Trước tiên tôi xin nhấn mạnh là tất cả các Cổ Phiếu (CP), không kể lớn bé, không kể cơ bản hay đầu cơ… khi có sóng tăng thì đều có đội lái đứng sau điều tiết.
Phân loại đội lái
- Đội lái thông thường: Thường là một số NĐT tay to kết hợp với bộ phận của một số công ty chứng khoán tầm trung. Đội lái này thường có tay trong tại các công ty niêm yết và sẽ có được thông tin nội bộ trước NĐT. Đội lái sẽ sử dụng thông tin nội bộ này để làm giá CP với mục đích chuộc lợi.
- Đội lái nhà cái: Ban lãnh đạo công ty kết hợp với một vài đội lái thông thường hay một vài công ty CK để làm giá chính CP của công ty mình nhằm mục đích chuộc lợi. Trong phạm vi bài viết, tôi xin đề cập đến loại CP mà ban lãnh đạo công ty dùng chính CP của công ty mình để làm giá kiếm lợi nhuận.
Các giai đoạn trong một chu kỳ lái:
- B1. Đánh giá xuống: Sử dụng các thông tin bất lợi hay tận dụng xu hướng downtrend của CP để đánh giá xuống đến mức hợp lý.
- B2. Mua vào dần dần cho đến khi đủ lượng CP cần thiết khi giá CP đã chỉnh về mức hợp lý. Đây là giai đoạn tích lũy sideway của CP.
- B3. Đẩy giá lên: Kết hợp thông tin tốt hỗ trợ hay tạo một số thông tin hỗ trợ để đẩy giá CP lên mức giá mục tiêu. Ở giai đoạn này, ban đầu lái sẽ tạo các phiên thanh khoản tăng dần với mức giá tăng chậm để lôi cuốn sự quan tâm của NĐT. Khi NĐT đã cắn câu và nhảy vào mua thì đội lái mới đánh thốc lên để không tốn nhiều lực.
- B4. Phân phối CP ở mức giá đỉnh: Giai đoạn này đội lái sẽ bán dần ra lượng CP đã mua vào ở mức giá đáy để hiện thực hóa lợi nhuận. Giai đoạn này thường kéo dài hơn nhiều lần giai đoạn tăng giá và sẽ có nhiều thông tin hỗ trợ được công bố. Sẽ xuất hiện nhiều phiên tăng giảm xen kẽ, tăng trần giảm sàn với khối lượng giao dịch rất lớn và đội lái sẽ sử dụng phương pháp kéo xả, kê lệnh, phân phối giá sàn… để bán ra lượng lớn CP đã mua vào.
- B5. Giai đoạn thoái trào: Sau khi đội lái đã bán hết lượng CP cần bán thì thông tin hỗ trợ sẽ tắt, các lệnh kê, đỡ cũng không còn và CP chính thức xuống dốc không phanh. Đội lái thu quân.
Phần 1 – Ban lãnh đạo đăng ký mua vào khối lượng lớn ở vùng đỉnh – Họ gà hay chúng ta gà?
Mục đích Ban lãnh đạo đăng ký mua vào khối lượng lớn ở vùng đỉnh
Với CP được lái bởi chính Ban lãnh đạo công ty, rất hay có thông tin đăng ký mua vào của Ban lãnh đạo sau khi giá CP đã đạt đỉnh. Có thể việc mua vào không hoàn thành với lý do giá không như kỳ vọng, nhưng cũng có trường hợp Ban lãnh đạo vẫn mua đủ lượng như đăng ký. Việc đăng ký mua vào đa số là trong khoảng thời gian của giai đoạn 4, giai đoạn phân phối giá đỉnh.
Có phải Ban lãnh đạo đã có quyết định không sáng suốt khi đã không tận dụng mua vào ở mức đáy mà lại nhảy vào mua khi giá ở mức đỉnh? Tôi xin thưa là không phải, Ban lãnh đạo đầu có sỏi và hoàn toàn không gà mờ như Nhà Đầu Tư (NĐT) cá nhân chúng ta.
Để làm giá, Ban lãnh đạo công ty sẽ liên kết với đội lái thông thường hay một vài công ty CK nào đó. Ban đầu họ sẽ tạo ra một lượng khoảng vài chục tài khoản (thậm chí còn nhiều hơn) ở vài công ty Chứng Khoán (CK), kết hợp sử dụng một số tài khoản đã có sẵn lượng vừa đủ CP để phục vụ việc quay tay tạo thanh khoản. Sau khi giai đoạn 1 kết thúc, giá đã giảm về mức đúng ý đồ, các tại khoản này sẽ được chỉ đạo mua vào dần cho đến khi đủ lượng. Sau khi giai đoạn đẩy giá hoàn thành, giai đoạn phân phối bắt đầu. Khi đó Ban lãnh đạo sẽ tung ra rất nhiều tin tốt để lôi cuốn NĐT mua vào ở mức đỉnh và đây là cơ hội để Ban lãnh đạo bán ra lượng CP đã mua.
Thông tin Ban lãnh đạo đăng ký mua vào thực chất là 1 mũi tên trúng 2 đích, vừa kích thích lực cầu của NĐT để các tài khoản ma có cơ hội bán ra giá cao, vừa để hợp thức hóa lượng CP mua vào của Ban lãnh đạo. Có thể việc tăng tỷ trọng nắm giữ CP của Ban lãnh đạo là có thật. Nhưng thực chất bằng các tài khoản ma, Ban lãnh đạo đã mua vào rất nhiều ở mức đáy. Sau giai đoạn đẩy giá và kéo xả để thoát hàng, sẽ còn tồn tại một lượng CP ở các tài khoản ma này chưa bán được. Ban lãnh đạo sẽ nhận sang tay thỏa thuận lượng CP này để chính thức trở thành CP thuộc tài khoản đăng ký của Ban lãnh đạo. Như vậy thực chất Ban lãnh đạo đã mua vào CP ở mức đáy chứ không phải ở mức đỉnh.
Ví dụ kiểm chứng
Ví dụ mã HAR
Anh em hãy cùng kiểm chứng với mã HAR khi mà Ban lãnh đạo đăng ký mua vào và hoàn thành việc mua khi CP ở mức giá đỉnh sau sóng tăng rất mạnh từ chuỗi ngày sideway kéo dài. Điển hình là trường hợp của HAR, CTHĐQT đăng ký mua vào 5 triệu CP sau khi HAR tăng mạnh từ vùng đáy 4.0 lên mức đỉnh gần 16 và giảm về 12.
- 09/01/2017: BLĐ rao bán 3 triệu CP lúc HAR ở vùng đáy, giá quanh 2. http://s.cafef.vn/har-207721/har-ong-nguyen-nhan-bao-cthdqt-da-ban-3000000-cp.chn
- 14/07/2017: BLĐ đăng ký mua 5 triệu CP khi HAR đang ở vùng đỉnh 16. http://s.cafef.vn/har-229122/har-ong-nguyen-gia-bao-cthdqt-dang-ky-mua-5000000-cp.chn
- 10/08/2017: Đã mua 5 triệu CP.
Ví dụ mã TTZ
Trong suốt thời gian từ tháng 10/2018 đến tháng 8/2019, ông Hoàng Anh Quyết – Chủ tịch HĐQT đăng ký mua vào liên tục với lượng lớn nhưng chỉ mua thành công nhỏ giọt. Trong giai đoạn này giá của TTZ sau khi được đẩy lên từ 2.5 lên tận 8 đến 10 và đã phân phối đỉnh kéo dài. Sau giai đoạn phân phối đỉnh, đến cuối tháng 9/2019, ông Hoàng Anh Quyết lại đăng ký bán ra toàn bộ lượng CP đã mua vào trước đó với mực đích đạp giá TTZ về lại mức đáy.
Mã FIT
Ông Nguyễn Văn Sang – CTHĐQT đăng ký mua 10.000.000 cp từ 03/01/2020 đến 01/02/2020 (khi FIT đang ở mức giá đỉnh trên 10).
Xem: https://s.cafef.vn/fit-333216/fit-ong-nguyen-van-sang-cthdqt-dang-ky-mua-10000000-cp.chn
Chiêu thức phân phối giá sàn/trần – NĐT bắt đáy thành công hay đội lái thoát hàng thành công?
Tôi xin đề cập đến chiêu thức phân phối giá sàn mà đội lái rất hay áp dụng trong thời gian gần đây. Anh em nên chú ý, không phân biệt được mà lao vào bắt đáy thì cơ hội win gần như không có và tiềm ẩn rủi ro rất cao.
Phương pháp phân phối giá sàn
Như anh em đã biết, sau mỗi đợt đẩy giá hoặc sau mỗi đợt phát hành giấy giá 0 đồng, nhà cái hay đội lái (gọi chung là đội lái) sẽ tìm mọi cách để phân phối lại lượng CP đã gom ở mức giá rẻ và lượng CP đã mua vào khi tạo sóng để chốt lãi hay phân phối lượng CP giấy cho NĐT nhỏ lẻ ngoài thị trường.
Thông thường đội lái sẽ tạo các phiên bull trần ở vùng đỉnh để phân phối hàng. Tuy nhiên chiêu thức này khá tốn kém và hầu như nhỏ lẻ đều đã quá thuộc bài. Vì vậy đội lái đã áp dụng chiêu thức mới rất hiệu quả và đỡ tốn kém hơn là phân phối giá sàn.
Khi một CP được đánh lên và đã phân phối vài phiên ở mức giá đỉnh, đội lái vẫn còn một lượng kha khá CP giá rẻ, CP giấy. Khi đó đội lái sẽ buông để CP rớt sàn vài ba phiên tùy độ lớn của sóng đã tạo ra (đội lái áp dụng các mức giảm 38.2%, 50%, 61.8% của chỉ báo Fibonacci để lừa NĐT đánh theo TA). Khi đến phiên chạm mức trên, nhà cái tiến hành phân phối giá sàn trong phiên đó.
Đầu tiên, bằng một số tài khoản được ưu tiên, đội lái sẽ đặt bán sàn một lượng rất lớn ngay trước khi bắt đầu phiên. Và lệnh dư bán sàn lớn sẽ hiển thị ngay khi phiên bắt đầu. Nhỏ lẻ thấy lệnh dư bán sàn quá lớn sẽ không buồn đặt lệnh bán nữa.
Sau một chút thời gian nghe ngóng động tĩnh, thấy ổn thì đội lái sẽ dùng tài khoản đối ứng đặt vài lệnh mua giá sàn khá lớn và liên tục, và sau đó bồi thêm vài lệnh mua hàng trăm nghìn. Như vậy lái sẽ mua bán chính CP của mình để thả thính nhỏ lẻ. Khi thấy lượng mua giá sàn sôi động, nhỏ lẻ tranh nhau nhảy vào bắt đáy và sẽ mua hết lượng CP mà lái đã đặt bán từ đầu.
Sau đó giá sẽ được đẩy lên vài lai và lệnh mua đuổi của NĐT bắt đáy lại càng được đẩy vào thêm. Sau khi cân đối, thấy lượng đặt dư mua ở các mức dưới đủ lớn, đội lái lại dùng các tài khoản ảo đồng thời bán ra lượng lớn và CP lại bị dư bán sàn. Rồi đội lái lại tiếp tục bài tay phải mua tay trái để dụ gà. Việc này cứ lặp đi lặp lại đến hết phiên, tuy khối lượng GD rất lớn nhưng đa số là giá không tăng mấy, thậm chí vẫn dư bán sàn. Như vậy đội lái chỉ phải mua vào một lượng CP vừa phải để dụ gà nhưng đã bán ra được lượng hàng kha khá.
Anh em lưu ý là lượng CP của đội lái mua ở mức giá rẻ hay CP giấy giá 0 đồng nên dù bán ở mức nào trong thân sóng đều có lãi.
Đặc điểm của phiên phân phối sàn thường là:
- Có một hai phiên trước nó bị đạp sàn với mức thanh khoản ở mức trung bình hoặc cao hơn trung bình chút.
- Phiên phân phối sàn luôn có hiện tượng lúc dư mua sàn, lúc dư bán sàn nhưng lượng dư mua dư bán sàn chỉ ở mức vài k đến vài chục k.
- Thanh khoản của phiên phân phối thường tăng đột biến so với các phiên trước nó (có thể sẽ gấp đôi hoặc hơn).
Phương pháp phân phối giá trần
Như tôi đã đề cập, thông thường đội lái sẽ tạo các phiên bull trần ở vùng đỉnh để phân phối hàng. Đây chính là phương pháp phân phối giá trần.
Cách thức của phương pháp phân phối giá trần cũng giống như phương pháp phân phối giá sàn nhưng ngược lại. Phương pháp phân phối giá trần tốn kém hơn rất nhiều và kém hiệu quả hơn do hầu như nhỏ lẻ đều đã quá thuộc bài nên sẽ khó dụ được gà nhẩy vào đua trần. Tuy nhiên một số NĐT nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm vẫn bị lừa và lao vào đua trần bất chấp rủi ro tiềm ẩn.
Thay vì đẩy sàn, lái sẽ đẩy lệnh mua dần vào để khớp hết các lệnh bán và đẩy mức giá khớp lên trần. Sau đó lái sẽ quay tay kiểu mua trần tay phải, bán trần tay trái tạo giao dịch sôi động. Lái sẽ diễn sao cho lệnh mua luôn chủ động và chiếm ưu thế trước lệnh bán để thu hút sự chú ý của nhỏ lẻ. Đồng thời lái có đẩy mấy lệnh kê mua to bên dưới mức giá trần để tạo lực cầu to tạo cảm giác yên tâm cho nhỏ lẻ. Và nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm sẽ nhẩy vào đua lệnh mua trần. Lái có thể kiểm soát được lượng mua giá trần của nhỏ lẻ và sẽ cân đối bán ra từ từ đúng bằng lượng mua của nhỏ lẻ.
Đặc điểm của phiên phân phối trần thường là:
- Có một hai phiên trước nó được đẩy tăng giá khá mạnh nhưng thanh khoản vẫn chỉ duy trì ở mức trung bình.
- Phiên phân phối trần luôn có hiện tượng lúc dư mua trần, lúc dư bán trần nhưng lượng dư mua dư bán trần chỉ ở mức vài k đến vài chục k.
- Thanh khoản của phiên phân phối thường tăng đột biến so với các phiên trước nó (có thể sẽ gấp đôi hoặc hơn).
Ví dụ kiểm chứng
- Phân phối giá sàn: C69.
- Phân phối giá trần: MBG.
Chiêu thức đẩy lệnh mua kéo giá về tham chiếu hoặc xanh trong phiên đóng cửa – Liệu chúng ta mua sàn và lãi ngay trong phiên thì sẽ có lãi khi hàng về?
Như tôi đã đề cập từ Phần trước, giai đoạn đội lái áp dụng chiêu thức phân phối giá sàn để bán dần lượng CP giấy giá 0 đồng.
Trong giai đoạn này, nếu đội lái cứ duy trì chuỗi giảm sàn của CP trong suốt thời gian phân phối thì giá của CP đó sẽ giảm rất nhanh và giá trị bán lượng CP giấy giá 0 đồng sẽ bị giảm theo. Để bán được hàng giấy ở mức giá cao nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, đội lái sẽ áp dụng chiêu thức đẩy lệnh mua đủ lớn trong phiên đóng cửa để đưa mức giá đóng cửa về mức tham chiếu hoặc mức giá trần. Với chiêu thức này, đội lái sẽ thu được những lợi ích sau:
Lợi ích của việc kéo giá đóng cửa
- Duy trì được mức giá đóng cửa của CP ở mức giá cao để phiên sau tiếp tục phân phối ở mức giá sàn nhưng giá vẫn cao hơn hoặc bằng mức giá sàn phiên trước đó.
- Giăng bẫy ăn ngay 10% hay 20% trong phiên để dụ NĐT tham lam, thiếu hiểu biết thấy phiên sau có giá sàn là nhảy vào múc với hy vọng lãi lớn trong phiên. Tôi biết có rất nhiều NĐT đã từng bị mắc bẫy kiểu này và sẽ vẫn tiếp tục bị mắc bẫy. Tôi cũng đã từng bị lừa không dưới một lần.
- Tạo cảm giác an toàn cho NĐT khi thấy CP tuy cả phiên giao dịch ở mức sàn với khối lượng lớn nhưng cuối phiên vẫn được đỡ giá. Và NĐT sẽ nghĩ rằng CP này có ngưỡng hỗ trợ rất cứng ở mức giá sàn, cứ về mức giá đó là lại bật lên; nghĩ rằng CP có lái bảo kê ở mức giá hỗ trợ và sẽ lao vào múc ở những phiên sau đó khi CP đó tiếp tục phân phối giá sàn.
Ví dụ kiểm chứng
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh là khi chơi những loại CP đang bị làm giá kiểu này, đa số NĐT đều phải trả giá khi mua vào. Chỉ một lượng nhỏ NĐT am hiểu, vào ra đúng nhịp là có thể kiếm lãi vài %. Còn lại may mắn thì hòa vốn, còn đa số là bị lỗ và bị kẹp tiền nếu không dứt khoát stop loss.
* Phân tích diễn biến giao dịch của DST trong phiên 08/02/2018 để chúng ta hiểu rõ hơn.
- DST đã khớp 4.8 triệu CP ở mức giá từ tham chiếu đến sàn (giá sàn chủ đạo chiếm 3 triệu). Anh em tham khảo cụ thể lịch sử giao dịch ở link: http://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich-DST-6.chn?date=08/02/2018
- Tôi tạm tính lái mua tay phải bán tay trái 4.3 triệu và bán ra ngoài được 500k CP. Phiên đóng cửa lái đẩy lệnh mua trần lớn và đã khớp 257k ở mức giá trần. Tuy nhiên lượng khớp này đa số là của lái bán ra, chỉ có tầm vài chục nghìn là ở bên ngoài và tôi tạm tính là 50k.
- Với mức giá tham chiếu phiên hôm nay là 3.1 thì lái mất thêm 50.000*0.6 = 30 triệu tiền chênh giá để mua lượng 50k bên ngoài này. Nếu không kéo giá, phiên mai DST sẽ có giá tham chiếu là 2.8 và mức sàn sẽ là 2.6. Nhưng do được kéo giá lên mức giá trần 3.4 nên thực tế mức giá sàn phiên mai là 3.1, chênh giá sàn là 3.1-2.6 = 0.5. Phiên mai lái tiếp tục phân phối giá sàn được 500k, trừ 50k mua ở phiên đóng cửa hôm nay thì phiên mai lái sẽ bán ra được 450k. Và mức thu được do chênh giá sàn là 450.000*0.5 = 225 triệu. So sánh 225 triệu với 30 triệu là chúng ta biết ngay tại sao đội lái rất ưa thích việc đỡ giá cuối phiên.
* Thêm một ví dụ cụ thể nữa là FIT trong phiên ngày 30/12/2019. Cả phiên FIT khớp hơn 5 triệu giá sàn 9.09 và đóng cửa đặt lệnh mua 550k giá 10.0. Anh em thử tính toán xem liệu đội lái FIT gà hay chúng ta gà nhé.
* Chúng ta cũng có thể tính toán với mã C69 trong phiên 18/10/2019. Chỉ cần đặt mua 1700 giá ATC là đã có thể đẩy giá đóng cửa từ 15.9 lên 18.0. Để rồi phiên 21/10/2019 lái tiếp tục phân phối giá sàn với mức 16.2. Nếu phiên 18/10 không đỡ giá mà đóng cửa sàn 15.9 thì phiên 21/10 tiếp tục giá sàn sẽ là 14.4. So với mức sàn 16.2 thì đã chênh 1.8k. Chỉ cần phân phối cho nhỏ lẻ tầm 50k trong phiên 21/10 thì lái đã lãi được 90 triệu.
Chiêu thức đăng ký mua vào, bán ra khối lượng lớn của ban lãnh đạo để làm giá CP
Trước tiên tôi xin nhấn mạnh là tất cả các CP, không kể lớn bé, không kể cơ bản hay đầu cơ… khi có sóng tăng thì đều có đội lái đứng sau điều tiết.
Như anh em đã biết, việc BLĐ hay các cổ đông lớn đăng ký mua vào hay bán ra CP với khối lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến giá CP trong ngắn hạn. Nếu là đăng ký mua thì thường giá CP sẽ tăng mạnh một vài phiên sau khi công bố đăng ký mua. Và ngược lại là giá CP sẽ giảm trong trường hợp đăng ký bán.
Trên TTCK, đa số việc mua vào hay bán ra của BLĐ hay cổ đông lớn đều là bình thường và diễn ra bình thường dựa trên nhu cầu mua bán thực sự của người đăng ký. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp, BLĐ, NĐT lớn dựa vào việc mua bán này để làm giá CP. Trên phương diện phân tích, tôi chỉ đi sâu vào các mua bán có mùi.
Nội dung chiêu thức
Như tôi đã đề cập và phân tích ở Phần 1, đa số các lãnh đạo kiểu lái và đội lái đều có rất nhiều tài khoản vệ tinh. Và việc đăng ký mua vào ở vùng đỉnh hay bán ra ở vùng đáy thì tôi đã nói rõ ở Phần 1. Vấn đề là có rất nhiều trường hợp khi CP chỉnh mạnh về mức đáy thì BLĐ hay cổ đông lớn (gọi chung là BLĐ) đăng ký mua vào hoặc khi CP tăng mạnh đến mức đỉnh thì BLĐ đăng ký bán ra.
Vẫn biết là khi đăng ký mua vào khối lượng lớn thì sau khi công bố, giá CP sẽ tăng rất mạnh (nguyên nhân tăng là do cầu thực của một số NĐT non trẻ và do cầu ảo của lái), và việc mua vào theo thời gian sau đó sẽ bất lợi vì giá CP đã tăng mạnh. Trường hợp đăng ký bán ra cũng tương tự khi giá CP bị giảm mạnh. Câu hỏi là tại sao bất lợi như vậy mà BLĐ vẫn làm, liệu BLĐ có đủ thông minh mà làm vậy không?
Tôi xin thưa là họ hơn ta mấy cái đầu, họ có thông tin nội bộ, họ được hậu thuẫn bởi một số thế lực ngầm, họ được đội lái giúp đỡ nên họ chả ngu đâu. Thời gian đăng ký mua bán thực chất chỉ là vấn đề hợp thức hóa và để chuyển nhượng phần CP đã được mua gom từ trước ngày đăng ký với mức giá đẹp ở các tài khoản vệ tinh về tài khoản chính của BLĐ mà thôi. Đó chính là các giao dịch thỏa thuận. Chính vì vậy mà khi BLĐ đăng ký mua bán, bao giờ cũng gắn liền với phương thức mua bán bằng khớp lệnh và thỏa thuận chứ không bao giờ có chuyện phương thức mua bán chỉ có khớp lệnh mà không có thỏa thuận. Với kiểu mua bán này của BLĐ, mục đích chính chỉ có thể là BLĐ lướt sóng CP kiếm lời.
Khi BLĐ lên kế hoạch mua CP, thông thường họ sẽ liên kết với lái để đánh xuống CP đến mức đáy, sau đó họ dùng các tk vệ tinh (cả tk vệ tinh của lái) để mua dần CP ở mức đáy. Giai đoạn gom hàng này của lái thường chúng ta hay gọi là giai đoạn sideway tích lũy. Sau khi gom đủ lượng, BLĐ lập tức công bố thông tin đăng ký mua vào. Việc thỏa thuận để chuyển lượng CP gom giá rẻ từ các tk vệ tinh về tk chính của BLĐ được thực hiện trong khoảng thời gian đã đăng ký. Tuy nhiên đa số BLĐ sẽ chỉ chuyển nhận nhượng một phần và sẽ thông báo là không mua đủ lượng CP đã đăng ký với lý do này nọ. Thực tế là một phần CP đã gom ở các tk vệ tinh sẽ được chốt lãi ở các phiên mà giá CP tăng mạnh do tin mua vào.
Việc đăng ký bán CP của BLĐ cũng có trình tự như việc mua nhưng ngược lại về xu hướng giá.
Tóm lại là chúng ta không thể biết được lượng CP thực tế mà BLĐ của các doanh nghiệp có mùi đang nắm giữ là bao nhiêu, tất cả chỉ là ảo mà thôi. Tỷ lệ nắm giữ được công bố trên các kênh thông tin đại chúng chỉ là cái vỏ, và khi mua vào chưa chắc số CP thực tế của họ sẽ tăng cũng như khi bán ra thì chưa chắc số CP của họ đã giảm. Tất cả chỉ là chiêu trò của BLĐ, của lái nhằm mục đích lừa đảo nhỏ lẻ để mưu lợi. Ví dụ với ART, tỷ lệ CP nắm giữ được công bố của anh Quyết là rất thấp nhưng anh vẫn là người cầm cái.
Ví dụ kiểm chứng
Tôi xin lấy một ví dụ thực tế để chứng minh là nếu anh em nào đã từng theo dõi mã KLF thì đều biết đến thương vụ lướt sóng của đội Liên Thành. Liên Thành liên tục đăng ký mua vào bán ra KLF với khối lượng lớn để tạo sóng kiếm lời trong khoảng thời gian từ tháng 12/2016 đến đầu năm 2018. Khi đó KLF liên tục có sóng, tăng mạnh từ 2 lên 6 rồi lại giảm về 2.
Câu chuyện phát hành riêng lẻ của một số doanh nghiệp niêm yết – Họ gà hay chúng ta gà???
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án phát hành riêng lẻ (PHRL) để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên câu chuyện đằng sau việc PHRL là gì, mục đích thực sự của PHRL liệu có phải là do doanh nghiệp muốn tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay vì mục đích khác? Hôm nay tôi xin mổ xẻ việc PHRL của một số doanh nghiệp để anh em hiểu rõ hơn về chuyện này.
Trước tiên, tôi khẳng định việc PHRL của một số doanh nghiệp làm thật ăn thật là rất tốt, lợi cả đôi đường. Doanh nghiệp vừa lựa chọn được cổ đông chiến lược tin cậy, vừa tăng vốn thành công để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cổ đông chiến lược thì chọn lựa được doanh nghiệp đảm bảo, làm ăn hiệu quả, giúp cho khoản vốn đầu tư sinh lời.
Tôi chỉ đề cập đến câu chuyện PHRL của một số doanh nghiệp làm giả ăn thật, điền hình như C69, MBG, CCL, KSH… và còn nhiều doanh nghiệp như vậy. Đặc điểm của các doanh nghiệp này thường là làm ăn bết bát, vốn điều lệ tăng liên tục nhưng kết quả kinh doanh lại lẹt đẹt, BLĐ có tiền sử làm giá chính CP của doanh nghiệp mình nhằm mục đích kiếm lời, doanh nghiệp không minh bạch, có tiền sử dính phốt, thị giá CP ở mức thấp dưới mệnh giá…
Nội dung PHRL
Tăng vốn ảo để gia tăng lượng CP nắm giữ. Thực chất vốn điều lệ tăng nhưng tiền thật phục vụ sản xuất kinh doanh thì không tăng.
Mục đích việc PHRL
Để bán lượng CP PHRL ra bên ngoài qua kênh mua bán trực tiếp trên sàn giao dịch nhằm kiếm tiền hợp pháp.
Cách thức thực hiện
Đối tượng PHRL là người thân của Ban lãnh đạo (BLĐ) như người nhà, bạn bè, bạn làm ăn… nhưng chỉ đứng tên, còn BLĐ thực chất mới là người quản lý và sở hữu lượng CP PHRL này.
Đội lái chính là Ban lãnh đạo kết hợp với một đội lái bên ngoài (có thể đội lái thuộc một công ty CK nào đó), gọi chung là đội lái.
Thông thường, CP PHRL sẽ bị hạn chế giao dịch trong vòng 1 năm kể từ ngày phát hành. Do đó, để bán được, đội lái cần chờ đến thời điểm khoảng sau 1 năm mới hành động (có thể sớm hơn chút hoặc muộn hơn vài tháng).
Như chúng ta đã biết, BLĐ nhờ người một số thân đứng ra đăng ký mua hết lượng CP PHRL, số tiền mua sẽ được BLĐ chuyển cho những người thân này để nộp cho doanh nghiệp theo kênh chính thống để xác nhận việc đã nộp tiền mua CP PHRL. Sau đó số tiền này sẽ được chuyển ngược lại cho BLĐ qua các kênh như ủy thác đầu tư, làm tăng khoản trả trước cho bên bán, làm tăng khoản phải thu khách hàng, làm tăng giá trị lượng hàng tồn kho… (so sánh BCTC quý 2/2018 và quý 3/2018 của CCL thấy phần phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng đột biến, ứng với thời gian PHRL vào đầu quý 2/2018). Như vậy việc PHRL đã thành công, lượng CP PHRL đã được BLĐ mua với giá 0 đồng.
Sau khoảng thời gian hợp lý, đội lái sẽ dùng nghiệp vụ của mình (các bạn xem lại bài viết của tôi về các chiêu thức làm giá của đội lái) để đánh dần mức giá CP lên mức kế hoạch (mức này thường cao hơn rất nhiều lần mệnh giá).
Khi đạt mức giá kế hoạch, đội lái sẽ dùng các chiêu thức để thả thính NĐT nhỏ lẻ như quay tay tạo thanh khoản, đăng ký mua vào lượng lớn, phân phối đẩy giá trần, kê lệnh đỡ giá… và sẽ dần dần bán ra lượng CP PHRL. Để dễ dàng phân phối hàng ra bên ngoài, trong giai đoạn này, BLĐ doanh nghiệp sẽ vẽ ra các kế hoạch này nọ, triển vọng này nọ hay mông má BCTC để có kết quả kinh doanh đột biến (ví dụ như kiểu mông má BCTC đột biến của SRA) hoặc sẽ ra nhiều tin tốt hỗ trợ. Vậy là nhỏ lẻ sẽ sập bẫy đội lái khi tranh nhau mua vào lượng CP giấy bằng tiền thật.
Ở cuối chu kỳ phân phối CP PHRL, đội lái sẽ sử dụng chiêu thức phân phối giá trần, phân phối giá sàn, kê lệnh đỡ giá… để bán nốt lượng CP còn lại. Sau đó đội lái sẽ buông và giá CP sẽ xuống dốc không phanh.
Khuyến cáo
Anh em nào đủ giỏi có thể mua vào từ khi đội lái bắt đầu đẩy giá và giữ cho đến giai đoạn đội lái bắt đầu phân phối hàng ra bên ngoài mới chốt lãi thì sẽ ăn đủ, có thể lãi gấp vài lần. Ví dụ MBG mua vào tầm 5.0 và chốt lãi trên 30, CCL mua vào tầm 3.0 đến 4.0 và chốt lãi trên 10. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi anh em phải cực kỳ kinh nghiệm, hiểu được cách chơi của lái và chấp nhận rủi ro, xác định chịu lỗ cao… mới nên chơi.
Anh em nào không đủ giỏi thì xin đứng ngoài hoặc chỉ nên men theo sóng ăn từng đoạn cho an toàn.
Tuyệt đối không bị lừa nhẩy vào mua ở mức giá cao chót vót trong giai đoạn lái phân phối hàng (thường là giai đoạn CP có thanh khoản rất cao, giá CP trần sàn liên tục, doanh nghiệp ra nhiều tin tốt, BLĐ hay cổ đông lớn đăng ký mua lô lớn…). Bởi vì giai đoạn này kiếm ăn sẽ rất khó, vào ra không đúng nhịp mà dính phải nhịp giảm không phanh thì xác định luôn rồi.
Áp dụng để chơi CP có câu chuyện PHRL
Chúng ta theo dõi tất cả các mã có kế hoạch PHRL, tạo một list theo dõi riêng, nhớ ghi rõ ngày PHRL. Sau khoảng thời gian tầm 8 tháng kể từ ngày PHRL, chúng ta bắt đầu theo dõi CP đó, nếu thấy có hiện tượng đẩy giá thì sẽ mua vào từ đầu chân sóng. Sau đó nắm giữ để xem game đẩy giá ra sao. Nếu ổn thì giữ lại tầm vài tháng cho đến khi có dấu hiệu lái phân phối thì chốt, hoặc khi đạt mức giá kỳ vọng thì chốt cho an toàn. Nếu game đẩy giá không ổn thì coi như chơi lướt với CP đó, chốt lãi, cắt lỗ như bình thường.
Cách chơi này thực sự là liều ăn nhiều và đòi hỏi người chơi phải đủ bản lĩnh, phải có cái đầu lạnh để giữ hàng vì trong giai đoạn đẩy giá, sẽ có vài đoạn CP sẽ bị giảm mạnh do lực bán chốt lãi. Nếu không có cái đầu lạnh, người chơi sẽ bán ra chốt lãi ở những đoạn chỉnh mạnh này để đảm bảo phần lãi và như vậy người chơi sẽ mất hàng và sẽ không dám mua lại CP đó để nắm giữ.
Không khuyến khích anh em chơi loại CP kiểu này. Hãy tránh xa CP giấy, họ luôn là người chiến thắng với bất kỳ giá bán nào còn chúng là chỉ là gà mà thôi.
Lái vẽ chart theo các chỉ báo phân tích kỹ thuật để nhỏ lẻ mua bán
Như chúng ta đều biết, TTCK Việt Nam hiện tại có quy mô lớn hơn và đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều lần so với những năm 2010 trở về trước. Và để thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, đa số các NĐT đều đã chuyên nghiệp hơn so với trước. Các NĐT đã cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu so với thực tế. Và đại đa số các NĐT đều đã tìm hiểu, nghiên cứu các phương pháp PTKT và sử dụng chúng trong quá trình chọn lựa và mua bán CP. Do đó công cụ PTKT là thước đo để các NĐT hướng tới và tuân thủ theo.
Nắm bắt được thực tế trên, đội lái sẽ sử dụng chính công cụ PTKT để làm mồi nhử dụ NĐT nhỏ lẻ rơi vào bẫy của họ.
Các bạn nên nhớ là đội lái thường có trình độ giỏi hơn rất nhiều so với NĐT nhỏ lẻ. Họ thậm chí có cả một đội chuyên về nghiên cứu và phát triển hệ thống PTKT đồng thời nghiên cứu sự lệ thuộc của các NĐT nhỏ lẻ với các chỉ báo PTKT. Do đó họ biết khi nào phải tạo ra chỉ báo kỹ thuật gì để NĐT nhỏ lẻ xác nhận các chỉ báo đó và sẽ quyết định mua bán theo chỉ báo. Và dựa vào đó, đội lái sẽ tương kế tựu kế để té nước theo mưa thu lợi. Còn NĐT nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm sẽ bị thua thiệt cho dù đã tuân thủ đúng các chỉ báo kỹ thuật.
Lái vẽ chart
Khi đội lái muốn gom hàng trong nhịp chỉnh trước khi tiếp tục xu hướng tăng mạnh tiếp theo, họ sẽ thao túng mức giá và thanh khoản trong một vài phiên để các chỉ báo kỹ thuật cho tín hiệu tiêu cực như phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, break giảm giá khỏi trendline hỗ trợ, RSI cắt xuống dưới đường 70, mức giá cắt xuống dưới SMA20, đường MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống… Sau khi xác nhận các tín hiệu xấu đó, NĐT thiếu kinh nghiệm sẽ đua nhau bán chốt lãi hoặc cắt lỗ ồ ạt. Và việc còn lại của đội lái là kết hợp đè giá bên trên để canh mua hàng sale off. Sau khi mua đủ lượng, đội lái sẽ đánh thốc lên theo đúng ý đồ. Như vậy nhỏ lẻ đã bị bán hớ cho lái.
Ngược lại, khi đội lái muốn xả hàng, họ làm ngược lại với cách thức gom hàng, cũng thao túng để tạo tín hiệu tích cực cho các chỉ báo kỹ thuật. Và tương tự, sau khi xác nhận tín hiệu, nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm lại đua nhau tranh mua ở mức giá cao. Việc còn lại của đội lái là xả dần hàng vào đầu nhỏ lẻ.
Hình thức phổ biến mà đội lái hay sử dụng nhất là break tăng giả, break giảm giả, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, phá vỡ ngưỡng kháng cự.
Đội lái cũng sử dụng cách làm sai lệch các mô hình chuẩn như mô hình hai đáy, mô hình hai đỉnh, vai đầu vai để NĐT không thể xác nhận được mô hình và sẽ không tuân thủ mô hình. Ví dụ làm đỉnh sau cao hơn đỉnh trước với mô hình hai đỉnh; với mô hình vai đầu vai thì mức giá giảm của vai thứ hai khi chạm đường neckline sẽ đảo chiều giả; nhưng sau đó nhịp giảm sẽ vẫn tiếp tục sau khi lái hoàn thành sứ mệnh thoát hết hàng.
Ngoài ra đội lái còn xác định được các mức cắt lỗ của đa số nhỏ lẻ và sẽ cố tình tác động để mức giá giảm quá mức cắt lỗ dẫn đến nhỏ lẻ phải kích hoạt điểm cắt lỗ.
Ví dụ kiểm chứng
Tôi lấy ví dụ về mã HTM. Trong nhịp giảm về đầu 13, đội lái có thể đã biết mức cắt lỗ của đa số nhỏ lẻ là quanh 15 (Fibo 50% sau nhịp tăng mạnh), 13.5 (Fibo 61.8%) nên đã đạp giá thủng mức 15, về đầu 14 trong phiên Washout đầu tiên và tiếp tục đạp thủng mức 13.5 về đầu 13 trong phiên Washout thứ hai. Mục đích của lái là để gom hàng giá rẻ. Sau hai phiên Washout đó thì HTM đã được đẩy lên mạnh mẽ.
Sau khi đẩy giá tăng mạnh đến mức 16.8 (Fibo 38.2% sau nhịp giảm mạnh), lái đã tạo phiên break giả khỏi ngưỡng kháng cự 38.2% để phân phối hàng ở mức giá trên 16.8. Sau khi phân phối xong hàng, lái buông và HTM giảm mạnh liên tiếp ba phiên với ba cây nến đỏ thân dài và mức giá lại quay trở lại dưới mức kháng cự 38.2%. Và HTM tiếp tục nhịp giảm về đến đầu 15 trong phiên 24/10/2019.
Các cách phòng tránh
- Chúng ta nên sử dụng nhiều công cụ PTKT khác để xác định độ tin cậy của tín hiệu. Khi đa số các công cụ PTKT đều xác nhận tín hiệu giống nhau thì đó là tín hiệu có độ tin cậy cao.
- Nên tham khảo các yếu tố ngoài PTKT như PTCB, tâm lý thị trường, đánh giá tin tức tác động và quan trọng nhất là cảm giác. Những điều này có thể đưa đến cho bạn các gợi ý những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần.
- Nên tuân thủ theo xu hướng chung của thị trường, không nên đi ngược lại xu hướng chung.
- Luôn tuân thủ kỷ luật đầu tư, xác định các điểm cắt lỗ, chốt lãi hợp lý.
- Không chạy theo tâm lý đám đông, luôn giữ cho bản thân cái đầu lạnh. Hãy quyết định mua bán theo lý trí, không để tâm lý chi phối.
Đội lái đẩy giá CP lên thật cao rồi cho rơi tự do đến mức giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới cho đảo chiều và quay tay phân phối
Như chúng ta đã biết, một số mã CP được đội lái đẩy lên rất mạnh nhằm mục đích phân phối lượng hàng giá 0 đồng ra bên ngoài, ví dụ như C69, MBG, CCL, TTZ… Trong giai đoạn thao túng giá CP, đội lái rất hay sử dụng chiêu thức đánh CP lên thật mạnh với mức giá rất cao so với mức giá ban đầu, sau đó sẽ thả sàn cho rơi tự do với mức giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới cho đảo chiều và quay tay phân phối. Vậy tại sao lái không phân phối ngay ở vùng đỉnh để thu về nhiều tiền hơn mà phải cho giảm gần 50% thị giá đỉnh rồi mới phân phối? Chúng ta cùng phân tích xem liệu họ có phải là gà không nhé.
Tại sao lại cho giá rớt?
Như tôi đã đề cập đến phương pháp phân phối giá trần và phương pháp phân phối giá sàn ở các bài trước, đặt lên bàn cân thì phương pháp phân phối giá sàn sẽ dễ thực hiện hơn, dễ lùa NĐT nhỏ lẻ hơn và cũng đỡ tốn kém hơn.
Bình thường, khi lái đánh CP lên mức giá cao mà muốn phân phối đỉnh thì cần phải có nguồn lực lớn để duy trì vùng đỉnh. Việc duy trì vùng đỉnh vừa tốn kém lại vừa khó lừa được NĐT nhỏ lẻ. Vì khi ở vùng đỉnh, nhỏ lẻ đã có kinh nghiêm sau nhiều lần bị úp bô nên sẽ có sự cảnh giác nhất định. Do đó việc phân phối đỉnh có vẻ kém hiệu quả.
Lái nắm bắt được tâm lý cố hữu của nhỏ lẻ chúng ta là rất thích bắt đáy những CP đã chỉnh giảm mạnh. Tâm lý của nhỏ lẻ luôn là “Thấy CP giảm mạnh 50% thị giá sẽ canh để bắt đáy với hy vọng nếu CP đó hồi về mức đỉnh thì sẽ có lãi 100% mà không quan tâm đến mức giá bắt đáy là cao hơn rất nhiều so với giá trị thực của CP đó”. Tôi lấy ví dụ: Giả sử giá trị thực của CP là 8k và đang giao dịch ở mức 10k và nhỏ lẻ chê đắt không thèm mua. Nếu lái đánh CP đó lên đến mức 40k rồi cho rơi về mức giảm 50% thị giá tức là 20k và quay tay tạo cầu bắt đáy thì nhỏ lẻ sẵn sàng quên câu chuyện giá trị thực có 8k để lao vào bắt đáy ở mức giá 20k vì lý do rất rõ ràng là CP đó đã giảm 50% từ mức đỉnh nên chắc chắn sẽ bắt đáy an toàn và có cơ hội kiếm lời bắt đáy.
Vì lẽ đó nên lái sẽ đánh cho CP tăng giá cao chót vót rồi đột ngột cho rơi tự do một số phiên sàn cho đến khi mức giá đã giảm gần 50% thị giá. Khi đó đã có rất nhiều nhỏ lẻ theo dõi chờ bắt đáy. Lái chỉ chờ đến khi đó là chơi bài phân phối giá sàn tạo cú lừa bắt đáy để phân phối lượng lớn hàng cho nhỏ lẻ tham bắt đáy trong phiên. Và cuối phiên bắt đáy lái sẽ đẩy lên trần để thả thính cho phiên sau. Có thể lái sẽ đẩy trần lên thêm một hai phiên sau đó để kết hợp phân phối giá trần cho nhỏ lẻ. Đặc điểm phiên phân phối giá sàn và hai phiên đẩy tiếp sau đó là thanh khoản rất cao. Đến phiên khi lô hàng bắt đáy về, lái lập tức buông và CP lại giảm sàn ngay từ đầu phiên đó. Nhịp giảm sàn tiếp tục kéo dài vài phiên với thanh khoản teo tóp vì không có lực mua và nhỏ lẻ không thể bán ra ở mức sàn mỗi phiên nên đành chấp nhận bị kẹp. Khi mức giá giảm quá mức đáy vòng 1 thì lái sẽ lại lặp lại chiêu bài phân phối giá sàn rồi kê lệnh đẩy trần cuối phiên để tiếp tục vòng 2.
Cứ như vậy lái sẽ lặp đi lặp lại chiêu phân phối giá sàn này để lùa gà nhỏ lẻ tham bắt đáy và phân phối hàng 0 đồng ra bên ngoài cho đến khi gần hết hàng. Như vậy chắc chắn lái không phải gà mà chính nhỏ lẻ tham bắt đáy mới là gà mà thôi.
Ví dụ kiểm chứng
Tôi lấy ví dụ hai mã MBG và TTZ để chúng ta tham khảo.
- BMG tăng ảo từ đầu 4 lên tận mức giá đỉnh 63.8, sau khi đạt đỉnh lái cho cắm 6 cây sàn về mức 30.9 rồi quay tay phân phối sàn ở mức này. Cuối phiên đó lái đẩy MBG lên trần sau khi khớp 1 triệu CP. Hai phiên sau lái tiếp tục phân phối trần với thanh khoản tiếp tục cao trên 500 CP. Đến phiên tiếp theo khi lô hàng bắt đáy về, lái lại buông để MBG cắm sàn và cho đến tận hôm nay sau 4 cây sàn, MBG đã chỉnh về mức thấp hơn đáy trước còn 29.7. Khả năng lái sẽ lặp lại guồng quay phân phối sàn kh MBG chỉnh về tầm 24 đến 27.
- Tương tự TTZ cũng vậy, được đẩy lên mạnh mẽ từ 3 lên 8, sau giai đoạn phân phối quanh vùng 8, lái đã thả cho TTZ rơi tự do về 3.5 rồi phân phối sàn với phiên kỷ lục gần 1.2 triệu CP trao tay. Sau đó TTZ tiếp tục quay tay phân phối sàn cho đến khi mức giá giảm về đầu 2 như hiện tại.
Các cách đối phó
- Xác định xem CP có nhịp tăng mạnh đó là tăng thật hay tăng ảo và xác định lý do dẫn đến việc tăng giá mạnh đó có hợp lý hay không.
- Cần xác định rõ giá trị thực của CP và so với mức giá sau nhịp giảm mạnh xem đã phù hợp hay chưa. Nếu giá của CP quá ảo so với giá trị thực của CP thì nên tránh xa.
- Tuyệt đối không nên bắt đáy bằng mọi hình thức với các mã được làm giá và đã tăng ảo một cách bất hợp lý.
Ban lãnh đạo bán ra 21 triệu CP để thu tiền tươi thóc thật – Tại sao giá CP giảm mạnh mà họ vẫn bán và chúng ta vẫn lao vào bắt đáy?
Gửi anh chị em quan tâm đến ROS. Tôi xin đề cập đến tuyệt chiêu của đại ka cầm đầu với cách thức bán thành công 21 triệu CP ROS.
Toàn cảnh game
Như chúng ta đã biết, cuối tuần qua, đại ka cầm đầu đã công bố thông tin bán thành công 21 triệu CP ROS trong thời gian từ 06/12/2019 đến 02/01/2020 (Xem link: http://images1.cafef.vn/download/030120/ros-bao-cao-ket-qua-giao-dich-co-phieu-cua-nguoi-noi-bo-trinh-van-quyet.pdf). Mục đích bán ROS của đại ka cầm đầu lần này chắc chắn là để thu tiền tươi thóc thật về nhằm phục vụ cho game sắp tới của FHH và BAV. Chắc hẳn ai cũng hiểu ROS như thế nào và giá trị thực sự của ROS ra sao. Vậy ai là người hào phóng đứng ra trả tiền tươi để mua lại 21 triệu CP này và đại ka cầm đầu làm thế nào để bán ra được lượng CP khủng như vậy trong một tháng? Tôi xin đưa ra phân tích riêng của bản thân về vấn đề này, rất mong anh chị em cùng đánh giá và bình luận đa chiều. Xin cám ơn.
Đầu tiên, tôi xin xâu chuỗi lại toàn bộ vấn đề theo mốc thời gian để anh em có hệ thống:
- Đại ka cầm đầu bán thành công 70 triệu ROS từ 05/09/2019 đến 01/10/2019 bằng phương pháp thỏa thuận.
- Đại ka cầm đầu bán thành công 21 triệu ROS từ 06/12/2019 đến 02/01/2020 bằng phương pháp thỏa thuận.
- Đầu năm 2019, đại ka cầm đầu từng đề cập không bán ROS trong năm 2019 và cũng chưa có kế hoạch bán ROS trong những năm tiếp theo.
- ROS bắt đầu nổ thanh khoản với mức trên 10 triệu/phiên từ tháng 9/2019.
- ROS bắt đầu cắm sàn từ phiên 25/12/2019 với mức giá 23.05.
- Sau ba phiên sàn không thanh khoản, đến phiên sàn thứ tư, 31/12/2019, ROS đã được bắt đáy với khối lượng khớp 20.4 triệu nhưng vẫn tiếp tục sàn.
- Phiên tiếp theo, 02/01/2020, ROS vẫn bài cũ là bắt đáy với khối lượng 20.4 triệu và vẫn tiếp tục sàn.
- Phiên cuối tuần vừa rồi và cũng là thời điểm đại ka cầm đầu thông báo bán thành công lô 21 triệu, ROS tiếp tục chỉnh về mức giá sàn 15.0 và được đánh thốc lên mức giá gần trần. Tuy nhiên cuối phiên lực bán mạnh lại đẩy mức giá đóng cửa về mức sát sàn 15.15 với thanh khoản hạn chế hơn là 10.5 triệu.
Mổ xẻ từng bước
Trước tiên tôi xin khẳng định lần bán đầu tiên 70 triệu là đại ka cầm đầu thoả thuận thật với các tài khoản vệ tinh để cung cấp một lượng hàng cho các tài khoản này nhằm mục đích quay tay tạo thanh khoản trong thời gian từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2019 với thanh khoản đỉnh điểm mỗi phiên lên đến gần 40 triệu, chứ không phải mục đích bán ra thu tiền tươi.
Lần bán 21 triệu này mục đích của đại ka cầm đầu mới là thu tiền tươi. Cụ thể như sau:
- Lý do chính của quãng thời gian bùng nổ thanh khoản từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2019 nhằm mục đích củng cố tâm lý cho nhỏ lẻ rằng ROS đã xây móng bền vững ở mức giá 23 đến 26 trong thời gian dài đồng thời cho nhỏ lẻ làm quen với việc dư bán vài chục triệu hay khớp vài chục triệu trong phiên, đó cũng là điều bình thường vì đã xảy ra trong thời gian dài rồi. Ngoài ra có thể có thêm mục đích tạo khoản thu phí giao dịch cho ART nhằm phục vụ game khác.
- Mục đích của ba phiên thả sàn không lực đỡ là để tạo giá giảm về mức hấp dẫn nhằm thả thính dụ nhỏ lẻ bắt đáy. Mức giá đã giảm từ 23.05 về 17.3 tức giảm trên 25% và với một CP được gán mác blue, VN30 thì việc giảm 25% trong vài phiên là đáng để bắt đáy rồi.
- Phiên sàn thứ tư, 31/12/2019, ROS đã được bắt đáy với khối lượng khớp 20.4 triệu nhưng vẫn tiếp tục sàn ở mức 17.3. Phiên tiếp theo, 02/01/2020, ROS vẫn bài cũ là bắt đáy với khối lượng 20.4 triệu và vẫn tiếp tục sàn ở mức 16.1. Phiên cuối tuần vừa rồi và cũng là đại ka cầm đầu thông báo bán thành công, ROS chỉnh về mức giá sàn 15.0 và được đánh thốc lên mức giá gần trần. Tuy nhiên cuối phiên lực bán mạnh lại đẩy mức giá đóng cửa về mức sát sàn 15.15 với thanh khoản hạn chế hơn là 10.5 triệu.
- Theo T+ thì lô hàng bắt đáy đầu tiên phải đến phiên đầu tuần ngày 06/01/2019 mới được giao dịch và theo tôi thì chắc chắn phiên ngày lượng hàng bắt đáy của nhỏ lẻ sẽ tháo chạy kiểu chất núi.
- Lô 21 triệu đại ka cầm đầu đã bán thành công bằng phương thức thỏa thuận. Vậy ai mua thỏa thuận của anh? Xin thưa là anh tiếp tục bán thỏa thuận cho các tài khoản vệ tinh chứ chả NĐT nào dại lại bỏ ra cả mớ tiền mặt để mua lại 21 tấn giấy. Và các tài khoản vệ tinh này trong ba phiên bắt đáy gần đây đã vừa quay tay mua tay phải bán tay trái, vừa kích thích để phân phối lô 21 triệu của anh lên đầu nhỏ lẻ tham bắt đáy. Đỉnh điểm là phiên cuối tuần vừa rồi, ROS được đánh lên gần trần để tạo cảm giác đảo chiều hồi phục, nhỏ lẻ lao vào bắt đáy kịch liệt và các tài khoản vệ tinh sẽ cân lệnh để bán nốt phần còn lại trong 21 triệu chưa phân phối hết trong hai phiên trước đó.
- Phiên đầu tuần ngày 06/01/2019 sẽ có câu trả lời cho phân tích của tôi. Nếu ROS không bị bán mạnh, được đẩy lên giá xanh và lực mua vẫn lớn thì coi như tôi phân tích sai, không hiểu gì về đại ka cầm đầu. Còn nếu phiên mai mà ROS tắt cầu, dư bán sàn cả mớ thì tôi đúng. Và nếu tôi đúng thì dự là ROS sẽ còn sàn dài dài. Hy vọng là tôi sai để anh em chót lỡ bắt đáy ROS sẽ không bị mất Tết. Nếu tôi đúng thì xin ngả mũ bái phục đại ka cầm đầu và tôn anh làm sư phụ của sư phụ các đội lái.
Câu chuyện CP tăng giá rất mạnh của một số doanh nghiệp mới niêm yết
Như chúng ta đã biết, CP của một số doanh nghiệp mới niêm yết đã tăng giá rất mạnh trong khoảng thời gian một đến hai năm đổ lại kể từ ngày niêm yết. Vậy câu chuyện đằng sau việc tăng giá này là gì, nguyên nhân của việc tăng giá có phải đến từ kết quả kinh doanh khả quan hay không, mục đích của việc tăng giá liệu có phải để giúp nhỏ lẻ sinh lời hay vì mục đích khác? Tôi xin mổ xẻ việc tăng giá sau niêm yết của một số doanh nghiệp mới niêm yết để anh em hiểu rõ hơn về câu chuyện này.
Trước tiên, tôi khẳng định với các doanh nghiệp làm thật ăn thật và kết quả kinh doanh khả quan thì việc tăng giá sau khi niêm yết là hết sức bình thường và sẽ là có lợi cho các NĐT nắm giữ CP đó. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có vấn đề thì câu chuyện tăng giá sau niêm yết lại có mục đích chủ quan của ban lãnh đạo (BLĐ).
Tôi chỉ đề cập đến câu chuyện tăng giá sau niêm yết của một số doanh nghiệp có vấn đề, điển hình như ART (chào sàn 10.5 và tăng lên trên 40), PWA (chào sàn giá 7.2 và tăng lên trên 24), VTD (chào sàn 12 và tăng lên trên 34)… Đặc điểm của các doanh nghiệp này là làm ăn lẹt đẹt; tăng vốn khủng trước khi niêm yết hoặc có kế hoạch tăng vốn khủng ngay sau khi niêm yết; có kế hoạch thoái vốn của các tổ chức, NĐT lớn; BLĐ sẽ phân phối hàng từ các tài khoản vệ tinh ra bên ngoài cho nhỏ lẻ hoặc để phục vụ cho game nào đó như GAB…
Nội dung chiêu thức
Ngay sau khi niêm yết hay sau một khoảng thời gian vài tháng đến một năm, CP đó được đánh lên rất mạnh, có thể tăng gấp vài lần. Nhưng nguyên nhân không đến từ kết quả kinh doanh mà đến từ sự tác động của BLĐ thông qua đội lái (đội lái là ai, BLĐ liên quan gì đến đội lái, tài khoản vệ tinh là gì, cách thức đẩy giá CP như thế nào… các bạn xem lại ba chiêu thức đầu mà tôi đã chia sẻ thì sẽ rõ).
Mục đích
Với từng game cụ thể mà mục đích của việc đẩy giá sẽ khác nhau.
- Phục vụ việc bán ra từ các tài khoản vệ tinh của BLĐ để thu tiền tươi
Thường thì với trường hợp này, doanh nghiệp được tăng vốn rất mạnh cho cổ đông hiện hữu trước hoặc ngay sau khi niêm yết và đa số lượng CP đều do BLĐ mua vào. Nhưng việc tăng vốn chỉ là ảo và đó là thủ thuật của BLĐ để hợp thức hóa toàn bộ các lô CP phát hành tăng vốn với giá 0 đồng (xem lại chiêu thức phát hàng riêng lẻ để biết thủ thuật mua CP giá 0 đồng). Lượng CP này sẽ được đứng tên và sở hữu bởi các tài khoản vệ tinh của BLĐ. Sau khi niêm yết, để có thể dễ dàng bán ra lượng CP giá 0 đồng này với mức lãi cao nhất, BLĐ sẽ thông đồng với đội lái để làm giá đánh lên CP đến mức giá mục tiêu và sẽ phân phối hàng dần dần cho nhỏ lẻ. Thời gian phân phối sẽ kéo dài nên thường thì trạng thái mức giá đỉnh kết hợp thanh khoản cao sẽ duy trì một thời gian dài. Và sau giai đoạn phân phối đỉnh, CP đó sẽ đổ đèo rất mạnh. Điển hình là mã VTD (vẫn đang giai đoạn phân phối đỉnh, chưa đến giai đoạn đổ đèo). - Phục vụ việc thoái vốn của các tổ chức, các NĐT lớn
Cách thức như phần trên, sau khi niêm yết, để có thể dễ dàng bán ra lượng CP lớn đang nắm giữ với mức lãi cao nhất, BLĐ kết hợp NĐT lớn và đội lái để làm giá đánh lên CP đến mức giá mục tiêu và sẽ phân phối hàng dần dần cho nhỏ lẻ. Tất nhiên đội lái sẽ phân phối ra bên ngoài lượng CP trong các tài khoản vệ tinh trước với mức giá đỉnh rồi sau đó mới mua lại thoản thuận toàn bộ lô CP cần bán của NĐT lớn. Chính vì lý do này nên bao giờ trong văn bản đăng ký bán của NĐT lớn cũng gắn liền với phương thức giao dịch thỏa thuận. Điển hình là ART (Sông Đà 9 thoái vốn) và PWA (PSI và sắp tới là PVX thoái vốn). - Phục vụ việc tăng vốn khủng cho cổ đông hiện hữu để thu tiền tươi mua cổ phần của cổ đông nhỏ lẻ.
Để game này thành công, CP phải đủ hấp dẫn mà cách tốt nhất là CP phải khỏe, phải giá tăng mạnh, phải tiếp tục tăng cho đến ngày chốt quyền và đến hết thời gian nộp tiền đăng ký mua CP phát hành thêm. Do đó BLĐ kết hợp với đội lái để đẩy giá, quay tay lùa nhỏ lẻ nhẩy vào mua CP trước ngày chốt. Và nhỏ lẻ ôm CP qua ngày chốt thấy giá CP vẫn tăng ở mức cao nên quyết định nộp tiền mua CP phát hành thêm đó. Vậy là BLĐ đã thu được tiền tươi về chia nhau. Tuy nhiên lượng CP phát hành thêm sẽ không phân phối hết được cho nhỏ lẻ nên lượng CP ế này sẽ lại được BLĐ đăng ký mua vào với hình thức giá 0 đồng và sẽ lại được bán ra bên ngoài như mục đích i. Điển hình là ART, tăng vốn khủng từ 372 tỷ lên 969 tỷ. - Phục vụ game nào đó như kiểu GAB với game sáp nhập AMD
Trường hợp này thì BLĐ kết hợp đội lái để đánh lên CP đến mức giá mục tiêu và neo mức giá đó để phục vụ game.
Khuyến cáo
Anh em nào đủ giỏi có thể mua vào từ khi đội lái bắt đầu đẩy giá và giữ cho đến giai đoạn đội lái bắt đầu phân phối hàng ra bên ngoài mới chốt lãi thì sẽ ăn đủ, có thể lãi gấp vài lần. Ví dụ ART mua vào tầm 15 và chốt lãi trên 40, PWA mua vào tầm 8 đến 10 và chốt lãi trên 20. Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi anh em phải cực kỳ kinh nghiệm, hiểu được cách chơi của lái và chấp nhận rủi ro, xác định chịu lỗ cao… mới nên chơi.
Anh em nào không đủ giỏi thì xin đứng ngoài hoặc chỉ nên men theo sóng ăn từng đoạn cho an toàn.
Tuyệt đối không bị lừa nhẩy vào mua ở mức giá cao chót vót trong giai đoạn lái phân phối hàng (thường là giai đoạn CP có thanh khoản rất cao, giá CP trần sàn liên tục, doanh nghiệp ra nhiều tin tốt, BLĐ hay cổ đông lớn đăng ký mua lô lớn…). Bởi vì giai đoạn này kiếm ăn sẽ rất khó, vào ra không đúng nhịp mà dính phải nhịp giảm không phanh thì xác định luôn.
Áp dụng để chơi CP có câu chuyện tăng giá sau niêm yết
Để chơi với dạng CP có câu chuyện tăng giá sau niêm yết, chúng ta tạo một list theo dõi tất cả các mã có thời gian niêm yết từ một đến hai năm đổ lại kể từ ngày niêm yết, nhớ ghi rõ ngày niêm yết. Chúng ta bắt đầu theo dõi CP đó ngay sau khi niêm yết, nếu thấy có hiện tượng đẩy giá thì sẽ mua vào từ đầu chân sóng. Sau đó nắm giữ để xem game đẩy giá ra sao. Nếu ổn thì giữ lại tầm vài tháng cho đến khi có dấu hiệu lái phân phối thì chốt, hoặc khi đạt mức giá kỳ vọng thì chốt cho an toàn. Nếu game đẩy giá không ổn thì coi như chơi lướt với CP đó, chốt lãi, cắt lỗ như bình thường.
Cách chơi này thực sự là liều ăn nhiều và đòi hỏi người chơi phải đủ bản lĩnh, phải có cái đầu lạnh để giữ hàng vì trong giai đoạn đẩy giá, sẽ có vài đoạn CP sẽ bị giảm mạnh do lực bán chốt lãi. Nếu không có cái đầu lạnh, người chơi sẽ bán ra chốt lãi ở những đoạn chỉnh mạnh này để đảm bảo phần lãi và như vậy người chơi sẽ mất hàng và sẽ không dám mua lại CP đó để nắm giữ.
Không khuyến khích anh em chơi loại CP kiểu này. Hãy tránh xa CP giấy, họ luôn là người chiến thắng với bất kỳ giá bán nào còn chúng là chỉ là gà mà thôi.
Tại sao đội lái rất hay tạo sóng chạy game một số doanh nghiệp có vấn đề ở đầu giai đoạn thị trường chỉnh giảm mạnh
Như chúng ta đã biết, một số doanh nghiệp có vấn đề, làm giả ăn thật, rất hay được ban lãnh đạo kết hợp đội lái làm game, tạo sóng làm giá CP nhằm mục đích chuộc lợi. Có vẻ câu chuyện này khá bình thường khi game làm giá được lặp đi lặp lại rất nhiều lần từ trước đến nay. Tuy nhiên chúng ta hãy quan tâm đến thời điểm chạy game, tại sao đội lái rất hay khởi động game khi thị trường chung bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh? Tôi xin mổ xẻ vấn đề này để anh em hiểu rõ hơn.
Trước tiên, tôi khẳng định với các doanh nghiệp làm thật ăn thật và kết quả kinh doanh khả quan thì việc phát hành tăng vốn, trả cổ tức bằng CP, sáp nhập, bán vốn cổ phần cho đối tác nước ngoài… là hết sức bình thường và sẽ là có lợi cho các NĐT nắm giữ CP đó. Tuy nhiên một số doanh nghiệp có vấn đề thì câu chuyện phát hành tăng vốn, trả cổ tức bằng CP, sáp nhập, bán vốn cổ phần cho đối tác nước ngoài… lại có mục đích chủ quan của ban lãnh đạo và đội lái. Đó chính là mục đích tạo game để làm giá CP của chính doanh nghiệp mình nhằm mục đích chuộc lợi.
Tôi xin lấy ví dụ như game sáp nhập của AMD, game niêm yết CP đang sở hữu của HAI, game BLĐ đăng ký mua bán lô lớn của của DRH… Các mã này đều được đẩy giá trong giai đoạn VNI bắt đầu chỉnh giảm mạnh từ đầu tháng 2/2020, khi mà đại dịch Covid bắt đầu bùng phát trở lại ở ngoài Trung Quốc cũng như ở Việt Nam chúng ta.
Nội dung chiêu thức
Đội lái và BLĐ sau khi đã gom đủ lượng hàng ở vùng giá rẻ sẽ chọn thời điểm thích hợp để công bố thông tin tạo game như sáp nhập, niêm yết hay đăng ký mua bán lô lớn… và sẽ đẩy giá CP theo sự kỳ vọng của nhỏ lẻ.
Đội lái là ai, BLĐ liên quan gì đến đội lái, tài khoản vệ tinh là gì, cách thức đẩy giá CP như thế nào… các bạn xem lại ba chiêu thức đầu mà tôi đã chia sẻ.
Mục đích và trình tự
Đội lái đẩy giá CP lên mức giá mục tiêu rồi chốt lãi toàn bộ lô hàng đã mua ở vùng giá rẻ để kiếm lợi nhuận.
Để chi phí đẩy giá không quá tốn kém và mức giá mục tiêu được cao hơn, đội lái rất cần sự hậu thuẫn của nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm. Độ lái thừa kinh nghiệm để hiểu tâm lý ham ăn bằng lần của nhỏ lẻ nên sẽ tạo cầu ảo dư mua trần với khối lượng lớn ở phiên đầu sóng để tạo độ hot cho CP nhằm dụ nhỏ lẻ.
Khi nhỏ lẻ tiếp nhận được thông tin hot, đa số đều máu đánh bạc, kỳ vọng sẽ có sóng lớn và sẽ tranh mua vào bằng mọi giá. Đặc biệt thấy phiên đầu sóng có dư mua trần rất lớn nên nhỏ lẻ sẽ đua lệnh tranh mua trần từ ngay trước khi các phiên diễn ra.
Như vậy đội lái sẽ không cần mất thêm công sức và chi phí để đẩy giá. Chính lực tranh mua bằng mọi giá của nhỏ lẻ đã tạo hiệu ứng dư mua trần khủng nhiều phiên. Cứ vài ba phiên, đội lái lại vác một ít hàng ra chốt trần ngay từ đầu phiên với mục đích vừa là chốt lãi, vừa là tạo thanh khoản lại vừa thả thính nhỏ lẻ với thông điệp “CP đó có thể tranh mua trần từ đầu phiên”. Và như vậy nhỏ lẻ lại càng hăng say đặt lệnh đua mua trần từ sớm, thậm chí đặt mua từ tối hôm trước để mong khớp được hàng hot.
Cứ như vậy, vòng lặp được lặp đi lặp lại vài lần và khi mà mức giá đã tăng rất mạnh, có thể hơn gấp đôi, đội lái sẽ bất thình lình xả hàng ở phiên phân phối. Phiên này khối lượng khớp tăng đột biến và mức giá thì cứ tăng giảm liên tục. Những con bạc nhỏ lẻ non kinh nghiệm đua lệnh mua trần từ đầu phiên sau bao phiên không thể khớp bỗng thấy tin nhắn báo khớp thì mừng ra mặt, nhưng chỉ vài trục phút sau là mặt méo xệch vì giá đã giảm về sàn. Và những nhỏ lẻ tham mua ở mức giá sàn, giá đỏ trong phiên phân phối đó cũng đều dính vào bẫy giá của đội lái.
Kết cục là đội lái chốt lãi thành công và nhỏ lẻ ôm hàng tấn giấy lộn ngày ngày chứng kiến tài khoản bốc hơi mà không thể cắt lỗ vì mất thanh khoản. Cho đến khi cắt được lỗ thì khoản cờ bạc nhẹ cũng đã bay mất phân nửa.
Ý nghĩa của việc chọn thời điểm thích hợp để chạy game
Thông thường khi thị trường chung đang hưng phấn, đang uptrend thì dòng tiền chủ yếu tập trung vào hàng cơ bản, vào dòng blue, vào dòng trụ và các mã làm thật ăn thật. Nhỏ lẻ sẽ tập trung cao độ và trading các dòng này nên các CP làm giả ăn thật như dòng penny móc cống nói chung hay dòng nhà anh Quyết nói riêng sẽ không có đất diễn vì khó mà thu hút được dòng tiền của nhỏ lẻ. Vậy nên đội lái phải chọn thời điểm thích hợp để có thể thu hút được nhỏ lẻ, thu hút được dòng tiền của nhỏ lẻ để tận dụng đẩy giá CP theo game và đội lái cũng sẽ tận dụng chính dòng tiền này để xả hàng phân phối đỉnh.
Khi thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn chỉnh giảm mạnh, khi đó dòng hàng xịn đã tăng giá rất mạnh nên đa số nhỏ lẻ sẽ chốt lãi để bảo toàn thành quả. Còn nếu nhỏ lẻ đang lỗ chút thì sẽ cắt lỗ để đảm bảo an toàn tài khoản. Và khi đó dòng hàng xịn sẽ như kiểu con hủi, bị nhỏ lẻ xa lánh. Dòng tiền chốt lãi, cắt lỗ của nhỏ lẻ một phần nhỏ được chuyển qua các kênh đầu tư khác, phần còn lại sẽ tìm cơ hội đối với các mã tránh bão an toàn mà các mã penny lởm đang ở vùng giá đáy là mục tiêu lựa chọn. Khi thấy một mã lởm tự nhiên có thông tin hot kiểu AMD, HAI… và thấy bắt đầu có sóng, có dư mua trần rất lớn, đa số nhỏ lẻ sẽ lao vào như thiêu thân với hy vọng đánh bạc ăn bằng lần.
Theo tự nhiên thì nhỏ lẻ đã có lãi ở sóng uptrend vừa kết thúc thì mức độ hào hứng với kiểu tránh bão này là không quá mãnh liệt, nhưng đa số nhỏ lẻ bị thua lỗ thì lại rất khoái với sòng bài này vì máu me gỡ lỗ và càng máu gỡ thì lại càng tất tay tranh mua bằng mọi giá. Điều này lý giải tại sao dòng tiền đổ vào các mã có game là rất lớn và dòng tiền hấp thụ lượng hàng ở phiên phân phối đỉnh cũng là vô biên.
Khuyến cáo
Không phải hàng lởm có game sẽ được diễn kéo dài trong suốt giai đoạn thị trường chỉnh giảm mạnh mà sẽ chỉ diễn ở giai đoạn đầu mà thôi. Vì sau khi thị trường giảm mạnh đến mức đáng lo ngại thì khi đó kể cả hàng xịn hay hàng lởm có game, hàng tránh bão sẽ đều bị bán tháo và chỉnh giảm mạnh như nhau. Đặc biệt là hàng có game sau phân phối còn bị cộng hưởng double giảm.
Anh em nào đủ giỏi, đủ kinh nghiệm hoặc nắm bắt được thông tin thì có thể mua vào ngay từ trước khi có sóng và chờ khi đội lái đẩy giá, giữ cho đến giai đoạn đội lái bắt đầu phân phối hàng ra bên ngoài mới chốt lãi thì sẽ ăn đủ, có thể lãi bằng lần. Ví dụ AMD mua vào đầu 2 và chốt lãi trê 5, HAI mua vào 2.5 và chốt lãi trên 5. Tuy nhiên để có đủ bản lĩnh chơi kiểu này, chắc chắn chỉ có thể là nhỏ lẻ gà son hoặc cao thủ đầu có sỏi hoặc người nhà đội lái.
Anh em nào không đủ giỏi thì tốt nhất xin đứng ngoài cho an toàn, đừng táy máy kẻo mất tiền oan cho lái.
Tuyệt đối không bị lừa nhẩy vào mua ở mức giá cao chót vót trong phiên lái phân phối hàng (thường là phiên có thanh khoản rất cao, giá khớp trần sàn liên tục). Bởi vì sau phiên phân phối sẽ là nhịp giảm không phanh mất thanh khoản với mức giảm về đến tận đầu con sóng.
Không khuyến khích anh em chơi loại hàng kiểu này. Hãy tránh xa hàng lởm có game, lái luôn là người chiến thắng còn chúng là chỉ là gà mà thôi.
Cách phát hiện tổ chức gom hàng
Khi các tổ lái muốn mua vào cổ phiếu, do khối lượng cổ phiếu cần mua rất lớn nên nếu cứ thế mua vào giá cổ phiếu sẽ nhanh chóng tăng lên và sẽ khiến các nhà đầu tư khác mua theo, dẫn đến giá cổ phiếu tăng nhanh hơn, như vậy mục đích mua cổ phiếu với giá rẻ sẽ không thể thành công.
Để có thể mua 1 lượng hàng lớn mà giá không tăng, các tổ lái thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, “Đè giá gom hàng” là một trong các phương pháp như vậy. “Tổ lái” sẽ thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Trước hết họ sẽ đặt bán với khối lượng lớn (Khối lượng A trong hình), thường ở mức giá đỏ (tuy nhiên vẫn có thể ở các mức giá khác tùy điều kiện thị trường), điều này sẽ khiến các nhà đầu tư khác lo lắng có động thái bán tháo và đặt bán theo (Khối lượng B trong hình).
- Bước 2 và 3:
- Khi các nhà đầu tư khác đặt theo với khối lượng nhất định, tổ lái sẽ hủy lệnh và đặt trở lại với khối lượng vừa đủ để khối lượng đặt trên bảng giá hầu như không thay đổi. Việc này diễn ra rất nhanh do họ có thể sử dụng nhiều tài khoản và nhiều người tham gia hủy/đặt lệnh cùng lúc. Sẽ rất khó để nhận ra quá trình đảo lệnh này trên bảng giá.
- Sau khi bước 2 được thực hiện, thì toàn bộ lệnh đặt của các nhà đầu tư khác “nổi lên” phía trên, cũng có nghĩa là nếu bên mua đưa lệnh vào, thì khối lượng đặt bán này sẽ bị khớp trước tiên.
- Bước 4 và 5:
- Thực hiện xong quá trình đảo lệnh, tổ lái sẽ bắt đầu mua vào, họ sẽ mua với khối lượng bằng đúng khối lượng đặt mua của các nhà đầu tư khác, đồng thời đặt lại lệnh bán để khối lượng đặt bán giữ nguyên như cũ, nhằm tiếp tục dụ các nhà đầu tư khác đặt bán theo.
- Sau mỗi lệnh mua, họ lại tung ra 1 lệnh bán nhỏ để khớp giá thấp hơn hơn nhằm che dấu việc gom hàng. Tất nhiên nếu các nhà đầu tư khác đặt bán với giá thấp hơn giá đặt bán của lô hàng “mồi nhử” của tổ lái, thì họ sẽ không cần thực hiện thao tác che giá này.
- Cuối cùng, sau khi đã mua xong khối lượng cần mua, họ sẽ hủy toàn bộ lệnh bán.
Việc gom hàng có thể diễn ra trong một số phiên tùy vào thanh khoản của mã cổ phiếu cũng như diễn biến của thị trường.
Phương pháp gom hàng như trên không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, nếu như có các tổ lái khác cũng có nhu cầu gom hàng, thì tổ lái thứ nhất có thể bị hố khi đặt lệnh bán và bị tổ lái khác gom sạch, khi đó thay vì gom được hàng họ sẽ bị mất hàng.
Tất nhiên họ có thể tiếp tục đè giá xuống trong các phiên tiếp theo để gom hàng, nhưng như vậy rủi ro mất hàng sẽ lớn hơn do giá bán bị đè xuống quá mức sẽ trở nên hấp dẫn với các tổ lái cũng như với các nhà đầu tư khác, vì thông thường các tổ lái sử dụng phương pháp này khi giá đã đủ thấp, ở mức họ thấy có thể mua vào, nên sẽ khó để đè giá thấp hơn nữa.
Nhà đầu tư cá nhân nếu nhận biết được quá trình gom hàng bằng phương pháp “Đè giá gom hàng” sẽ có thể tranh thủ mua theo để kiếm lời. Tuy nhiên việc nhận biết quá trình trên lại không dễ, sẽ rất khó để phát hiện quá trình đảo lệnh cũng như gom hàng nếu chỉ theo dõi bằng mắt thường trên bảng giá, vì quá trình này diễn ra quá nhanh.Nếu bạn hi vọng nhìn vào giá khớp để nhận biết quá trình này thì tổ lái cũng dễ dàng che mắt bạn, bằng cách sau mỗi lệnh gom họ lại tung 1 lệnh bán nhỏ (1 vài lô) để khớp giá thấp hơn.
Nguồn: Ruagia6868 + Tổng hợp
1 Pingbacks