KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Kiến thức Đầu tư

Các chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới

Các chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới

Các chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới

Chia sẻ bài viết
5
(6)

Thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng lớn, chúng ta cùng nhau nhìn lại để có cái nhìn nhận khách quan và đưa ra dự đoán riêng mình trong thời gian tới.

Càng thời gian gần đây thì khủng hoảng kinh tế diễn ra nhanh hơn, trung bình cứ khoảng từ 10 đến 20 năm sẽ xảy ra một lần khủng hoảng kinh tế.

Ông Markus K. Brunnermeier – giáo sư kinh tế Đại học Princeton tại Mỹ, giải thích:

Những cuộc khủng hoảng thường xảy ra khi giá của một sản phẩm được đẩy lên rất cao, ngay cả khi người ta không nghiên cứu kỹ càng về nó. Bong bóng thường xuất hiện trong những giai đoạn đổi mới, có thể là những biến đổi về trong giới công nghệ và tài chính như tàu hỏa, internet. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta đang phải đối mặt với một bong bóng mới là tiền ảo Bitcoin”.

#Tên khủng hoảngNăm xảy raNơi xảy raNơi ảnh hưởngTính chất
1Khủng hoảng hoa Tulip1637Hà LanHà Lan
2Bong bóng tại Mississippi1720PhápPháp
3Bong bóng của Công ty Nam Hải1720AnhAnh
4Khủng hoảng tín dụng1772AnhChâu ÂuNghiêm trọng
5Hỗn loạn cổ phiếu đường sắt1845AnhAnh
6Ngày thứ Sáu đen tối1869 Mỹ Mỹ
7Sụp đổ thị trường chứng khoán Paris1882PhápPháp
8Nỗi sợ hãi năm 19071907 Mỹ Mỹ
9Quả bom nhà đất Florida1920 Mỹ Mỹ
10Đại khủng hoảng ở Mỹ1929 Mỹ Thế GiớiNghiêm trọng
11Khủng hoảng giá dầu OPEC1973AnhThế GiớiNghiêm trọng
12Thứ Hai Đen1987MỹThế GiớiNghiêm trọng
13Khủng hoảng châu Á1997Thái LanĐông ÁNghiêm trọng
14Sự sụp đổ của các công ty “dot com”1995 Mỹ Mỹ
15Cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại2007MỹThế GiớiNghiêm trọng

Cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại ở Mỹ (2007-2009)

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây nhất đã bùng phát vào cuối thập niên vừa qua. “Cuộc khủng hoảng thế chấp độc hại” này xảy ra khi các ngân hàng Mỹ cho vay thế chấp mua nhà lãi suất cao với những người không có khả năng thanh toán tài chính. Sau đó, số ngân hàng này đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực không có nhiều lợi nhuận, cũng như bán lại nhiều lần trên thị trường tài chính.

Bong bóng tài chính bùng nổ khi các khoản nợ tín dụng không thể được chi trả, giá nhà đất chạm đáy, trong khi hàng triệu người mất nhà cửa. Thị trường chứng khoán sụp đổ, thất nghiệp tăng cao, hệ thống ngân hàng lao đao, mà đỉnh điểm là việc ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào năm 2008.

Đáng chú ý, mặc dù bắt nguồn gốc từ Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, tạo thành một thảm họa tài chính đối với những nền kinh tế không thể tự bảo vệ được mình. “Căn bệnh” này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế thế giới và khiến nhiều nước một lần nữa rơi vào suy thoái.

Sự sụp đổ của các công ty “dot com” (1995 – 2001)

Quá trình phát triển chóng mặt của internet vào cuối những năm 1990 đã dẫn tới cái gọi bong bóng “dot com”. Giá trị của một số công ty công nghệ được đánh giá quá cao so với thu nhập thực tế của họ. Một số doanh nhân đã trở thành triệu phú, còn các nhà đầu tư đổ xô đi mua chứng khoán mà họ cho là sẽ tiếp tục tăng giá trị. Nhiều công ty dot com được định giá tới hàng tỷ USD, trong khi chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite của các công ty này tăng theo cấp số nhân.

Mặc dù ông Alan Greenspan, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đã ” cảnh báo về sự gia tăng giá cả bất hợp lý, nhưng cơn sốt đầu tư vẫn tiếp tục và chỉ hạ nhiệt vào cuối tháng 10/2002, khi các báo cáo chỉ ra rằng nhiều công ty đang làm ăn không có lãi. Giá trị các cổ phiếu dần chạm đáy và chẳng bao lâu sau đã khiến nước Mỹ một lần nữa rơi vào suy thoái, khiến kinh tế toàn cầu lao đao.

Khủng hoảng châu Á (1997)

Khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan năm 1997 và lan rộng đến các nước Đông Á. Dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển đổ vào các quốc gia Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc.

Dòng vốn khổng lồ tạo ra tín dụng phóng khoáng, tích lũy nợ ở những nền kinh tế này. Vào tháng 7/1997, chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng dollar vốn đã tồn tại quá lâu, dẫn đến thiếu ngoại tệ trong thị trường.

Thị trường tài chính châu Á trở nên hỗn loạn, nhanh chóng kéo theo hàng triệu USD đầu tư nước ngoài ồ ạt rút đi. Hiệu ứng lan tỏa khiến cho các nhà đầu tư lo sợ sự sụp đổ thị trường Đông Á có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) đã phải vào cuộc bằng việc đưa ra gói hỗ trợ cho những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất – nhằm tránh việc vỡ nợ xảy ra.

Thứ Hai Đen (1987)

Thứ Hai Đen là tên mà giới tài chính đặt cho ngày thứ Hai, 19 tháng 10 năm 1987. Hôm đó, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đã tụt tới 508 điểm xuống còn 1739 (22,6%). Tình trạng tương tự xảy ra đồng thời khắp thế giới. Vào cuối tháng 10, các thị trường chứng khoán của Hồng Kông đã tụt 45,8%, Úc 41,8%, Tây Ban Nha 31%, Anh Quốc 26,4%, Hoa Kỳ 22,68% và Canada 22,5%.

Sụt giá chứng khoán trong ngày Thứ Hai Đen là sự sụt giá chứng khoán trong ngày tính theo điểm phần trăm lớn nhất đến lúc đó. Vẫn còn những bí ẩn về nguyên nhân xảy ra việc này. Một số giả thiết đã được đưa ra bao gồm sự duy lý của con người, các giả thuyết về thị trường hiệu suất và cân bằng kinh tế nhưng đến nay vẫn chưa có kết luận thống nhất.

Trong ngày đó, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế giáo dịch bởi vì số lượng lệnh bán đưa ra quá nhiều, vượt khả năng xử lý của máy tính thời đó. Ngoài ra, việc hạn chế như thế còn nhằm mục đích tạo thời gian cho Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương khác bơm tiền vào (tăng mức thanh khoản) nhằm giảm tốc độ sụt giá. Xu hướng sụt giảm chạm đến đáy vào ngày hôm sau, 20 tháng 10 năm 1987.

Khủng hoảng giá dầu OPEC (1973)

Cuộc khủng hoảng giá dầu khiến chỉ số FT30 của Sở Giao dịch Chứng khoán London bốc hơi 73% giá trị, GDP của Mỹ giảm 3,2%. Khủng hoảng nổ ra khi các quốc gia thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định trả đũa nước Mỹ vì hỗ trợ vũ trang cho Israel trong thời kỳ chiến tranh lần thứ tư giữa Arab và Israel.

Các nước OPEC tuyên bố cấm vận dầu mỏ, ngừng xuất khẩu dầu cho Mỹ cũng như các nước đồng minh, dẫn đến việc thiếu dầu trầm trọng và tăng giá dầu, nặng nề hơn là khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và nhiều quốc gia phát triển.

Tình hình lạm phát cao gây ra bởi giá xăng dầu tăng và kinh tế suy thoái do khủng hoảng kinh tế diễn ra cùng lúc. Thời kỳ lạm phát đình trệ – stagflation – được nhiều nhà kinh tế học ghi nhận. Phải tốn đến vài năm sau đó thì sản xuất kinh doanh mới hồi phục và lạm phát trở về mức trước khi khủng hoảng xảy ra.

Đại khủng hoảng ở Mỹ (1929-1939)

Trong thời kỳ vàng son thập niên 1920, chứng khoán Mỹ bùng nổ như chưa từng diễn ra trước đây. Vô số người dân thường Mỹ dùng những khoản vay dài hạn đầu tư vào chứng khoán, với giấc mộng giàu có và họ đã được đền bù bằng lợi nhuận tăng lên gấp bốn lần trong khoảng thời gian 1920-1929.

Người đầu tư chứng khoán tự tin thực hiện các giao dịch ký quỹ, bằng cách mượn tiền của nhà môi giới, trong khi các ngân hàng bắt đầu đầu cơ tiền của khách hàng mà không tuân thủ quy định. Tới cuối năm 1929, giá chứng khoán tăng với tốc độ không tưởng. Các bộ phận khác của nền kinh tế không theo kịp tốc độ leo thang của thị trường chứng khoán, đã làm dấy lên những đồn đại về khả năng xảy ra một sự đổ vỡ. Thấy vậy, rất nhiều nhà kinh tế uy tín hàng đầu nước Mỹ đã trấn an người đầu tư, bằng lời cam kết rằng “thị trường có xu hướng tăng giá”.

Sự lạc quan cuối cùng cũng biến mất vào ngày 24/10/1929, được biết tới như “Ngày thứ Năm đen tối”. Các chỉ số chứng khoán ngày hôm đó đã “cắm đầu lao thẳng”. Các nhà đầu tư đã thực hiện 13 triệu giao dịch bán tháo hoặc chuyển đổi trong cơn hoảng loạn, khiến bảng điểm ở các sàn chứng khoán Phố Wall không thể đăng tải kịp các hoạt động giao dịch.

Sự đổ vỡ kinh hoàng tiếp tục xảy ra vào “Ngày thứ ba đen tối” (29/10/1929), khi thị trường ghi nhận đà tụt dốc nhanh hơn trước. Hàng tỷ USD đã bốc hơi khỏi nền kinh tế, khởi đầu một quá trình tài chính hỗn loạn, với việc 4.000 ngân hàng đổ vỡ vào năm 1933. Sự rối ren này đã dẫn tới cuộc Đại suy thoái chấn động lịch sử, gây hậu quả nặng nề cho nước Mỹ và lan rộng ra châu Âu trong suốt một thập kỷ. Nhà nghiên cứu Boris Borisov ước tính, số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người.

Cuộc khủng hoảng này đã ghi dấu ấn mãi mãi trong lịch sử, khi nó không chỉ tàn phá nền kinh tế Mỹ, mở ra thời kỳ Đại Suy thoái tại quốc gia này mà còn tác động đến toàn thế giới.

Quả bom nhà đất Florida

Bang Florida của Mỹ nổi tiếng là vùng đất của sự sôi động. Năm 1920, dân số ở khu vực này khoảng 968.000 người nhưng chỉ 5 năm sau đó, con số này đã tăng lên trên 1.263.000 người. Điều gì đã dẫn đến sự gia tăng này?

Vào thời điểm gọi là “Tiếng gầm của thập niên 20”, nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trên đà phát triển hưng thịnh. Người công nhân lành nghề được trả lương hậu hĩnh, đời sống ổn định, nên họ bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà để sinh sống. Rất đông người quyết định đến vùng “thiên đường nhiệt đới” này để tìm mua nhà giá rẻ. Thị trường nhà đất tại đây đã diễn ra rất sôi nổi. Khoảng giữa những năm 1920, giá nhà thường vụt tăng gấp đôi chỉ sau vài tháng.

Cơn sốt mua nhà giá thấp bán giá cao đã khiến nhiều người đầu cơ tiếp tục mạnh tay rót vốn, mặc dù họ thậm chí chưa bao giờ đặt chân tới Florida. Không ít trường hợp kẻ đầu tư không có đủ tiền mua nhà, mới chỉ đặt cọc một phần tiền đã kịp thời sang tay cho người khác để kiếm lời. Tình trạng mua đi bán lại có phần mù quáng đã tạo điều kiện cho những kẻ lừa đảo kiếm chác bằng các miếng đất ảo hoặc có vị trí xấu.

Giá nhà bị thổi phồng kéo theo nạn lạm phát đã khiến cuộc sống ở Florida trở nên khó thở. Báo chí Mỹ bắt đầu viết về thực trạng người dân có xu hướng rời bỏ vùng đất này, bên cạnh một thực tế là tuyến đường sắt chở vật liệu xây dựng tới đây đã quá tải và ngừng hoạt động. Điều này đã khiến các khách mua trở nên thận trọng hơn. Một loạt các vụ thiên tai sau đó đã tước mất danh hiệu “vùng đất thiên đường” của Florida, hàng ngàn héc ta đất đắt đỏ không có người mua, các nhà đầu cơ bất động sản bỗng rơi vào cảnh thua lỗ, phá sản.

Nỗi sợ hãi năm 1907

Thị trường chứng khoán New York mất điểm 50% so với đỉnh năm trước. Bắt đầu bởi những nỗ lực lũng đoạn cổ phiếu của công ty United Copper vào tháng 10 năm 1907. Những ngân hàng cho vay để thao túng giá cổ phiếu bị thiếu thanh khoản trầm trọng.

Khi đó Mỹ chưa có ngân hàng trung ương để bơm thanh khoản vào thị trường nên mọi thứ càng trở nên hỗn loạn. Cho đến khi J. P. Morgan kêu gọi những nhà lãnh đạo các quỹ tín thác bỏ tiền ra để giúp hệ thống ngân hàng. Cuộc khủng hoảng cũng có điểm tích cực là đã giúp thúc đẩy hình thành Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).

Sụp đổ thị trường chứng khoán Paris năm 1882

Được châm ngòi bởi sự đổ vỡ của ngân hàng l’Union Generale, khoảng 1/4 nhà môi giới trên thị trường chứng khoán Paris bị đe dọa phá sản. Nguyên do là giá cổ phiếu của ngân hàng tăng mạnh làm các nhà đầu tư đổ nhiều tiền hơn nữa vào các hợp đồng kỳ hạn với hy vọng giá còn tăng.

Khi những dấu hiệu đổ vỡ xuất hiện thông qua chi phí bảo hiểm hợp đồng tăng, các nhà đầu tư lại bán tháo cổ phiếu tạo nên sự hỗn loạn của thị trường. Hậu quả của sự sụp đổ này kéo dài đến cuối thập kỉ đó mới chấm dứt.

Ngày thứ Sáu đen tối năm 1869

Thị trường vàng năm này bị đầu cơ và lũng đoạn bởi hai thương gia James Fisk và Jay Gould. Lợi dụng những liên kết với chính trị gia Ulysses S. Grant, hai người đã đẩy giá vàng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử 100 năm trước đó là 162USD/ounce. Sau đó khi chính phủ tung vàng ra đáp ứng nhu cầu thì giá vàng giảm rất mạnh trong khi hai thương gia đã kịp thoái hết số vàng của mình.

Hỗn loạn cổ phiếu đường sắt tại Anh

Những năm 1840, sự ra đời của hệ thống đường sắt hiện đại đã thổi bùng lên cuộc cách mạng công nghệ ở Anh. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã có hàng trăm dự án đường ray được Quốc hội Anh phê chuẩn, với tổng chiều dài hơn 15.000 km. Dự án sau luôn tham vọng và hoành tráng hơn dự án trước nó.

Theo học giả Andrew Odlyzko, lượng tiền mà chính phủ đầu tư cho việc xây dựng đường sắt có lúc còn nhiều gấp đôi số tiền chi vào quân đội. Nhờ vậy mà cổ phiếu đường sắt trở thành một hạng mục thu hút các nhà kinh doanh đầu cơ ồ ạt.

Bất chấp niềm tin tưởng của giới đầu tư, ngành công nghiệp đường sắt lại thể hiện không ổn định. Sau đỉnh điểm vào năm 1845, giá cổ phiếu đường sắt phải trải qua nhiều năm lao dốc đau đớn. Tính đến năm 1850, các khoản đầu tư bốc hơi 50% giá trị. Hàng ngàn người như ngồi trong chảo lửa, trong đó có nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng Charlotte Bronte, khi những lá phiếu của cô tụt giá từ 120 bảng xuống còn xấp xỉ 20 bảng. “Rất, rất nhiều người bị hệ thống đường sắt kỳ lạ này cướp đi miếng ăn hàng ngày”, bà viết.

Khủng hoảng tín dụng 1772

Khủng hoảng tín dụng năm 1772 khởi đầu từ London, cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan ra toàn châu Âu. Những năm 1760 và 1770, vương triều Anh trở nên vô cùng giàu có nhờ vào thương mại và thuộc địa.

Các ngân hàng nước này phóng khoáng hơn trong việc cho vay tín dụng với niềm tin về một viễn cảnh thịnh vượng. Ngày 8/6/1772, Alexander Fordyce – một trong những đối tác của ngân hàng Neal, James, Fordyce, và Down – mang theo khoản nợ chưa thanh toán chạy trốn sang Pháp.

Tin tức lan nhanh và dấy lên sự hỗn loạn cho các ngân hàng Anh. Các chủ nợ đứng chật kín trước của ngân hàng đòi rút tiền. Khủng hoảng lan nhanh đến Scotland, Hà Lan, nhiều vùng khác ở châu Âu và các thuộc địa khu vực châu Mỹ của Anh. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng được xem là 1 trong những tác nhân dẫn đến nổi loạn tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ.

Bong bóng của Công ty Nam Hải ở Anh (1720)

Vào đầu thế kỷ XVIII, Công ty Nam hải của Anh đã có độc quyền thương mại với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latin. Công ty này đã thiết lập tuyến thương mại đầu tiên tới khu vực Mỹ Latin vào năm 1717 và bắt đầu thổi phồng những thành tích về hoạt động thương mại đó.

Điều này khiến giá trị cổ phiếu của Công ty tăng vọt, từ 128 lên 1.000 bảng Anh chỉ trong vòng nửa năm. Mọi người đều muốn mua cổ phiếu của công ty. Ngay cả Nghị viện Anh cũng cho phép công ty có thêm vốn tín dụng để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Sự gia tăng nhanh chóng giá cổ phiếu đã gây ra cơn khát đầu cơ điên cuồng trên khắp nước Anh. Việc mua chứng khoán còn được mở rộng sang các công ty khác mà thu nhập thực tế không được chứng minh.

Nhưng khi nguồn lực kinh tế của những người tiết kiệm nhỏ bắt đầu cạn kiệt thì tình hình trở nên khó khăn. Tình huống càng trở nên phức tạp hơn khi các nhà đầu tư bắt đầu mua chứng khoán với số tiền vay mượn từ chính Công ty Nam hải.

Khi đến hạn trả nợ, nhiều nhà đầu tư đã không có đủ tiền và bắt đầu bán cổ phiếu của họ. Giá cổ phiếu sụt giảm thảm hại, đẩy nhiều ngân hàng vào tình trạng phá sản và nền kinh tế Anh vào thế lụn bại.

Bong bóng tại Mississippi tại Pháp (1720)

Năm 1716, nước Pháp rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn tiền kim loại quý và ngập trong đống nợ. Để giải quyết khủng hoảng, hoàng gia Pháp đã nhờ tới chuyên gia kinh tế người Scotland có tên John Law, người được mệnh danh là một phù thủy tài chính. John Law đã gợi ý nước này sử dụng đồng tiền giấy để vực dậy nền kinh tế. Với sự trợ giúp của hoàng gia, Law đã lập ra một ngân hàng, đồng thời phát hành tiền giấy.

Một năm sau đó, Law lập ra Công ty Mississippi rồi trở thành công ty thương mại hoạt động độc quyền tại vùng lãnh thổ Louisiana của Pháp (nay thuộc Mỹ). Công ty Mississippi bắt đầu bán cổ phần đổi lấy trái phiếu chính phủ và tiền giấy. Sự việc này đã nhanh chóng gây một cơn sốt trong lòng công chúng. Trong vòng chưa đầy 1 năm, giá trị mỗi lá phiếu đã tăng kinh khủng, từ 500 livre tới 18.000 livre (đơn vị tiền tệ của Pháp lưu hành khoảng năm 781–1794).

Thoạt đầu kế hoạch tài chính của Law đã tác động tích cực đến nền kinh tế và giúp nhiều nhà đầu cơ trở nên giàu có. Tuy nhiên, Công ty Mississippi này chưa bao giờ kinh doanh thành công trên đất Louisiana. Ngoài ra, ngân hàng của ông còn in quá nhiều tiền giấy để đáp ứng nhu cầu mua cổ phiếu của giới đầu tư, dẫn đến tình trạng lạm phát tăng vọt.

Năm 1720, toàn bộ hệ thống tài chính này đã sụp đổ, sau khi xảy ra tình trạng các nhà đầu tư nghi ngờ đòi đổi tiền giấy. Trong khi đó, thực tế số đồng xu vàng mà nhà nước hiện có lại rất ít ỏi, không đủ để quy trả cho một bộ phận người dân. Ngay lập tức, một luồng sóng bán tháo đã diễn ra trong hoảng loạn, kéo theo sự lao dốc của cổ phiếu Công ty Mississippi. Hàng ngàn triệu phú mới nổi biến thành kẻ bần cùng chỉ sau một đêm. “Kẻ lập công” Law sau khi “bại trận” đã bị trục xuất khỏi nước Pháp.

Khủng hoảng hoa Tulip (1636 – 1637)

Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên trên thế giới “Khủng hoảng hoa Tulip” xảy ra vào thế kỷ XVII (1636-1637) – hay còn gọi là Hội chứng khoa Tulip ở Hà Lan.

Hoa tulip lần đầu tiên xuất hiện ở Tây Âu vào cuối những năm 1500. Hoa tulip trở thành một món xa xỉ phẩm mà bất kì người giàu có nào cũng phải có. Muốn theo kịp những người giàu có tầng lớp thương nhân trung lưu của xã hội Hà Lan đã tìm cách bắt chước họ và cũng muốn có hoa tulip. 

Ban đầu, nó là một món hàng thể hiện địa vị mà người khác muốn mua chỉ vì nó đắt tiền. Nhưng đồng thời, hoa tulip được biết đến là rất mỏng manh, khó sống sót nếu không được canh tác cẩn thận. Hiếm nhất là hoa tulip có hoa văn sọc, nhiều màu, khác với những bông hoa đơn sắc thông thường. Chúng chính là tác nhân đẩy giá thị trường lên cao.

Năm 1634, hội chứng hoa tulip quét qua Hà Lan. Những bông hoa tulip hiếm nhất, chất lượng cao nhất có giá tương đương với 750.000 USD ngày nay. Nhiều bông hoa tulip được giao dịch trong phạm vi 50.000 – 150.000 USD. 

Đến năm 1636, nhu cầu buôn bán hoa tulip lớn đến mức các trung tâm buôn bán chúng  thường xuyên được mở ở Sàn giao dịch chứng khoán Amsterdam, ở Rotterdam, Harlaem và các thị trấn khác.

Vào thời điểm đó, các nhà giao dịch chuyên nghiệp đã tham gia hoạt động này và mọi người dường như có thể kiếm tiền chỉ bằng cách sở hữu một số bông hoa tulip hiếm. Mọi người bắt đầu mua hoa tulip với đòn bẩy tài chính, sử dụng các hợp đồng phái sinh kí quĩ để mua nhiều hơn mức họ có thể chi trả.

Đến cuối năm 1637, giá bắt đầu giảm và không tăng trở lại. Một phần lớn của sự sụt giảm nhanh chóng này được thúc đẩy bởi thực tế là mọi người đã mua hoa tulip bằng tiền vay, với hy vọng trả được nợ khi họ bán được hoa, và để kiếm lợi nhuận. Nhưng một khi giá bắt đầu giảm, những người nắm giữ buộc phải thanh lí và  bán hoa tulip với bất kì giá nào.

Tham khảo:

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 6

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén