KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư chứng khoán, Kiến thức Đầu tư, Sách hay nên đọc, Sách Tài chính và Đầu tư

Bài 05 – Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Bài 05 – Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Bài 05 – Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư (100 videos chứng khoán – Hùng Canslim)

Chia sẻ bài viết
5
(6)

Thông thường, với những người mới, cách nhanh nhất để học đầu tư chứng khoán là đi theo và học từ những người giỏi nhất trên thế giới. Và các cuốn sách về phương pháp đầu tư của những nhà đầu tư huyền thoại là cái đầu tiên bạn nên đọc. Bài viết này sẽ review 3 cuốn sách kinh điển về đầu tư mà bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng đều phải biết và đọc nó ít nhất 1 lần.

Giàu từ chứng khoán – John Boik

Giàu từ chứng khoán - John Boik
Giàu từ chứng khoán – John Boik
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Nội dung của cuốn sách:

  • Cuốn sách đề cập tới những kỳ tích của các nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại trải dài hơn 100 năm
  • Cuốn sách kể về 5 nhà kinh doanh chứng khoán đã cực kỳ thành công
  • Họ đã đề ra nhiều nhiều lược mới để đạt được thành công trên thị trường cổ phiếu, và những chiến lược này luôn luôn chúng tỏ là đúng đắn.
Biểu đồ những thời kỳ mỗi nhà đầu tư chứng khoán thành công
Biểu đồ những thời kỳ mỗi nhà đầu tư chứng khoán thành công
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Jesse Livermore

Tiểu sử của Jesse Livermore:

  • Ông xuất thân trong gia đình nghèo, 14 tuổi khi người cha bắt phải bỏ học để đi làm, thì cậu đã quyết định bỏ nhà ra đi.
  • Cậu làm việc tại công ty chứng khoán, nhiệm vụ là ghi giá cổ phiếu lên một cái bảng đen to với chiều dài bằng chiều dài căn nhà (Giống bảng giá ngày nay)
  • Làm việc cho một công ty chứng khoán, nhiệm vụ là ghi giá cổ phiếu trên 1 cái bảng đen, ông nhận thấy giá cổ phiếu tuân theo vài mô hình nhất định.
  • Ông tin tưởng rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm dựa trên sơ đồ giao dịch cổ phiếu gần đây.
  • Khi 20 tuổi, ông kiếm được nhiều tiền đến mức ông bị cấm không được tham gia giao dịch cổ phiếu ở những công ty hoạt động chui.
  • Sau đó ông cũng phải trải qua nhiều lần thua lỗ
Minh họa hoạt động ghi giá cổ phiếu lên bảng đen
Minh họa hoạt động ghi giá cổ phiếu lên bảng đen
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Kinh nghiệm khi giao dịch chứng khoán của Jesse Livermore:

  • Nóng vội thường dẫn đến sự bốc đồng, mà những ai có tính bốc đồng thường ít thành công trên thương trường.
  • Ông nhận thấy rằng cong người phải qua những lần thua lỗ thực sự thì mới tìm ra còn đường kinh doanh phù hợp với mình
  • Ông định nghĩa người đầu cơ phải là người có tính kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường đưa ra những tín hiệu cho phép đầu cơ.
  • Khi còn trẻ tuổi, ông không ngừng học tập những kỹ năng mới cần thiết để có thể đạt được những thành công vang dội.
  • Ông cũng hoàn thiện việc đề ra những quy tắc cho mình bởi vì ông là người kiên định tuân theo nguyên tắc đã đề ra.
  • Ông phát hiện ra tầm quan trọng của thị trường chung và thấy được vai trò quan trọng phải học và hiểu thị trường nói chung làm gì và thị trường ảnh hưởng đến hầu hết cổ phiếu như thế nào
  • Ông cũng phải học cách hiểu thị trường đang diễn ra như thế nào, và thị trường đang ở giai đoạn nào thay vì cố gắng đoán xem thị trường sẽ như thế nào trong thời gian tới.
  • Livermore không lức nào ngừng học tập. Ông nhận thấy rằng sai lầm lớn nhất mà một người mắc phải trên thị trường chứng khoán là thiếu kiên nhẫn.
  • Một chiến lược quan trong khác mà ông đã thực hiện đó là chiến lược mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ phiếu tăng.
  • Năm 1907 khi thị trường tài chính bị khủng hoảng, chỉ trong gnayf 24/10 ông kiếm được 3 triệu USD
  • JP Morgan đã cứu phó Wall và gửi thông điệp trực tiếp đến Livermore yêu cầu ông ngững giao dịch cổ phiếu ngắn hạn, đó là bằng chứng về danh tiếng và tầm ảnh hưởng của ông trên Thị trường chứng khoán.
  • Mọi người gọi ông là “Nhà đầu cơ giá hạ phố Wall”.
  • Có đợt ông hợp tác vwosi Percy Thomas, người được coi là “Vua vaira bông”. Lúc này Thomas đã mất hết cơ đồ vì một số vụ kinh doanh bất thành. Tuy nhiên, Livermore vẫn nghe theo lời khuyên và cuối cùng ông đã tiêu tan gần hết tổng tài sản của mình.
  • Nguyên nhân thất bại chủ yếu do ông đã phá vỡ những quy tắc thị trường mà ông đã nghiên cứu phát triển trong nhiều năm khi còn trẻ.
  • Ông đã phá vỡ quy tắc cắt giảm thua lỗ vì ông liên tục thua lỗ. Ông lún sau vào nợ nần. Ông mất niềm tin vào chính mình.
  • Năm 1917 sau nhiều lần thất bại, ông mới lấy lại được vị thế của mình, và lại kiếm được hàng triệu USD.
  • Livermore quả quyết rằng kinh nghiệm là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công lâu dài trên thị trường.
  • Ông khám phá ra rằng khi thị trường có xu hướng tăng giá thì sẽ xác định được những cổ phiếu ăn khách nhất trong những hàng đầu.
  • Việc khá phá ra một số cổ phiếu thuộc cùng một ngành nghề hoạt động giống nhau chính là chìa khóa dẫn tới thành công ngày càng lớn của ông.
  • Ông thường tính toán mức giá trung bình cao lên thay vì trung bình thấp đi cách mà được nhiều người trong thời đại của ông và trong cả thời đại ngày nay áp dụng.
  • Bình thường người ta hay sử dụng chiến thuật mua nhiều hơn khi giá thấp và mua ít dần khi giá tăng cao. Như vây mức giá trung bình sẽ thấp dễ thu được lợi nhuận lớn hơn khi giá tăng nhưng cũng sẽ lỗ nặng hơn khi giá giảm tiếp.
  • Tháng 10-1929 khi thị trường sụp đổ, ông lại kiếm được rất nhiều triệu $ vì nắm giữ cổ phiếu kỳ hạn ngắn (Bán xuống).
  • Mặc dù ông đã rất giàu có những vẫn phải đối mặt với nhiều nỗi phiền muộn trong cuộc sống riêng. Trải qua thời gian khó khăn trong hôn nhân, ly dị, ông đã cực kỳ tuyệt vọng. Năm 1934 ông lại tuyên bố phá sản.
  • 1940 ông viết cuốn sách về chiến lược giao dịch “How to trade in stock” nhưng không án chạy, chủ yếu do tại thời điểm đó công chúng ít quan tâm đến TTCK do cuộc khủng hoảng trước đó.
  • Tuy nhiên tấc phẩm đầu tiên này lại là nguồn tư liệu vô cùng quý giá đối với tất cả các nhà giao dịch cổ phiếu đầy tham vọng.
  • 28/11/2940 ông đã tự tử khi bốp cò.
  • Rất nhiều người coi Livermore là nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại nhất mọi thời đại.
  • Livermore là người đầu tiên mở đường cho những nhà giao dịch chứng khoán sau này bằng những khá phá của mình về những gì hoạt động trên thị trường.
  • Ông là một trương những người đầu tiên mua cổ phiếu khi giá tăng vượt được thời kỳ giá duy trì ở một mức nhất định. Chiến lược này hoàn toàn đối lập với chiến lược của những người khác – những người cho răng mua cổ pheieus với giá càng rẻ càng tốt.
  • Livermore cho rằng ông mất tiền khi phá vỡ những nguyên tắc mình đề ra và ông luôn kiếm được nhiều tiền khi tuân theo chúng.
  • Ông làm việc rất chăm chỉ để phân tích thị trường nhờ vậy đã lên tới đỉnh cao của sự nghiệp.
  • Câu danh ngôn nổi tiếng của ông: “Phố Wall không bao giờ thay đổi. Túi tiền thay đổi, cổ phiếu thay đổi, nhưng phố Wall không bao giờ thay đổi vì bản tính con người không bao giờ thay đổi“. Câu nói này cho thấy tâm lý có vai trò quan trọng như thế nào đối với thị trường. Ông tin rằng con người hành động và phản ứng lại thị trường giống như cách mà họ hy vọng, lo lắng, mong muốn và thờ ơ. Điều đó giải thích tại sao những công thức số học và sơ đồ cổ phiếu thường lặp đi lặp lại theo một cơ sở nhất định từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
  • Livermore tin tưởng rằng để trở thành nhà giao dịch cơ phiếu thành công phải có những phẩm chất nhất định và công việc này không phù hợp với tất cả mọi người. Đây là không phải việc dành cho những người lười động não hoặc những người không có khả năng cân bằng cảm xúc. Đặc biệt nó không dành cho ai muốn làm giàu nhanh chóng.
  • Kiên nhẫn nghĩa là chờ đợi thời cơ tốt, là một trong những yếu tố cần thiết đối với một nhà giao dịch cổ phiếu. Tương tự giữ im lặng và giữ bí mật về những khoản thua lỗ và những thành tích của mình là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp cũng hết sức quan trọng.
  • Livermore coi việc đầu cơ cổ phiếu là một công việc chính thức vởi vì công việc này yêu cầu phải đầu tư toàn bộ tâm trí để có thể kinh doanh tốt. Muốn trở thành nhà giao dịch cổ phiếu thành công cũng giống như trở thành bác sỹ hay luật sư giỏi, bạn phải không ngừng học tập và rèn luyện.
  • Ông nhận thấy là có thể giao dịch ở một số thời điểm nhất định những cũng có lúc không nên tiến hành giao dịch cổ phiếu. Ông nhiều lần nghỉ ngơi đi nghỉ mát.
  • Ông không cần phải cố gắng tìm hiểu lý do chính xác tại sao nhiều nhà đầu tư có nhu cầu lớn về một loại cổ phiếu. Nếu có nhiều người đầu tư có như cầu lớn về một loại cổ phiếu thì sẽ đẩy giá cổ phiếu này tăng lên. Còn nếu thị trường ít có nhu cầu về một loại cổ phiếu thì giá cổ phiếu này sẽ giảm xuống.
  • Bạn không nên theo đuổi một cổ phiếu khi giá cổ phiếu đã tăng nhiều hơn so với giá ban đầu vì khi thua lỗ hậu quả sẽ rất nặng nề.
  • Livermore đã ngồi trên đống tiền rất lâu trước khí sử dụng chúng đúng lức, đúng thời điểm.
  • Trước hết, ông sẽ mua một số ít cổ phần của một số cổ phiếu và sau đó quan sát xem dự đoán ban đầu của mình có đúng không. Nếu vận động của cổ phiếu diễn ra đúng theo những gì dự tính, ông sẽ mua với số lượng nhiều hơn và sẽ mua với giá cao hơn ở những lần mua tiếp theo. Ví dụ dự định mua 400-500 cp, thì ông sẽ mua 1/5 số lượng dự tính, nếu cổ phiếu diễn biến ngược dự đoán ông sẽ bán đi và chỉ chịu lỗ ít. Nếu giá tăng ông sẽ mua thêm.
  • Hiểu xu hướng chung của thị trường. bạn phải nắm bắt, theo kịp với việc thị trường đang diễn ra theo xu hướng nào và phải luôn quan sát thị trường, đừng giao dịch ngược với xu hướng thị trường.
  • Hãy mua những coorp heieis đang ở mức giá coa mới bởi vì những cổ phiếu loại này đã trải qua giai đoạn giữ nguyên một mức giá trong một thời gian dài. Hãy sử dụng chiến lược tham dò thị trường để đánh giá việc giao dịch có đúng không, và mua với số lượng ngày càng nhiều những cổ phiếu đang tăng giá.
  • Cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp nhất. Hãy tránh đưa ra những quyết định sai lầm khiến bạn lỗ > 10%, mức thua lỗ cho phép chỉ là 10%
  • Hãy kiên nhẫn với nhuwngxcoor pheieus mạnh nhất của bạn khí giá cuaur chúng tiếp tục tăng.
  • Bạn nên tập trung vào những cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực hàng đầu và hoạt động mạnh.
  • Tránh nghe theo lời khuyên và sự mách bảo của người khác. Hãy tự mình nghiên cứu thị trường, luôn gắn thực tế và có những kiến thức căn bản về thị trường.
  • Tránh giao dịch cổ phiếu rẻ tiền. bạn chỉ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ những cô phiếu lớn và bạn rất khó kiếm được nhiều tiền với những cổ phiếu rẻ tiền.
  • Livermore gần như là người đầu tiên tự xây dựng một hệ thống giao dịch bài bản, ông viết cuốn sách ghi lại các quy tắc cả mình, nó vô cùng có ích, rất nhiều thế hệ nhà đầu tư sau này áp dụng các quy tắcc của ông, nâng cấp lên ngày một hoàn thiện.
  • Cho đến tận thời điểm hiện tại, vẫn rất nhiều quy tắc có giá trị thực tiễn cao mà chúng ta vẫn áp dụng hiệu quả.
  • Chúng ta đọc tư liệu về ông cách đây hơn 100 năm mà cứ ngỡ như nó đang ở hiện tại vậy.
Jesse Livermore
Jesse Livermore
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
Ghi chú phân tích cổ phiếu của Livermore
Ghi chú phân tích cổ phiếu của Livermore
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
Ghi chú phân tích cổ phiếu của Livermore
Ghi chú phân tích cổ phiếu của Livermore

Benard Bruch

Benard Bruch
Benard Bruch
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Kinh nghiệm đầu tử của Bernard Baruch:

  • Ngay cả khi đúng 3 hoặc 4 lần trong tổng số 10 lần giao dịch thì bạn đã kiếm được khoản tiền khá lớn nếu biết ngừng giao dịch khi nhận thấy mình đang mắc sai lầm
  • Cũng giống như các nhà giao dịch khác, ban đầu Baruch cũng đạt được một số thành công nhất định nhưng sau đó ông lại mất toàn bộ số lợi nhuận kiếm được do thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức.
  • Sai lầm đầu tiên trong việc đầu cơ cổ phiếu của ông là nghe theo lời khuyên từ người khác mua cổ phiếu công ty đường sắt. Ông đã vay tiền của cha mình để đầu tư và mất sạch số tiền này.
  • Baruch không ngừng học tập và giao dịch, vì thế ông đã dần dần khám phá thị trường thực sự đã hoạt động thế nào
  • Ông vẫn giao dịch vượt quá khả năng cho phép (giống như margin cao) vì vậy ông đã bị phá sản nhiều lần. Thất bại có lúc đã làm ông nản chí nhưng ông vẫn tiếp tục không ngừng học tập, nghiên cứu thị trường.
  • Ông đã kiếm được nhiều tiền, nhưng năm 1899 ông mua cổ phiếu của công ty rượu mạnh Hoa Kỳ với giá 10$, chỉ vài tuần cp giảm về còn 6.25$. Đây là cú sốc kinh hoàng với ông, khiến ông tạm thời mất đi niềm tin vào chính mình.
  • Rút kinh nghiệm và tiếp tục giao dịch ở độ tuổi 32, sau 5 năm kinh nghiệm, ông đã tích lũy được 3.2 triệu $ và nổi tiếng là người đầu cơ thành công.
  • Người ta ước tính tại mức đỉnh điểm năm 1929 ông có ~25 triệu $
  • Thân thiết với thủ tướng Anh Winston Churchill
  • Ông giải thích lý do tại sao có quá nhiều người thua lỗ trên thị trường, đó là do họ nghĩ họ có thể kiếm tiền mà không cần đầu tư suy nghĩ. Ông tin rằng hầu hết mọi người đều quan niệm thị trường chứng khoán là nơi có thể thành công và giàu có mà không cần phải cố gắng nhiều.
  • Tuy nhiên ông cũng chứng mình rằng thị trường không phải là nơi giúp bạn trở thành giàu có nếu như bạn không đáp ứng được những yêu cầu của nó.
  • Khi thị trường đem lại lợi nhuận cho bạn và tiếp tục diễn ra đúng như phán đoán của bạn thì phải đảm bảo rằng bạn vẫn luôn khiêm tốn. Tính cách mềm dẻo giúp ông cần bằng tâm lý khi phải đưa ra những quyết định giao dịch khôn ngoan.
  • Một trong các nguyên tắc của ông là không bao giờ mua cổ phiếu dựa trên ý kiên của người khác hoặc dựa trên tin tức nội bộ.
  • Ông nhận ra các sai lầm chủ yếu dẫn đến thất bại là:
    • Biết quá ít thông tin của công ty: Sự quản lý, thu nhập, triển vọng, khả năng phát triển trong tương lai
    • Thường giao dịch quá khả năng tài chính
  • Các yếu tố cơ bản ông quan tâm:
    • Bất động sản của công ty, tiền mặt tài sản
    • Công ty phải sản xuất cung cấp sản phẩm mà thị trường cần
    • Công ty phải có bộ máy quản lý tốt
Bernard Baruch thân thiết với thủ tướng anh Winston Churchill
Bernard Baruch thân thiết với thủ tướng anh Winston Churchill
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Gerald M. Loeb

Gerald M. Loeb
Gerald M. Loeb
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
  • Người chuyên viết về lĩnh vực tài chính, một nhà môi giới và kinh doanh cổ phiếu ngắn hạn – Người đã kiếm được hàng triệu đô la trong vòng hơn nửa thế kỷ, là người “đương đầu” với thị trường và là người luôn tuân thủ chặt chẽ những quy tắc kinh doanh của mình.
  • Ông viết cuốn sách được mọi người yêu thích “Trận chiến để tồn tại trong đầu tư” (The battle for investment survival)
    • Ngay từ khi mới ra đời, cuốn sách đã đạt doanh số kỷ lục, cùng lúc đó thì cuốn sách phân tích chứng khoán của Benjamin Graham được ra đời, được coi là cẩm nang của nhà đầu tư mua và nắm giữ.
    • Graham và Loeb có cách tiếp cận thị trường đối lập nhau => Sự đối lập giữa 2 trường phái có từ cả trăm năm trước, và vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
  • Loeb quan niệm thị trường là một chiến trường
  • Ông luôn tận dụng các cơ hội diễn ra trên thị trường, quyết định mua và bán tại thời điểm quan trọng, kiếm lợi nhuận nhanh chóng và cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp.
  • Loeb là người làm việc rất chăm chỉ, ông tin rằng làm việc chăm chỉ là một yêu cầu bắt buộc để thành công.
  • Loeb nhận thấy rằng nhà giao dịch giỏi nhất thường là những chuyên gia tâm lý trong khi những người giao dịch tồi thường là nhân viên kế toán.
  • Bạn có thể cho rằng mình nên mua cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp nhất định do công thức đã đánh giá quá thấp giá cổ phiếu này, tuy nhiên thị trường không suy nghĩ và hành động theo cách thức như vậy.
  • Bạn có thể mất rất nhiều tiền nếu bạn cứ khăng khăng theo công thức định giá mà bạn đã được học mà không chú ý đến xu hướng thị trường cũng như nguyên tắc cắt giảm thua lỗ đến mức tối thiểu
  • Ông có một danh sách các lý do tại sao mua cổ phiếu:
    • Cơ bản
    • Định giá và xu hướng giá
    • Mục tiêu và rủi ro
    • Các thông tin chung
  • Nguyên tắc giao dịch đầu tiên để dẫn tới thành công là khả năng chấp nhận thua lỗ, cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp nhất và ngừng giao dịch nếu cổ phiếu biến động theo chiều hướng ngược với mình.
  • Loeb luôn tìm kiếm những cổ phiếu ăn khách nhất và mua những cổ phiếu này.
  • Loeb tìm kiếm những cổ phiếu tăng lên mức giá mới khi cổ phiếu này đã vượt qua thời kỳ đứng yên với việc xác định đúng khi nào thị trường có xu hướng tăng giá.
  • Ông tránh giao dịch cổ phiếu rẻ tiền, bởi chúng thường có giá trị thấp.

Nicolas Darvas

Nicolas Darvas
Nicolas Darvas
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)
  • Ông là vũ công nhóm khiêu vũ cho hộp đêm, được trả công bằng cổ phiếu với giá 50 xu 1 cp, sau 2 tháng cp tăng lên 1.9$, ông liền bán ngay và thu được 8000$
  • Ông ngạc nhiên và hoàn toàn bị hút vào thị trường cổ phiếu. Nhưng vì không có kinh nghiệm, ông không biết bắt đầu từ đâu và phải làm thế nào
  • Ông bắt đầu dò hỏi những người ông biết, tiếp xúc với họ hàng ngày để tìm hiểu và xem họ có biết cổ phiếu nào tốt không hoặc có mẹo hay nào không?
  • Đa số đều cho ông lời khuyên về những cổ phiếu chắc chắn sẽ giúp ông nhanh chóng giàu có
  • Phương pháp giao dịch tùy hứng này đã gây ra những kết quả đáng buồn, chẳng bao lâu ông thua lỗ trung bình khoảng 100$/tuần. Dường như tất cả lời khuyên tận tình không đem lại thành công cho ông.
  • Sau đó Darvas bắt đầu mua tờ tin tức hàng ngày về thị trường chứng khoán và các dịch vụ đầu tư. Những người viết bản tin hàng ngày và viết về các dịch vụ cũng là chuyên gia vì họ theo dõi thị trường thường xuyên. Họ giúp ông phán đoán thị trường tốt hơn là người ông nghe được từ ngoài phố.
  • Ông bắt đầu mua cổ phiếu mà tờ tin tức hàng ngày đặc biệt giới thiệu. Một lần nữa, kết quả ông mong đợi đã không thành hiện thực, ông vẫn mất tiền.
  • Sau đó ông trực tiếp tiếp cận nguồn thông tin tốt nhất là các nhà môi giới. Vì dù sao họ không chỉ tham gia thị trường, mà còn sống bằng tư vấn. Ông bắt đầu đọc tất cả những cuốn sách về thị trường cổ phiếu và về lĩnh vực đầu tư mà ông gặp
  • Những kiến thức ông thu được khi đọc các quyển sách về thị trường cổ phiếu và tài chính đã khiến ông quyết định giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu hơn là dựa trên lời khuyên của người môi giới.
  • Phương pháp giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi ông phải tập trung cao độ tới từng nghiên cứu chi tiết diễn biến và phân tích kỹ lưỡng thị trường. Đồng thời ông cũng xem xét các bản báo cáo thường niên, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường theo nhiều cách.
  • Ông bắt đầu giao dịch cổ phiếu dựa trên những cách thức được mợi người trên phá Wall ưa chuộng như tỉ lệ P/E, xếp loại cổ phiếu, những lần giao dịch này cũng không mang lại kết quả khả quan cho lắm, nhưng điều quan trọng là ông đã bắt đầu khám phá ra tầm quan trọng của những cổ phiếu và rằng cổ phiếu thường đi theo xu hướng của những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường.
  • Từ những phân tích ở trên, ông phát hiện ra cổ phiếu tập đoàn kinh doanh thép hàng đầu lúc đó là Jones & Laughling Steel. Ông mua với giá 52.5$/sp, đầu tư toàn bộ số tiền ông có. Ông không thể tin vào mắt mình khi giá cp bắt đầu giảm cho dù ông đã thực hiện đúng theo tất cả những nguyên tắc cơ bản đã được học và đã cẩn thận trong việc lựa chọn loại cổ phiếu hàng đầu.
  • Ông không thể chấp nhận sự thật là cổ phiếu đó đang sụt giá, cuối cùng giá cp giảm mạnh hơn, ông bán đi với giá 44$
  • Ông nghiên cứu rất nhiều và mắc phải rất nhiều cám dỗ:
    • Mua cổ phiếu giá thấp
    • Mua theo mẹo nhỏ và lời đồn
    • Mua cp tốt giảm giá mạnh trong thời kỳ toàn bộ thị trường chung giảm giá
  • Ông khám phá ra rằng xác định thời điểm giao dịch là một việc làm vô cùng quan trọng và phải xác định được mọi hành động giao dichjc ủa cổ phiếu này trên thị trường chung
  • Ông cho răng mua khi giá cổ phiếu đang tăng thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và ông cũng không quan tâm đến những cổ phiếu trừ khi giá của chúng tăng, cổ phiếu tăng giá là yếu tố chính khiến ông quyết định giao dịch.
  • Sau 6 năm rưỡi kể từ khi bắt đầu giao dịch, ông đã kiếm được hơn 2 triệu $
  • Ông trả lời tờ Time rằng mỗi ngày ông dành gần 8h để nghiên cứu thị trường và biến động giá cp
  • Ông đặt ra các mục tiêu rất cao vì ông tin răng những người đầu cơ giỏi nhất chỉ tìm kiếm những cơ hội tốt nhất (Bỏ qua các cơ hội tầm thường)
  • Ông sử dụng nguyên lý hình hộp, đây là kỹ năng uyên bác hông rút được ra sau nhiều đêm miệt mài nghiên cứu tìm hiếm các mô hình và hình mẫu.
  • Giống Loeb ông cũng nhận thấy một số cổ phiếu nhất định có những biến động đặc trưng tương tự tính cách của con người. Ví dụ có loại cổ phiếu thường xuyên biến đổi, một số lại dao động bình lặng và dè dặt hơn.
  • Darvas cũng coi những nhà đầu tư dài hạn là những con bạc thực sự trên thị trường vì họ luôn hy vọng vớ được con át chủ bài. Họ sẽ giữ lại các cổ phiếu xuống giá và lúc nào cũng nuôi huy vọng rằng giá của chúng sẽ lại tăng. Tất cả các nhà kinh doanh nổi tiếng đều biết đây là một sai lầm tai hại có thể khiến bạn mất đi toàn bộ vốn liếng, chứ chưa nói đến việc mất đi lòng tự tin.
  • Để rèn luyện cảm xúc, ông viết ra mọi nguyên nhân vì sao ông mua vào và bán ra mỗi loại cổ phiếu. Nếu thua lỗ ông viết ra những điều ông cho rằng đã tạo nên thất bại đó, nhờ vậy ông có thêm kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm tương tự trong tương lai.
  • Ông có một bảng “Nguyên nhân của những sai lầm”
  • Khi đã có nhiều kinh nghiệm ông chỉ giữ 5-8 cp một lúc, khác với khi mới tham gia ông nắm giữ 30 mã một lúc, sự tập trung không đa dạng đã giúp ông chuyên sâu.
  • Ông tin tưởng và nhận thấy phần lớn coorp hiếu sẽ theo hoặc bị ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường
  • Phương pháp Darvas bao gồm phương pháp cơ bản và nguyên lý hình hộp, đó là cách ông tạo ra những nguyên lý của riêng mình.
  • Ông không tập trung vào những loại cổ phiếu từng đứng đầu bảng những đã bị sút giá, do chúng phải chịu gánh nặng vì những người đang lỗ họ sẽ hy vọng và chờ cp láy lại được giá ban đầu để bán ra ở điểm hòa vốn.
  • Thay vào đó ông tập trung vào những loại cổ phiếu hàng đầu mới có khả năng phát triển với một chu kỳ thị trường mới, ông chờ tới khi cổ phiếu này đạt tới giá kỷ lục mới, ông không quá quan tâm đến lý do tại sao cp tăng giá.
  • Với nguyên lý hình hộp, cp sẽ dao đọng ví dụ từ 35-40 sẽ tạo thành hộp nếu giá thủng 35 thì ông sẽ loại cổ phiếu này khỏi danh sách theo dõi và khi vượt qua giá 40 với khối lượng lớn thì ông sẽ mua.
  • Kiểm soát những lần mắc sai lầm chỉ gây ra thiệt hại nhỏ, có giới hạn
  • Ông cũng chú ý tới yếu tố cơ bản như:
    • Vốn của công ty
    • Loại cp thuộc nhóm ngành nào
    • Lãi ước tính của công ty các quý sau
  • Về yếu tố chuyên môn:
    • Nguyên lý hình hộp
    • Số lượng cp giao dịch
    • Giá cao kỷ lục của cổ phiếu
  • Nguyên lý hình hộp giúp ông tránh không giao dịch trên thị trường giảm giá hoặc thị trường có hiện tượng đầu cơ giảm giá, vì nếu không có những cổ phiếu có thể tạo lập các hình hộp mà ông mong đợi thì ông sẽ chẳng mua gì hết.
  • Darvas là nhà đầu tư điển hình, từ 1 người không biết gì về chứng khoán, rồi đi hỏi han mọi người, rồi mua các tờ báo phân tích, rồi thuê tư vấn và cuối cùng thì ông tự học, học cơ bản, phân tích chỉ số, đọc sách… tất cả các bước mà ông trả qua y hệt chúng ta.
  • Và rồi ông phát hiện ra phương pháp hình hộp Darvas, cuối cùng ông kiếm được trên 2 triệu $ cách đây hơn 50 năm.
  • Phố Wall đúng là chẳng có gì thay đổi, nó vẫn diễn ra mọi việc y hệt như vậy, hàng trăm năm vẫy vậy.

William J O’neil

William J O’neil
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Kinh nghiệm giao dịch của William O’neil:

  • William J O’neil sinh năm 1933, sau khi tốt nghiệp ông đã bắt đầu tham gia môi giới cổ phiếu
  • Oneil cũng khỏi đầu kinh doanh giống như những nhà đầu tư khác: đặt mua một vài bản tin đầu tư và mua cổ phiếu với tỷ lệ P/E thấp. Kết quả kinh doanh không được tốt lắm, ông vẫn tiếp tục đọc các cuốn sách về thị trường.
  • Năm 1959 ông nhận thấy quỹ Dreyfus là quỹ hoạt động tốt hơn nhiều so với tất cả các quỹ khác, thành công của quỹ này hấp dẫn Oneil đến mức ông quyết định nghiên cứu tất cả các cổ phiếu mà quỹ đã mua trong giai đoạn 2 năm trước. Nghiên cứu này đã khiến ông thay đổi quan niệm về cách thức mua cổ phiếu và ông đã phát triển chiến lược kinh doanh của mình nhờ vào quá trình phân tích biểu đồ cổ phiếu.
  • Thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, Oneil phát hiện thấy từ năm 1957 đến 1959 quỹ này mua 100 cổ phiếu khi tất cả cổ phiếu này thực sự đạt được một mức giá mới sau khi đã xác định được xu hướng diễn ra trên biểu đồ, Dreyfus mua cổ phiếu khi cổ phiếu đạt giá cao mới, vượt qua giai đoạn giá không có sự tiến triển.
  • Khám phá này giúp Oneil phát triển một hệ thống nguyên tắc của riêng mình dựa trên việc nghiên cứu những đặc điểm chung của các cổ phiếu hàng đầu khi xét đến khía cạnh giá của cổ phiếu đó. Ông đã mất 2-3 nwam để lập ra hjee thống các nguyên tắc này.
  • Ông đã đọc cuốn sách “How to trade in stock” của Livermore, ông đã học được phải giảm thiểu số tiền thua lỗ khi đang giao dịch sai hướng và phải kiếm được khoản lợi nhuận to lớn khi đang giao dịch đúng hướng.
  • Tuân thủ theo những nguyên tắc cộng với kinh nghiệm, Oneil đã tăng tài khoản lên 20 lần trong vòng 18 tháng từ cuối 1962-1964
  • Năm 1961 ông mua vài cổ phiếu và có lãi, nhưng sau đó lại mất hết lợi nhuận, ông nhận ra mặc dù quyết định mua là đúng nhưng ông lại nắm giữ cố phiếu này quá lâu khi mà xu hướng thị trường đã thay đổi, ông đã dành thời gian để nghiên cứu từng phiên giao dịch mà ông đã tham gia.
  • Chúng ta thấy rằng quá trình tự phân tích là một đặc điểm quan trọng mà tất cả những nhà kinh doanh cổ phiếu thành công đều có.
  • Ông không mua nếu cổ phiếu tăng quá 5% so với điểm mua chuẩn, ông sẽ mua nhiều nếu giá tăng 2,5-5%
  • Ông quyết định bán cổ phiếu sau khi thu được 20-25% lợi nhuận, những vẫn sẽ giữ lâu hơn nếu cp chưa có dấu hiệu cần bán.
  • Trong suốt thời kỳ sôi động năm 1963 nhiều tài khoản của ông tăng 700% và ông hạn chế thua lỗ 5-6%
  • Ông nhận thấy những cổ phiếu tốt nhất thường có đặc điểm chung nhất định trước khi chúng bắt đầu tăng giá mạnh
  • Phương pháp Oneil áp dụng được gọi là phương pháp CANSLIM, mỗi chữ cái của từ CANSLIM là chữ viết tắt từng đặc điểm chung cụ thể của tất cả các cổ phiếu ăn khách nhất trước năm 1953.
  • Nếu bạn muốn thành công, không có gì có thể thay thế sự chăm chỉ, ông cũng tin răng phải mất một thời gian học tập, nghiên cứu, làm việc chăm chỉ kiên trì thì bạn mới có thể hoàn toàn hiểu và tham gia trị trường.
  • Oneil sử dụng cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong nguyên tắc giao dịch của ông
  • Oneil nghiên cứu những thông tin cơ bản của các công ty để xác định cổ phiếu nào tốt nhất, ông sử dụng các thông tin kỹ thuật để xác định khi nào nên mua và bán các cổ phiếu, ông đã chứng minh việc phân tích biểu đồ chính xác là một việc làm quan trọng
  • Cũng giống như các nhà giao dịch vĩ đại khác, Oneil tin rằng không nên mua quá nhiều loại cổ phiếu khác nhau một lúc, ông tin vào việc phân bổ vốn, nếu bạn có 100,000$ bạn nên đầu tư và 5-6 cổ phiếu, bạn không nên mua tất cả các cổ phiếu tại cùng một thời điểm, nhưng nên phân bố đều số lượng cổ phiếu
  • Ông sử dụng khẩu hiệu: “Mua cao và bán cao hơn”.
  • Nếu cp tăng 2.5 – 3% ông sẽ mua thêm, nếu đã tăng quá nhiều thì bỏ qua.

Phương pháp CANSLIM:

  • C = Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong kỳ tính toán (Current Quaterly Earnings Per Share). Tiêu chuẩn này đòi hỏi cổ phiếu tốt phải là cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước và tỷ lệ tăng càng cao càng tốt > 25%. (EPS tăng)
  • A = Sự gia tăng lợi nhuận trên mỗi kỳ tính toán (Annual Earning Increase). Điều này có nghĩa là cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn năm sau so với năm trước (Chỉ tiêu thông thường được tính cho 5 năm) và nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%
  • N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm, dịch vụ mới, ban lãnh đạo mới, mức giá cao mới,… (New Products, New Management, New Price Highs). Thực tiễn cho thấy, giá cổ phiếu tăng thường gắn với một điều gì đó mới mở từ công ty.
  • S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand). Cổ phiếu cũng là một loại hàng hóa, do vậy, giá cả chịu sự điều chỉnh của quan hệ cung cầu. Công ty càng đại chúng bao nhiêu thì giá cổ phiếu càng khó lên bấy nhiêu nếu không có các yếu tố đột biến khác, do lượng cung lớn. Đối với các công ty mà có chênh lệch lớn về cầu – cung thì khả năng tăng giá của cổ phiếu là dễ dàng hơn.
  • L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiều “đầu tàu’ hay chỉ là cổ phiếu ăn theo, cổ phiếu có chất lượng dưới trung bình của thị trường… (Leader/Laggard)
    • Tuy nhiên, theo phương pháp lựa chọn này, nhà đầu tư chỉ nên chọn một vài cổ phiếu dẫn đầu, tốt nhất trong nhóm chứ không phải là mua càng nhiều loại cổ phiếu càng tốt.
    • Cần chú ý xem lý do tăng của cổ phiếu là gì để tránh việc theo đóm ăn tàn, mua phải các cổ phiếu tăng theo đuôi, vì sớm hay muộn những cổ phiếu “ăn theo” cũng sẽ sụt giá.
  • I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship). Nhà đầu tư sẽ an tâm hơn để đầu tư khi cổ phiếu mà mình đầu tư cũng được sự quan tâm và mua vào của các tổ chức lớn, các thiết chế tài chính lướn và có uy tín => Chú ý tới việc mua cổ phiếu quỹ của chính công ty, mua cổ phiếu của nội bộ của cổ đông lớn, mua vào của các tổ chức lớn, các quỹ đầu tư…
  • M = Xu hướng thị trường (Market Direction) là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của phương án đầu tư.
    • Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin, điều đó có nghĩa là niềm tin sẽ cũng cố quyết định nắm giữ đầu tư cổ phiếu lâu dài để thu lợi lớn hơn (giảm cung) và khuyến khích những nhà đầu tư mới tham gia (tăng cầu) và do vậy kéo theo cơ hội tăng giá của cổ phiếu cao hơn => Mặc dù đứng ở cuối cùng nhưng đây là yếu tố quan trong nhất quyết định tới 70% đến 80% cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường.
    • Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường có xu hướng đi xuống (ảnh hưởng của niềm tin vào các công ty) nó sẽ làm cổ phiếu, kể cả cổ phiếu tốt giảm giá và phương án đầu tư của nhà đầu tư sẽ khó thành công hơn.
Phương pháp CANSLIM
Phương pháp CANSLIM
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Phương pháp CANSLIM bằng: 60% cơ bản + 40% kỹ thuật:

  • Chọn lọc kỹ cơ bản tăng trưởng
  • Sử dụng biểu đồ để mua/bán
  • Một trong những phương pháp toàn diện, đầy đủ nhất trong tất cả các phương pháp đầu tư chứng khoán

Oneil nhận thấy:

  • Mô hình cổ phiếu thường lặp đi lặp lại và mô hình thành công là mô hình cốc tay cầm.
  • Cổ phiếu tốt nhất thường có xu hướng tăng ít nhất 30% trước khi nó tuân theo diễn biến trong mô hình cốc tay cầm, thời gian tối thiểu cho cổ phiếu hình thành mô hình này là 7-8 tuần, thậm chí 15 tuần, tay cầm thường từ 1-7 tuầnkhối lượng thấp dần, phần tay cầm không nên giảm giá quá 10-15%
  • Khối lượng trong phiên mua có thể tăng trên 50% so với bình quân để thể hiện nhà đầu tư lớn đang quan tâm tới cp này.
Mô hình Cup & Handle (Mô hình Cốc tay cầm)
Mô hình Cup & Handle (Mô hình Cốc tay cầm)
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

TỔNG KẾT CUỐN SÁCH

  • Sau khi xem xét hồ sơ và chiến lược của 5 nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại từ 1890 đến nay, chúng ta thấy điều thú vị là họ đều áp dụng những chiến lược và nguyên tắc kinh doanh khá giống nhau.
  • Tất cả những nhà giao dịch vĩ đại đều có chung quan điểm cho rằng giao dịch dựa trên việc nghe theo những lời khuyên từ người khác là một sai lầm.
  • Hãy tự mình nghiên cứu thị trường và không nghe theo lời khuyên hay quan điểm của người khác.
  • Họ quan sát các hành động của mình và quyết định phân tích nguyên nhân khiến cho họ thua lỗ, hành động này rất quan trọng, bạn phải tự chịu trách nhiệm với tất cả những lần giao dịch của mình, không được coi thị trường là nguyên nhân khiến mình bị thua lỗ, bạn không nên tức giận với thị trường.

Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán

Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán
Cách tư duy và giao dịch như một nhà vô địch đầu tư chứng khoán – Minervini
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Đây là cuốn sách rất hay mà ai cũng nên có trong tủ sách của mình để đọc đi đọc lại để nghiền ngẫm nó. Có thể bạn quan tâm: Giao Dịch như một Phù Thủy Chứng Khoán – Mark Minervini

Phải tập trung vào duy nhất 1 phương pháp
Phải tập trung vào duy nhất 1 phương pháp
Lập kế hoạch trước khi giao dịch và luôn tuân thủ nó
Lập kế hoạch trước khi giao dịch và luôn tuân thủ nó
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp
Kế hoạch ứng phó khẩn cấp
Tập trung vào tỉ lệ lãi/lỗ
Tập trung vào tỉ lệ lãi/lỗ
MA20 và MA50 là rất quan trọng
MA20 và MA50 là rất quan trọng
Xác định rõ mức cắt lỗ và thực hiện đúng theo
Danh sách các sai phạm cho thấy cổ phiếu bạn mua là sai lầm
Danh sách các sai phạm cho thấy cổ phiếu bạn mua là sai lầm
Xác định điểm đóng lệnh mỗi khi tham gia giao dịch
Xác định điểm đóng lệnh mỗi khi tham gia giao dịch
Đừng trở thành nhà đầu tư thiếu tự chủ
Đừng trở thành nhà đầu tư thiếu tự chủ
Tỉ lệ chiến thắng của bạn
Tỉ lệ chiến thắng của bạn
Bài toán xác suất
Bài toán xác suất
Bao nhiêu rủi ro là quá nhiều
Bao nhiêu rủi ro là quá nhiều
Lỗ càng nhiều thì càng cần nhiều thời gian hơn để gỡ lại
Vòng tròn kỷ luật
Xác định vùng kháng cự dựa theo tâm lý
Xác định vùng kháng cự dựa theo tâm lý
Đi theo xu hướng thị trường
Đi theo xu hướng thị trường
Sự mở rộng của chỉ số P/E
Sự mở rộng của chỉ số P/E
Luôn chăm chút danh mục của bạn
Luôn chăm chút danh mục của bạn
Định kỳ đánh giá lại vị thế nắm giữ
Định kỳ đánh giá lại vị thế nắm giữ
Huyền thoại cũng chỉ đúng 46%
Huyền thoại cũng chỉ đúng 46%
Mô hình VCP - Mô hình biên độ giảm dần - Mô hình ưa thích của Minervini
Mô hình VCP – Mô hình biên độ giảm dần – Mô hình ưa thích của Minervini
Mô hình VCP - CP VIVO tăng 118% trong 15 tháng
Mô hình VCP – CP VIVO tăng 118% trong 15 tháng
Mô hình VCP cổ điển - CP BITA tăng 465% trong vòng 10 tháng
Mô hình VCP cổ điển – CP BITA tăng 465% trong vòng 10 tháng
Mẫu hình 3C - Cổ phiếu MAXY tăng 100% trong 14 ngày
Mẫu hình 3C – Cổ phiếu MAXY tăng 100% trong 14 ngày
Mẫu hình 3C - CP JBLU tăng 130% trong 11 tháng
Mẫu hình 3C – CP JBLU tăng 130% trong 11 tháng
Mô hình 3C - Mã CRUS tăng 162% trong 4 tháng
Mô hình 3C – Mã CRUS tăng 162% trong 4 tháng

Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng

Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng
Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng
(Review các cuốn sách kinh điển về đầu tư)

Cuốn sách phỏng vấn 4 phù thủy chứng khoán.

Hầu hết không thay đổi mẫu hình sau nhiều năm giao dịch
Hầu hết không thay đổi mẫu hình sau nhiều năm giao dịch
Cần thời gian để trở thành nhà đầu tư thành công
Cần thời gian để trở thành nhà đầu tư thành công
Không mua cổ phiếu có giá thấp
Không mua cổ phiếu có giá thấp
Không mua cổ phiếu có giá thấp
Không mua cổ phiếu có giá thấp
Mức thanh khoản khi giao dịch
Mức thanh khoản khi giao dịch
Mức thanh khoản khi giao dịch
Mức thanh khoản khi giao dịch
Có sử dụng chỉ báo khi giao dịch không?
Có sử dụng chỉ báo khi giao dịch không?
Quy tắc về khối lượng vào ngày giao dịch đột biến
Quy tắc về khối lượng vào ngày giao dịch đột biến
 Khi nào thì mua Cổ phiếu
Khi nào thì mua Cổ phiếu
Tìm kiếm cổ phiếu theo yếu tố cơ bản trước hay ngược lại
Tìm kiếm cổ phiếu theo yếu tố cơ bản trước hay ngược lại
Dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu CP trước khi mua
Dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu CP trước khi mua
Trung bình xem xét bao nhiêu cổ phiếu mỗi ngày
Trung bình xem xét bao nhiêu cổ phiếu mỗi ngày
Quan điểm về chỉ số P/E
Quan điểm về chỉ số P/E
Mua toàn bộ vị thế hay mua dần
Mua toàn bộ vị thế hay mua dần
Mua ngay trong phiên hay cuối ngày khi break
Mua ngay trong phiên hay cuối ngày khi break
Xác định điểm mua bằng cách nào?
Xác định điểm mua bằng cách nào?
Có nên mua khi pullback không
Có nên mua khi pullback không
Xác định điểm dừng lỗ thế nào
Xác định điểm dừng lỗ thế nào
Xử lý khi xảy ra tình huống ngoài dự đoán
Xử lý khi xảy ra tình huống ngoài dự đoán
Ví dụ về tình huống ngoài dự đoán
Ví dụ về tình huống ngoài dự đoán
Chốt lãi hay nắm giữ khi CP đang tăng mạnh
Chốt lãi hay nắm giữ khi CP đang tăng mạnh
Không bao giờ bình quân giá xuống
Không bao giờ bình quân giá xuống
Tuân thủ cắt lỗ chặt chẽ
Tuân thủ cắt lỗ chặt chẽ
5 quy tắc giao dịch của Minervini
5 quy tắc giao dịch của Minervini
 5 quy tắc giao dịch của Ryan và Zanger
5 quy tắc giao dịch của Ryan và Zanger
Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới
Lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới

Tổng kết

Đôi điều về các cuốn sách

  • Các cuốn sách trên đều là các cuốn sách cực kỳ hay và giá trị
  • Ai cũng nên có những cuốn sách này để đọc, nó cung cấp cho chúng ta rất nhiều ý tưởng
  • Trên đây chỉ là trích đoạn một vài phần, bạn nên đọc đầy đủ để hiểu hết giá trị

Các đặc điểm chung của các nhà giao dịch vĩ đại

  • Đều là những người bình thường như chúng ta, có người xuất phát điểm còn thấp hơn chúng ta nhiều
  • Đều phải tự trải qua những mất mát, thua lỗ, thất bại, thậm chí phá sản nhiều lần
  • Không bỏ cuộc, liên tục học hỏi rèn luyện không ngừng qua nhiều năm
  • Họ nghiên cứu, đúc rút các thất bại thành các bài học, rồi hoàn thiện nó
  • Nghiên cứu những người thành công, và học theo những quy tắc đó
  • Tự xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch đầy đủ toàn diện, phụ hợp với bản thân
  • Họ nhận ra các quy tắc thành công ở bất cứ thời kỳ nào trên thị trường chứng khoán cũng đều giống nhau, 100 năm trước hay 100 năm sau vẫy vậy và các quy tắc vẫn phát huy tác dụng

Thế nào là hệ thống đầu tư đầy đủ hiệu quả?

  • TT chung là yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng 70%-80% CP
    • Vậy làm sao để xác định được vùng đáy của thị trường để chuẩn bị tiền tham gia?
      • Dấu hiệu khả nghi vùng đáy là gì?
      • Đấu hiệu khẳng định vùng đáy là gì?
  • Xác định được dòng CP nào nên tham gia để có hiệu quả cao nhất
  • Lọc ra list danh sách cổ phiếu tiềm năng nhất từ 1800 mã:
    • Lọc cơ bản, lọc kỹ thuật, lọc thông tin (Các tiêu chí lọc là gì?)
    • Từ 1800 cp => 40-50 mã CP, mã nào giữ dài, mã nào lướt sóng…
  • Xác định tiêu chí kỹ thuật mua cổ phiếu, giá mua, chỉ báo nào thì mua, mô hình nào thì mua
  • Cách đi tiền, phân bổ vốn
  • Xác định giá kỳ vọng, giá cắt lỗ, tỷ lệ LN/RR để ra quyết định
  • Quy tắc bán cắt lỗ, bán chốt lãi
  • Quy tắc quản trị rủi ro, quản trị cảm xúc
  • Xác định được vùng đỉnh, vùng rủi ro để giảm tỷ trọng, chuẩn bị rút lui…

Để thành công được lâu dài thì nhà đầu tư bắt buộc phải xây dựng được hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, phù hợp với bản thân.

Cần phải có người dẫn dắt để chi cho con đường đúng đắn, hiệu quả, tránh lầm đường lạc lối sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc!

Có thể bạn quan tâm: 100 videos chứng khoán miễn phí nhưng cực chất của Hùng Canslim

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 6

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén