiến giá cổ phiếu chuyển động, ông đã nếu lên quan điểm của ông về định giá cổ phiếu: Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách và nghiên cứu về cổ phiếu…
    • Tuy nhiên tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người, cho đến tận ngày nay, nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng hay giảm. Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẩn. Mọi người nghĩ rằng đó là yếu tố cơ bản, định giá, lợi nhuận, nhưng điều này hết sức sai lầm.
    • Tôi cho rằng lợi nhuận không làm giá cổ phiếu thay đổi, mà đó chính là FED. Hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động.
  • Ray Dalio là nhà sáng lập tỷ phú của Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới. Chính Bridgewater đã phát minh ra chiến lược cân bằng rủi ro nổi tiếng thế giới về quản lý danh mục:
    • Chiến lược này có gắng giảm thiểu rủi ro bằng cách cân bằng danh mục đầu tư giữa cổ phiếu, trái phiếu kho bạc dài hạn, trái phiếu kho bạc trung hạn, vàng và các loại hàng hóa khác. Dalio cũng giúp phát triển một bí kíp phân bố nguồn lực cho nhà đầu tư gọi là All Weather (Mọi loại thời tiết).
    • Công thức của ông là: 30% cổ phiếu, 40% trái phiếu kho bạc dài hạn, 15% trái phiếu kho bạc trung hạn, 7.5% vàng và 7.5% các hàng hóa khác.
  • Chia sẻ trong cuốn sách “Principles” (Nguyên tắc) của mình, Dalio đã học được phương pháp thiền sau khi những nghiên cứu về thiền siêu việt của Beatles nổi tiếng của Ấn Độ vào năm 1968.
    • Nó giúp mọi thứ trôi chậm hơn để tôi có thể hành động bình tĩnh ngay cả khi đối mặt với một mới hỗn loạn“, Ray Dalio cho biết thêm.
    • Thiền siêu việt là một kỹ thuật đơn giản. Bạn nhắm mắt và nhẩm trong đầu 1 câu thần chú để giảm căng thẳng và lo lắng. Việc này nên được thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần 20 phút. (Giống luật hấp dẫn).

James Simons

Các nhà đầu tư thành công - James Simons
Các nhà đầu tư thành công – James Simons

Tìm hiểu về James Simons

  • Một nhà nghiên cứu học thuật được kính nể
  • James Harris Simons sinh năm 1938 trong một gia đình Do Thái.
  • Năm 1964, ông làm việc tại viện Phân tích Quốc Phòng, giúp giải mã và truy lùng các mối đe dọa quân sự tiềm năng cho Cục An Ninh Quốc Gia.
  • Được mệnh danh là “Vua định lượng”, James Simons từng làm việc tại Bộ quốc phòng Mỹ nhưng sau đó bị sa thải khi chỉ trích cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam trên báo chí.
  • Năm 1968, ông chuyển tới SUNY Stonybrook làm trưởng khoa toán. Năm 1976, ông thắng Oswald Veblen Prize, giải thưởng danh giá nhất về lĩnh vực hình học của Hiệp hội toán học Mỹ.
  • Năm 1978, nhà toán học 40 tuổi James Simons đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời: Từ bỏ giảng đường đại học để chuyển sang lĩnh vực đầu tư tài chính.
  • Dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của một nhà toán học, giáo sư kiêm chuyên gia mã hóa, Simons đã đánh giá thị trường theo cách hoàn toàn khác so với các quỹ quản lý trước đây.
  • Năm 1982, ông thành lập quỹ Định lượng Renaissance Technologies tại Long Island. Chiến lược cốt lõi mà nhà sáng lập James Simons đặt ra cho Quỹ Medallion là loại bỏ mọi cảm xúc chủ quan mà chỉ tập trung vào dữ liệu thuần túy.
  • Năm 2006, ông được tạp chí Time bình chọn là “Tỷ phú thông minh nhất thế giới”. Simons đã nghỉ hưu vào năm 2009 để làm từ thiện.
  • Nếu quỹ đầu tư Berkshire Hathway của Warren Buffett nổi tiếng với khả năng tạo mức sinh lời ổn định khoảng 20%/năm thì đối với quỹ Renaissance Technologies’ Medallion, mức lợi nhuận ấy cũng chỉ xếp ở dưới chiếu.
  • Những thành công trong đầu tư và lợi nhuận vượt trội của quỹ Medallion đã đưa nhà sáng lập James Simons trở thành một trong những cái tên huyền thoại trong giới đầu tư, thậm chí còn vượt cả Ray Dalio, Warren Buffett hay George Soros.

Quan điểm giao dịch của James Simons

  • Khi nói đến đầu tư cổ phiếu chúng ta thường bị lôi cuốn bởi những câu chuyện hấp dẫn xung quanh đó và nghĩ rằng sẽ rất dễ để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư thông qua các mô hình và phương pháp phân tích số liệu toán học, bạn sẽ đưa ra phân tích số liệu dựa trên các con số chứ không phải cảm xúc cá nhân.
  • Tác giả Zukerman cho rằng các phương pháp đầu tư truyền thống như dựa trên trực giác, phân tích bảng cân đối kế toán hay thuê các công ty tài chính không phải là mô hình mà Simons và Tập đoàn Renaissance theo đuổi. Họ tập trung vào hệ thống máy tính và việc xử lý thông tin.
  • Simons thường tránh thuê những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – rất ít nhân viên RenTec là “cựu chiến binh” ở Phố Wall – thay vào đó ông chuộng tuyển các nhà toán học, vật lý học, chuyên gia xử lý tín hiệu và thống kê. Điều đặc biệt của quỹ này là hầu như toàn bộ khoảng 300 nhân viên đều là những nhà toán học hay khoa học, trong đó có đến 90 người có bằng tiến sỹ.
  • Theo số liệu của Bloomberg, quỹ Renaissance đã kiếm được 55 tỷ USD lợi nhuận trong vòng 28 năm qua, tức là cao hơn 10 tỷ USD lợi nhuận so với các quỹ đầu tư của các tỷ phú nổi tiếng như George Soros hay Ray Dalio.
  • Nhiều đối thủ đã cố gắng phân tích thành công của công ty và cho rằng nền tảng công nghệ phân tích kỹ thuật của quỹ đóng vai trò chủ chốt. Thêm vào đó, các nhân viên là những nhà toán học của Renaissance có thể thu thập được số liệu tốt hơn cũng như nhận diện các tín hiệu trên thị trường và thiết lập mô hình dự đoán đa dạng hơn so với các quỹ khác.

Nhà đầu tư các nhân xuất sắc

Livermore

Các nhà đầu tư thành công - Livermore
Các nhà đầu tư thành công – Livermore

Tìm hiểu về Livermore

  • Jesse Livermore sinh năm 1877, xuất thân trong một gia đình nghèo.
  • Làm việc trong 1 công ty chứng khoán, nhiệm vụ là ghi giá cổ phiếu trên 1 cái bảng đen, ông nhận thấy giá cổ phiếu tuân theo một mô hình nhất định.
  • Ông tin tưởng rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm dựa trên sơ đồ giao dịch gần đây.
  • Khi 20 tuổi, ông kiếm được nhiều tiền đến mức ông bị cấm không được tham gia giao dịch cổ phiếu ở những công ty hoạt động chui
  • Nhưng cũng phải trải qua nhiều lần thua lỗ, ông đúc kết được rằng con người phải qua những lần thua lỗ thực sự thì mới tìm ra con đường kinh doanh phù hợp với mình.
  • Ông đã kiếm được rất nhiều tiền nhưng gặp rắc rối trong cuộc sống gia đình, ông cực kỳ tuyệt vọng. Bên cạnh đó thì việc kinh doanh cp gặp khó khăn, 1934 ông tuyên bố phá sản. Những khúc mắc cá nhân đã khiến ông rơi vào tình trạng này.
  • Cuối năm 1939, Livermore viết một cuốn sách riêng về chiến lược giao dịch cổ phiếu, cuốn sách bán không chạy do thời điểm đó công chúng ít quan tâm tới chứng khoán vì những ảnh hưởng để lại từ cuộc đại khủng hoảng.
  • Ngày 28/11/1940, ông đã tự tử mang theo nỗi thất vọng ghê ghớm trong lòng.

Quan điểm giao dịch của Livermore

  • Ông định nghĩa người đầu cơ phải là người có tính kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường đưa ra những tín hiệu cho phép đầu cơ.
  • Ông mắc phải sai lầm là vội vã bán cổ phiếu quá sớm để kiếm lợi khi thị trường đang có hiện tượng giá đầu cơ lên, tại thời điểm này ông cũng phát hiện tầm quan trong của thị trường chung. Ông cũng phải học cách hiểu thị trường chung đang diễn ra như thế nào và thị trường đang ở giai đoạn nào thay vì cố gắng đoán xem thị trường sẽ như thế nào trong thời gian tới.
  • Chiến lược mua số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá một cổ phiếu tăng là một chiến thuật vô cùng quan trọng.
  • Ông là một trong những người đầu tiên mua cổ phiếu khi giá các cp này đang tăng sau khi vượt qua được thời kỳ duy trị ở mức độ nhất định. Chiến lược này hoàn toàn đối lập với chiến lược của người khác, những người cho rằng mua cổ phiếu càng rẻ càng tốt.
  • Phố Wall không bao giờ thay đổi, bởi vì bản tính của con người không bao giờ thay đổi.
  • Giữ im lặng và giữ bí mật về những khoản thua lỗ và những thành tích của mình là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng.
  • Ông thường mua cổ phiếu khi giá của chúng đang ở mức cao mà không quan tâm tới yếu tố khác.
Các nhà đầu tư thành công - Livermore
Các nhà đầu tư thành công – Livermore

Triết lý của Livermore:

  • Tránh giao dịch với những cổ phiếu rẻ tiền
  • Bạn chỉ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ những cổ phiếu lớn và bạn rất khó kiếm được nhiều tiền với những cổ phiếu rẻ tiền.

William J’ Oneil

Các nhà đầu tư thành công - William J' Oneil
Các nhà đầu tư thành công – William J’ Oneil

Tìm hiểu về William J’Oneil

  • Sinh năm 1933 tại Oklahoma City
  • Sau khi rời quân ngũ năm 1958, ông khởi nghiệp với vị trí một nhân viên môi giới chứng khoán cho công ty Hayden, Stone & Company và phát triển một chiến lược đầu tư CANSLIM, chiến lược đã giúp ông trở thành nhân viên môi giới xuất sắc nhất của công ty này.
  • Những thành công trong công việc môi giới cũng như đầu tư tài chính đã đưa ông đến 1 quyết định thành lập một công ty môi giới, William O’Neil & Co., Inc năm 1963. Ở độ tuổi 20, O’neil trở thành người trẻ nhất từng mua một chỗ trong sàn giao dịch chứng khoán NewYork (NYSE).
  • Năm 1983, O’Neil lập ra tờ nhật báo tài chính quốc gia với tên gọi là Investor’s Daily, sau này trở thành tờ Investor’s Business Daily vào năm 1991. Hiện nay ông vẫn là chủ tịch và chủ bút của tờ báo này.
Các nhà đầu tư thành công - William J' Oneil
Các nhà đầu tư thành công – William J’ Oneil

Quan điểm giao dịch của William J’Oneil

  • Tất cả cổ phiếu đều xấu, chúng chỉ tốt khi tăng giá.
  • Mua cổ phiếu khi nó đang lên giá. Đừng bao giờ đợi cổ phiếu xuống giá và có vẻ như rẻ mới mua. Mua khi giá đang lên và bán khi đạt mức 20-50% giá đã mua.
  • Nhớ quyết đoán và bán cổ phiếu khi đang bị lỗ ít. Đừng bao giờ chần chừ vì mức thua lỗ này sẽ ngày càng lớn hơn. Hãy quyết đoán, cắt lỗ càng sớm càng tốt. Đừng bao giờ để mức thua lỗ lên đến 8%.
  • Đừng quan tâm đến những chỉ số của các nhà phân tích cơ bản đầu tư theo giá trị. Đừng quan tâm đến tỷ số P/E, cổ tức, giá trị sổ sách.
  • Xác định tỉ lệ lợi nhuận và thua lỗ cố định. Ví dụ như bạn chọn tỷ lệ lợi nhuận – thua lỗ là 3:1. Nghĩa là nếu bạn thua lỗ một cổ phiếu là 3%-5%, thì hãy đạt lợi nhuận từ cổ phiếu khác ở mức gấp 3 lần tức là 9%-15%
  • Hãy sử dụng đồ thị:
    • Không phải nhà phân tích kỹ thuật nào cũng thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là công cụ phân tích kỹ thuật là không hiệu quả. Đồ thị biểu thị giá và lượng giao dịch là một công cụ tuyệt vời trong kinh doanh cổ phiếu.
    • Bạn hãy học kỹ năng đọc đồ thị và từ đó tập xác định phán đoán xu hướng giá của cổ phiếu. Khi đã thành thạo kỹ năng này, chắc chắn kết quả kinh doanh của bạn sẽ khả quan hơn rất nhiều.
  • Toàn bộ bí mật của chuyện thắng thua trên thị trường chứng khoán chỉ đơn giản nằm ở chỗ anh thua lỗ ít nhất có thể khi anh không đúng“.
  • Những cổ phiếu giá có vẻ cao và rủi ro với phần đông mọi người thường lại tăng cao hơn, còn cổ phiếu giá có vẻ thấp thường lại hạ thấp hơn
  • Phương pháp CANSLIM bằng:
    • 60% cơ bản + 40% kỹ thuật
    • Chọn lọc kỹ cơ bản tăng trưởng
    • Sử dụng biểu đồ để mua bán
    • Một trong những phương pháp toàn diện, đầy đủ nhất trong tất cả các phương pháp đầu tư Chứng khoán.

7 yếu tố CANSLIM

  • C – Current Quarterly Earnings – Lợi nhuận trong quý hiện tại:
    • Hãy so sánh lợi nhuận của công ty trong quý năm nay so với cùng quý đó năm trước. Chú ý đến những cổ phiếu có mức tăng trưởng trên 25%/năm trở lên. Những công ty tuyệt vời đôi khi có mức tăng trưởng lợi nhuận quý lên đến 50%-70%.
    • Ngoài % chúng ta phải chú ý tới con số tuyệt đối. Công ty với mức lợi nhuận 100 triệu đô la tăng 20% sẽ có ý nghĩa hơn công ty có lợi nhuận 10 triệu đô tăng trưởng 30%.
    • Một điều quan trọng nữa là xem xét sự tăng trưởng này có bền vững không?
  • A – Annual Earnings – Lợi nhuận năm hiện tại
    • Chúng ta chỉ nên đầu từ vào công ty có lợi nhuận năm tăng trưởng từng năm trong 3 năm qua.
    • Mức tăng trưởng tối thiểu là 25%. Kiểm tra tính xác thực của tăng trưởng bằng việc xem xét ROE – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
    • ROE phải đạt ít nhất 17%
  • N – New factors – Yếu tố mới
    • Khi công ty có yếu tố mới, chẳng hạn như sản phẩm mới, thị trường mới, ban điều hành mới (Có yếu tố, có câu chuyện để kỳ vọng).
  • S – Supply and Demand – Cung và cầu
    • Khi giá dao động lên xuống mà khối lượng giao dịch nhỏ thì cũng không nói được điều gì.
    • Khi giá lên xuống kèm theo khối lượng giao dịch ngày càng tăng thì đó mới thực sự là dấu hiệu quan trọng.
  • L – Leader and Lagger – Cổ phiếu “xịn” và cổ phiếu “hạng hai”
    • Chỉ mua cổ phiếu hàng đầu. Tập trung vào những ngành làm ăn tốt nhất và chỉ tập trung vào những cổ phiếu dẫn đầu trong ngành đó.
    • Lý do thứ 2 khi chúng ta muốn bán thì đã có sẵn một thị trường lớn sẵn sàng. Chúng ta có thể bán với giá lỗ nhưng ngược lại chúng ta không bị rủi ro thanh khoản đối với những cổ phiếu này.
  • M – Market Direction – Xu hướng thị trường
    • Thị trường luôn đúng và là người duy nhất đúng. Do đó những người kinh doanh thành công không nên bao giờ tìm cách đi ngược lại thị trường.
    • Để kinh doanh cổ phiếu thành công, việc nắm bắt xu hướng thị trường cực kỳ quan trọng. Chúng ta hãy theo dõi tin tức, đọc những báo phân tích chuyên nghiệp để nắm vững xu hướng thị trường.
    • Một vấn đề nữa là theo dõi lãi suất của FED, khi FED tăng lãi suất 2 đến 3 lần là thị trường sẽ gặp vấn đề.
Các nhà đầu tư thành công - William J' Oneil  - Phương pháp CANSLIM
Các nhà đầu tư thành công – William J’ Oneil – Phương pháp CANSLIM

David Ryan

Các nhà đầu tư thành công - David Ryan
Các nhà đầu tư thành công – David Ryan

Tìm hiểu về David Ryan

  • Sau khi tốt nghiệp tại UCLA, David đến văn phòng của O’Neil và xin làm việc miễn phí ở đây.
  • David bắt đầu làm việc trong bộ phận nghiên cứu của công ty về mảng quốc tế và học hỏi mọi thứ về hệ thống đầu tư CANSLIM.
  • Một thị trường tăng giá mới vào tháng 8/1982, và David bắt đầu đầu tư với những kiến thức học được từ O’Neil. David nói: “Tôi đã giao dịch khá tốt trong 1 năm rưỡi nhưng cũng phạm nhiều sai lầm và điều đó khiến phần lớn lợi nhuận của tôi bị thị trường lấy lại“.
  • David không nán chí. Anh ấy quay trở lại nghiên cứu các giao dịch mình đã thực hiện và kết luận rằng, mình đã phạm phải sai lầm cơ bản: MUA RƯỢT ĐUỔI CÁC CỔ PHIẾU ĐÃ RỜI QUÁ XA ĐIỂM MUA PIVOT. Anh ấy quyết định sẽ trở lên kỷ luật hơn và từ đó “thành tích đầu tư của tôi tăng vọt“.
  • David được cộng đồng Trader chú ý đến và bước vào ngôi đền của những huyền thoại phù thủy bằng cách chiến thắng ở cuộc thi US Investing Championship, trong 3 lần từ năm 1985 đến 1990.
  • David làm việc với O’Neil trong 17 năm và cực kỳ thần tượng ông ấy. David học được rất nhiều điều từ O’Neil, là nền tảng để quản lý quỹ phòng hộ vào tháng 7/1998.

Quan điểm giao dịch của David Ryan

  • David nói: “Các nguyên tắc của hệ thống CANSLIM đặt nền móng cho bạn nhưng công việc của bạn phải làm là biến nó trở nên thích nghi và phù hợp với chính mình. Điều này yêu cầu phải thực hiện nhiều nghiên cứu. Nhưng để đạt được thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn phải sẵn sàng nỗ lực“.
  • David nhận ra chìa khóa để thành công là quản trị rủi ro chặt chẽ nhất có thể và không để cho các khoản thua lỗ vượt ngoài tầm kiếm soát.
  • Phải hiểu rõ về doanh nghiệp.
    • Mẫu chốt giúp David chọn được siêu cổ phiếu là bạn phải chắc chắn hiểu rõ về nền tảng cơ bản của doanh nghiệp.
    • Điều gì đang tạo thành công cho công ty? Điều gì giúp công ty tạo ra mức sinh lời cao? Công ty có dự định mở rộng số cửa hàng từ 250 lên 500 trong 5 năm tới không? Công ty có tạo ra sản phẩm đình đám?
  • David nhận xét: “Hệ thống CANSLIM là cách nhanh nhất để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, nhưng mấu chốt là phải kỷ luật. Có một số nguyên tắc rõ ràng mà bạn phải tuyệt đối tuân thủ“.
  • Mua cổ phiếu đúng thời điểm

Mark Minervini

Các nhà đầu tư thành công - Mark Minervini
Các nhà đầu tư thành công – Mark Minervini

Tìm hiểu về Mark Minervini

  • Tôi xuất thân trong nghèo khó và ít học. Tôi khởi nghiệp với đầu tư chứng khoán chỉ với vài ngàn đô và số tiền này nhanh chóng biến mất khi tôi giao dịch bằng những phương pháp không phù hợp với mình.
  • Tôi đã có 7 năm liền chìm trong thua lỗ khi trở thành “kẻ học đòi”, nhảy từ phương pháp này đến phương pháp khác để rồi chìm trong nỗi tuyệt vọng.
  • Nhưng tôi không từ bỏ giấc mơ của mình. Vào tháng 3/1990, tôi quyết định trở thành nhà đầu tư chứng khoán giỏi nhất thế giới. Tất nhiên, quyết định này không khiến bạn trở thành triệu phú ngay lập tức. Tôi hiểu rằng: “Trước khi hàng chục triệu đô la xuất hiện trong tài khoản ngân hàng, nó phải xuất hiện trong suy nghĩ của tôi“. Nếu số tiền này chưa bao giờ xuất hiện trong suy nghĩ của bạn, nó sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trong tài khoản ngân hàng => “Bạn muốn có điều gì đó ở trên tay, bạn cần phải có chúng ở trong đầu trước
  • Con người là sản phẩm trong suy nghĩ của chính bản thân họ. Thành công là một sự lựa chọn và tôi đã đưa ra quyết định lựa chọn này.
  • Quyết định này đã hình thành trong tôi tinh thần chịu trách nhiệm và quyết tâm nghiên cứu và xây dựng hệ thống giao dịch SEPA, là công cụ giúp tôi kiếm tiền với tốc độ chóng mặt (220%/năm). Tôi đã từng biến tài khoản 10,000$ thành 30 triệu $ chỉ trong vòng 5 năm. Mọi người gọi tôi là “PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN (STOCK WIZARD)…”.
Các nhà đầu tư thành công - Mark Minervini - Giao dịch như một phù thủy chứng khoán
Các nhà đầu tư thành công – Mark Minervini – Giao dịch như một phù thủy chứng khoán

Quan điểm giao dịch

  • Phương pháp giao dịch SEPA của tôi là quá trình học hỏi từ những nhà giao dịch vĩ đại khác:
    • Nhà đầu cơ vĩ đại Jesse Livermore
    • Phù thủy tài chính Paul Tudor Jones (Tôi đặc biệt thần tượng ông)
    • Phù thủy tài chính Ed Seykota
    • Và David Ryan, Dan Zanger và Mark Ritchie II…
  • Nếu bạn đọc các cuốn sách của tôi, bạn sẽ được gặp các kinh nghiệm giao dịch của họ. Tất nhiên tất cả đều đã được chuyển hóa thành một phần trong hệ thống giao dịch phù hợp với niềm tin của tôi.
  • Để minh họa khả năng của phương pháp luận giao dịch SEPA, vào năm 1997, Mark đã đưa vào tài khoản của mình 250,000$ và tham giá cuộc thí US Investing Champion (Nhà vô địch đầu tư Hoa Kỳ). Thi đấu với các nhà giao dịch hợp đồng quyền chọn và thị trường tương lai có đòn bẩy cao, danh mục của Mark chỉ là vị thế mua cổ phiếu, nhưng ông đã giành chiến thắng bằng cách nhân số tiền của mình lê với tỉ suất lợi nhuận 155%/năm, thành tích cao gần như gấp đôi nhà quản trị tiền đứng vị trí thứ 2.
  • Thành tích của Minervini khiến nhiều người phải sửng sốt. Hầu hết các nhà giao dịch và quản trị tiền sẽ sung sướng đến phát điên nếu như đạt được tỉ suất lợi bằng với năm giao dịch tệ nhất của Minervini là 128%/năm (Vì đó đã là tốt nhất với họ).
  • Bắt đầu sự nghiệp đầu tư chứng khoán chỉ với vài ngàn đô la, Mark Minervini đã biến tài khoản của mình thành hàng triệu đô la, với tỉ suất sinh lợi trung bình hàng năm lên đến 220% và chỉ duy nhất 1 quý thua lỗ. Được biết, ông từng biến tài khoản 100,000$ tăng vọt thành hơn 30 triệu đô la chỉ trong vòng 5 năm. Điều này tương ứng với tỉ suất lợi nhuận gộp lên đến 33,500%
Các nhà đầu tư thành công - Mark Minervini
Các nhà đầu tư thành công – Mark Minervini

Dan Zanger

Các nhà đầu tư thành công - Dan Zanger
Các nhà đầu tư thành công – Dan Zanger

Tìm hiểu về Dan Zanger

  • Dan Zanger là một trong nhà giao dịch thú vị của thế giới giao dịch đương đại.
  • Vào tháng 12/2020, trong bài báo có tựa đề ” My stock are Up 10,000%” (Cổ phiếu của tôi đã tăng 10,000%). Trên tạp chí Fortune, Sở thuế vụ Hoa Kỳ sau khi đã xác nhận Dan Zanger xác lập 2 kỷ lục thế giới:
    • Đầu tiên là về mức tăng trưởng danh mục đầu tư trong 1 năm: 29,000% (Không phải lỗi đánh máy)
    • Hai là, chưa đầy 18 tháng, Dan Zanger đã biến số tiền 10,775$ thành 18 triệu đô la, tương ứng với mức sinh lời 164,000%. Cuối cùng tài khoản của ông đạt mức 42 triệu $ sau 23 tháng.
  • Dan Zanger bắt đầu tham gia thị trường vào năm 1976, trong khi đang làm việc toàn thời gian trong ngành xây dựng bể bơi. Cuộc đời ông thay đổi từ khi tham dự buổi hội thảo của chuyên gia chứng khoán William O’neil. ONeil là người có ảnh hướng lớn đến Dan Zanger. Tuy nhiên, Zanger không phải là một Canslim thuần túy.

Nguyên tắc giao dịch của Dan Zanger

  • Chật vật trong 10 năm nghiên cứu chứng khoán, Dan Zanger đã 3 lần cháy tài khoản. Cuối cùng ông cũng tìm ra công thức giao dịch “Động lượng, giá và khối lượng” chứ không phải hoàn toàn dựa trên Canslim.
  • Chuyên gia đánh breakout với 10 mô hình giá. Mô hình ưa thích:
    • Cốc tay cầm
    • Nền giá nằm ngang
    • Tam giác hướng lên
    • Đường cong Parabolic
    • Tam giác đối xứng
    • Tam giác hướng xuống
    • Cái nêm
    • Mẫu hình lá cờ
    • Kênh giá
    • Vai đầu vai
  • Nguyên tắc mua:
    • Mua cổ phiếu khi nó phá vỡ đường xu hướng của nền giá hoặc mẫu hình (Gọi là điểm phá vỡ Breakout) và đảm bảo khối lượng cao hơn mức trung bình 30 ngày.
    • Không bao giờ được phép mua nhiều hơn 5% so với điểm cao hơn đường xu hướng.
  • Nguyên tắc bán:
    • Hãy nhanh chóng bán cổ phiếu (cắt lỗ) ngay khi nó quay trở lại bên trong đường xu hướng hay điểm phá vỡ.
    • Thông thường tôi đặt điểm dừng lỗ 1$ dưới điểm phá vỡ. Đối với các cổ phiếu có thị giá cao có thể nhiều hơn 1 chút nhưng không bao giờ sử dụng mức dừng lỗ hơn 2 đô la.
  • Chốt lãi:
    • Chốt 20% đến 30% khi cổ phiếu tăng giá 15% đến 20% từ điểm phá vỡ.
    • Hãy nắm giữ cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong thời gian lâu nhất và bán cổ phiếu tăng giá chậm hoặc có biểu hiện yếu ớt trong thời gian nhanh nhất.
    • Nên nhớ cổ phiếu chỉ tốt khi nó tăng giá.
  • Đừng bao giờ quên FED:
    • Không ai có thể tranh cãi về lực tác động mà FED có thể làm đối với thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là ngoại hối.
    • Cho dù bạn có theo trường phái kỹ thuật hay cơ bản thì đều không nên bỏ qua những thông tin từ FED. Cố gắng học cách kết hợp nó với phương pháp mà bạn đang giao dịch là điều cần làm để có 1 kết cấu khả quan hơn.
  • Chọn cổ phiếu:
    • Dan Zanger nói rằng ông không dùng bất kỳ 1 indicator nào cả mà chỉ dựa vào đồ thị, giá và khối lượng giao dịch.
    • Ông nói ông không có thời gian xem qua cả tá Indicator khi mà mỗi tối ông đều phải kiểm tra 1400 cổ phiếu.
    • Trong số 1400 cổ phiếu ông ấy xem mỗi đêm thì Zanger chỉ chọn ra 50 đến 60 cổ phiếu để theo dõi trong ngày tiếp theo. Ông ấy chỉ chú trọng vào những cổ phiếu có khối lượng giao dịch và dạng đồ thị nhất định trong biểu đồ phân tích. Khi dạng đồ thị bắt đầu thay đổi hay khối lượng giao dịch bắt đầu giảm thì ông ấy mới ra mặt

Hướng dẫn đánh giá nhanh cơ bản 1 cổ phiếu

Các nơi để tra cứu thông tin cơ bản

Hướng dẫn chi tiết từng bước đánh giá nhanh 1 cổ phiếu

Các bước đánh giá nhanh một cổ phiếu:

  • Bước 1: Tìm các doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt EPS>=3000, ROE>=15%…
    • EPS là lợi nhuận sau thuế trên tổng số cổ phiếu lưu hành.
      • Tăng trưởng EPS quan trọng bậc nhất với nhà đầu tư.
      • EPS>3000: Tốt
      • EPS ~ 1000 đến 3000: Khá
      • EPS<1000: Kém
    • ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Enquity) * 100%
      • ROE đo lường mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp
      • ROE>15% là tốt, càng cao càng tốt và cần có sự tăng trưởng dần.
  • Bước 2: Tìm các doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm, tốt nhất là tăng liên tục 3 năm và tăng >25%
  • Bước 3: Trong các doanh nghiệp trên, tìm ra các doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận quý gần nhất đột biến mạnh >25% so với cùng kỳ và cả quý trước càng tốt.
  • Bước 4: Kiểm tra ban lãnh đạo và cổ đông nắm giữ nhiều không?
  • Bước 5: Kiểm tra lại các thông tin liên qua như lợi nhuận tăng trưởng đó là do kinh doanh tốt, có sản phẩm mới, thuận lợi mới hay do bất thường, bán tài sản… ưu tiên lợi nhuận do kinh doanh chính.
  • Bước 6: Xem hồ sơ doanh nghiệp
  • Bước 7: Tải báo cáo phân tích về tham khảo.

Xem thông tin ở đâu theo từng bước:

BÀI TẬP

  • Lựa chọn nhà đầu tư mà mình yêu thích nhất, lên Google tìm mọi thông tin chi tiết… ghi ra thông tin, tài sản của họ, và tất cả các quy tắc mua bán, triết lý của họ.
  • Làm bài đánh giá CP theo đúng 7 bước được hướng dẫn
  • Gửi bài tập lên Group.

Nguồn: Buổi 2: Các nhà đầu tư chứng khoán xuất sắc nhất thế giới là ai?

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 6

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén