Giao dịch theo mô hình giá rất dễ và có khả năng thành công cao. Tuy nhiên cái khó là làm sao bạn nhận diện ra được các mô hình khi chúng xuất hiện trên biểu đồ.
Cơ bản về nến Nhật
Những điều cơ bản về biểu đồ dạng thanh (Biểu đồ OHLC)
Biểu đồ dạng thanh hay biểu đồ OHLC – Open, High, Low, Close (giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa) được dùng để tổng hợp các biến động giá trong một khung thời gian xác định.
- Giá mở cửa (open) được biểu thị bởi một dấu gạch ngang bên phía trái của thanh thẳng đứng.
- Giá đóng cửa là dấu gạch ngang bên phía phải của thanh thẳng đứng.
- Giá cao nhất (high) là đỉnh của thanh và giá thấp nhất là đáy của cột (thanh).
- Vị trí của giá mở cửa và đóng cửa sẽ thay đổi dựa trên mối quan hệ của hai giá này với những thanh giá còn lại trong biểu đồ.
Trong bài viết này, thanh giá hằng ngày – daily (thường là 9h30 sáng đến 4h30 chiều giờ chuẩn Đông (GMT – 5)) sẽ được sử dụng trong tất cả các phần phân tích mặc dù các thanh giá có thể biểu thị bất kì một khung thời gian nào từ 1 phút, 1 giờ, hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng.
Ngày giá tăng/thanh tăng (up day/bullish bar)
Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của thanh thì thanh giá đó được gọi là ngày giá tăng hay thanh tăng.
Ngày giá giảm/thanh giảm (down day/bearish bar)
Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của thanh thì ngày đó ngày được tổng kết là ngày giá giảm hay thanh giảm.
Giá mở cửa (the open)
Giá mở cửa là giá ở mức mà một số giao dịch giữa người mua và người bán xuất hiện. Giá mở cửa rất quan trọng, chủ yếu đối với mối quan hệ giữa nó với giá đóng của thanh trước và giá đóng của thanh hiện tại. Nếu giá mở cao hơn giá đóng của ngày hôm trước thì chúng ta biết được đã có một khoảng nhảy giá lên. Việc giá tăng sau khi qua đêm có thể lí giải bởi một số tin tức lạc quan thường thấy trên thị trường hoặc có thể người mua không vào được thị trường vào lúc đóng cửa của ngày hôm trước và họ muốn đảm bảo họ sẽ mua được ở giá mở cửa của ngày tiếp theo.
Mối quan hệ của giá mở cửa và đóng cửa trên cùng một thanh sẽ được thảo luận trong phần “giá đóng cửa”.
Giá thấp nhất (the low)
Giá thấp nhất là mức giá giao dịch thấp nhất trong ngày giữa người mua và người bán; nó được xem là đáy của biểu đồ dạng thanh OHLC. Mối quan hệ giữa đáy thanh này và những đáy thanh trước có thể cho người giao dịch những thông tin quý giá.
Ví dụ, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và giá thấp nhất nhất của hôm nay là 4 đô thì người bán đã tạo ra một mức giá thấp mới, hay còn gọi là giá giảm. Mặt khác, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô và ngày hôm nay giá thấp nhất cũng là 5 đô thì trên biểu đồ mức giá này lại biểu hiện như một vùng hỗ trợ được tạo ra để người mua cảm thấy tự tin khi thực hiện giao dịch. Vùng hỗ trợ này sẽ càng trở nên quan trọng nếu như đã có rất nhiều giá thấp nhất chạm mức 5 đô này và bật lên lại phía trên.
Cuối cùng, nếu giá thấp nhất của ngày hôm trước là 5 đô nhưng giá thấp nhất của ngày hôm nay là 6 đô thì có nghĩa là giá đã tạo ra một đáy cao hơn. Điều này có thể dự báo một xu hướng tăng bởi vì những người bán đã không thể đẩy giá đi xuống đến mức của ngày hôm qua và/hoặc những người mua đã khao khát mua ở những mức giá cao hơn; tuy nhiên, cả hai lí do này đều tích cực cho người mua và tiêu cực cho người bán.
Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa sẽ được thảo luận trong phần “Giá đóng cửa”. Mối quan hệ giữa giá thấp nhất và giá cao nhất sẽ được phân tích trong phần “Biên độ giá”. Ngoài ra, mối quan hệ giữa giá thấp nhất và xu hướng tăng, giảm và đảo chiều cũng sẽ được thảo luận sau.
Giá đóng cửa (the close)
Đến hiện tại, giá đóng cửa là mức giá quan trọng nhất trong 4 mức giá của OHLC. Giá đóng cửa có thể được xem là một bản tổng kết giao dịch của một ngày. Vị trí của giá đóng cửa trên biểu đồ có thể cho biết liệu người mua hay người bán đang kiểm soát ngày hôm đó. Khi giá đóng cửa gần đỉnh, ta có thể hiểu người mua đã thắng ngày hôm đó; khi giá đóng cửa gần đáy, ta có thể suy ra người bán đã thắng; và khi giá đóng cửa ở giữa thanh giá thì cả hai bên không ai thắng.
Giá đóng cửa sẽ rất hữu ích khi phân tích mối quan hệ của nó với giá cao nhất và thấp nhất, với giá mở cửa của ngày, và với giá đóng cửa của ngày hôm trước. Như đã nói, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì thanh giá đó được gọi là “ngày giá tăng”. Nếu giá đóng thấp hơn giá mở thì ngày hôm đó sẽ là “ngày giá giảm”.
Tuy nhiên, một biện pháp hữu hiệu hơn để nhận dạng đặc tính của thanh giá (ngày giá tăng hay ngày giá giảm) chính là mối quan hệ giữa giá đóng cửa của ngày đó và ngày trước nó. Như vậy, nếu giá đóng hôm nay cao hơn giá đóng hôm qua thì ngày đó sẽ là “ngày giá tăng”; và nếu giá đóng hôm nay thấp hơn giá đóng hôm qua thì đó sẽ là “ngày giá giảm”. Một ví dụ được đặt ra như sau để giải thích tại sao giá đóng hôm nay và hôm trước lại được xem trọng hơn giá đóng và giá mở của một ngày: giá đóng hôm trước là 10 đô, giá mở cửa hôm nay là 15 đô và giá đóng cửa hôm nay là 12 đô. Ta sử dụng một phép tính trừ giữa giá đóng và mở hôm nay sẽ ra được kết quả là thanh giá đã giảm 3 đô (12 đô – 15 đô). Tuy nhiên, giá đóng của hôm nay là 12 đô và giá này của hôm qua là 10 đô, điều này nghĩa là hành động giá hôm nay đã tăng thêm 2 đô (12-10). Việc có thêm 2 đô này sẽ là một biểu thị rõ ràng hơn cho những điều sắp xảy ra đối với một người chơi chứng khoán, ví dụ như hôm qua người này sở hữu một số lượng cổ phiếu với giá 10 đô/cổ phiếu và hôm nay họ sở hữu số cổ phiếu đó với giá trị 12 đô/cổ phiếu – người nắm giữ cổ phiếu đã kiếm được tiền.
Áp lực bán, áp lực mua
Giá cao nhất – Giá đóng cửa = Áp lực bán
Giá đóng cửa – Giá thấp nhất = Áp lực mua
Sự chênh lệch giữa giá cao nhất và giá đóng cửa có thể xem là áp lực bán bởi vì khi giá chạm mức cao nhất, những người đã mua không thể duy trì một áp lực mua đủ để luôn giữ mức giá cao đó đến lúc đóng cửa. Vì vậy, những người bán sẽ có thể nhảy vào thị trường và đẩy giá đi xuống từ mức cao nhất đến mức giá đóng cửa. Mức độ của sự chênh lệch này cũng rất quan trọng. Liệu giá đã bị đẩy xuống khỏi mức cao nhất một vài cents hay một vài đô? Tương tự, sự chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng của có thể xem là áp lực mua vì khi giá chạm mức thấp nhất, những người bán không thể duy trì một áp lực bán đủ để luôn giữ mức giá thấp đó đến lúc đóng cửa. Như vậy, những người mua lại có thể tiến vào và đẩy giá lên cao hơn cho đến lúc giá đóng. Và một lần nữa, mức độ chênh lệch giữa giá thấp nhất và giá đóng cửa cho tín hiểu về độ mạnh của áp lực mua ở mức giá thấp nhất, cũng giống như câu hỏi “Mức chênh lệch này là vài cents hay vài đô?”
Khoảng giá
Khoảng giá = Giá cao nhất – Giá thấp nhất (range)
Khi lấy giá cao nhất trừ đi giá thấp nhất ta được biên độ giá. Biên độ giá có thể chỉ ra mức độ quan trọng của thanh giá. Ví dụ, nếu biên độ giá trung bình ngày của một thị trường là 1 đô, thì một thanh giá với khoảng giá 25 cents sẽ được xem là không quan trọng. Tuy nhiên, nếu một thanh giá là 5 đô thì nó là thanh giá cực kì quan trọng và ta nên chú ý đến nó nhiều hơn.
Sự biến động
Sự biến động = tính chất của thị trường (Volatility)
Mức độ của biên độ giá là một dấu hiệu của sự biến động. Sự biến động tương đương với sự không chắc chắn. Biên độ biến động có thể miêu tả tính chất riêng của một thị trường (mỗi loại cổ phiếu): Liệu các thanh giá có nhỏ (biên độ nhỏ) và các xu hướng lên xuống có trật tự hay không, hoặc các thanh giá có biên độ lớn và biến động giá thì bất ổn định?
Liệu biên độ biến động giá của loại cổ phiếu đó có đủ lớn để có thể kiếm được lợi nhuận từ biến động giá kể cả sau khi đã bị trượt giá và trừ đi tiền hoa hồng? Liệu các biên độ biến động có đủ lớn và khó dự đoán đến nỗi chạm mức chặn lỗ của người giao dịch trước khi di chuyển theo đúng hướng đã được kỳ vọng?
Xu hướng tăng (uptrends)
Thông thường, định nghĩa của một xu hướng được đặt ra dựa trên mối quan hệ giữa những đỉnh và đáy (của các thanh giá); vì vậy, nếu qua một khoảng thời gian, các thanh giá có những đỉnh và đáy cao dần thì những thanh giá đó đang chuyển động theo một xu hướng tăng.
Xu hướng giảm (downtrends)
Nếu các thanh giá có các đỉnh và đáy thấp dần thì các thanh giá đó đang chuyển động theo xu hướng giảm.
Sự kết thúc của xu hướng tăng
Sự kết thúc của xu hướng tăng (Kết thúc tăng = bắt đầu giảm)
Sau khi hàng loạt các đỉnh và đáy cao dần tạo thành xu hướng tăng, thời điểm những thanh giá bắt đầu tạo một đỉnh và đáy thấp hơn có thể là một tín hiệu tiềm năng cho một sư đảo chiều của biến động giá. Thông thường, những thanh đảo chiều gồm các đỉnh và đáy thấp hơn nên tạo ra một sự phá vỡ mạnh mẽ từ xu hướng tăng vững chắc trước đó.
Sự kết thúc của xu hướng giảm
Sự kết thúc của xu hướng giảm (Kết thúc giảm = bắt đầu tăng)
Sau khi hàng loạt các đỉnh và đáy thấp dần tạo thành xu hướng giảm, thời điểm những thanh giá bắt đầu tạo một đỉnh và đáy cao hơn có thể là một tín hiệu khả quan cho một sư đảo chiều của biến động giá. Thông thường, những thanh đảo chiều gồm các đỉnh và đáy cao hơn nên tạo ra một sự phá vỡ mạnh mẽ từ xu hướng giảm vững chắc trước đó.
Biểu đồ minh họa cho xu hướng tăng và giảm
Biểu đồ của Dow Jones về chỉ số công nghiệp trung bình ETF (DIA) ở trên miêu tả rất nhiều góc độ của biểu đồ giá dạng thanh.
- Thứ nhất, vì đây là biểu đồ trung bình của 30 loại cổ phiếu, các thanh giá có biên độ thường vừa phải và ổn định và các biến động giá thường theo một trật tự nhất định.
- Thứ hai, biểu đồ này cho thấy xu hướng tăng được tạo bởi những thanh giá có đỉnh và đáy thấp cao dần nối tiếp nhau và xu hướng giảm thì được hình thành bởi những thanh giá có các đỉnh và đáy thấp dần nối tiếp nhau. Hơn nữa, sự chuyển tiếp từ xu hướng giảm sang tăng thường xuất hiện khi một thanh giá với đỉnh và đáy cao hơn xuất hiện sau một xu hướng giảm; sự chuyển tiếp từ xu hướng tăng sang giảm thì thường xuất hiện khi một thanh giá có đỉnh và đáy thấp hơn xuất hiện sau xu hướng tăng. Thông thường, một sự chuyển tiếp hoàn chỉnh từ xu hướng giảm sang tăng xảy ra khi các thanh giá với đỉnh và đáy cao hơn phá vỡ đường kháng cự, xu hướng dốc xuống (đường màu cam thứ nhất và thứ ba từ trái sang). Ngược lại, một sự chuyển tiếp hoàn chỉnh từ xu hướng tăng sang giảm xảy ra khi thanh giá với đỉnh và đáy thấp hơn phá vỡ đường hỗ trợ, xu hướng dốc lên (đường màu cam thứ hai và thứ tư từ trái sang).
Mô hình Góc Phải Mở Rộng (Broadening Right Angle)
Được chia làm hai loại:
- Mô hình góc phải mở rộng và tăng dần RBA (Right-Angled Broadening & Ascending)
- Mô hình góc phải mở rộng và giảm dần RBD (Right-Angled Broadening & Descending)
Mô hình góc phải mở rộng và tăng dần RBA (Right-Angled Broadening & Ascending)
Giới thiệu mô hình
Right Angled Broadening & Ascending (Góc Phải Mở Rộng Tăng Dần) được tạo ra khi phạm vi giá được mở rộng dần về bên phải. Mô hình này gắn liền với một đường hỗ trợ nằm ngang bên dưới và một đường kháng cự chếch lên trên.
Nếu bạn đã biết đến mô hình tam giác thì có thể thấy Right Angled Broadening & Ascending chính là một chiếc tam giác ngược.
Hướng phá vỡ mô hình
Theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), xu hướng giá trước khi tạo mô hình RBA thì thường là xu hướng tăng (67% trong tổng thời gian) thay vì xu hướng giảm (chỉ 33%) và giá phá vỡ xuống bên dưới chiếm đến 66% tổng thời gian so với tình trạng giá phá vỡ đi lên chỉ chiếm 34% tổng thời gian.
Đặc điểm quan trọng của mô hình
Mô hình này có đặc điểm như sau:
- Xu hướng trước đó thường là xu hướng tăng, tuy nhiên đôi khi có thể là xu hướng giảm. Nhìn chung, xu hướng đằng trước không quan trọng.
- Giá có đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự nằm nghiêng hướng lên.
- Ban đầu giá đi trong một phạm vi hẹp, sau đó mở rộng phạm vi ra nhưng vẫn nằm trong 2 đường hỗ trợ/kháng cự.
- Right Angled Broadening & Ascending vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều, tùy vào việc thị trường sẽ phá lên đường kháng cự hay phá xuống đường hỗ trợ.
Bulkowski (2005) cũng đưa ra một số đặc điểm quan trọng giúp tăng độ hiệu quả của mô hình này như sau:
- Mô hình tăng dần sẽ đạt hiệu quả cao nhất trong xu hướng kéo dài từ ba tháng trở xuống
- Các mô hình tăng dần cao thì hiệu quả hơn các mô hình tăng dần thấp.
Mục tiêu giá
Đối với mục tiêu giá, độ cao của mô hình RBA được cộng vào giá phá vỡ phía trên đường kháng cự hoặc xuống dưới đường hỗ trợ để tìm ra một mức giá mục tiêu. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đưa ra một công thức tính chính xác hơn dựa vào các nghiên cứu biểu đồ của ông như sau:
- Mô hình RBA – phá vỡ lên trên:
Mức giá phá vỡ lên trên kháng cự + ((Giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 68%) - Mô hình RBA – phá vỡ xuống dưới:
Mức phá vỡ xuống dưới hỗ trợ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 32%)
Biểu đồ trên của Microsoft (MSFT) minh họa cho mô hình RBA, nơi mà giá đi vào từ phía trên (xuất hiện chỉ 1/3 tổng thời gian) và thoát khỏi ở phía dưới (2/3 tổng thời gian). Nếu ta lấy độ cao thông thường của mô hình trừ đi giá phá vỡ thì sẽ ra một lệnh giao dịch thất bại; tuy nhiên, nêu ta dụng công thức của Bulkowski là lấy độ cao mô hình x 32% thì sẽ ra một lệnh đạt lợi nhuận.
Phương pháp giao dịch
Theo thống kê, mô hình Right Angled Broadening & Ascending thường kết thúc với việc giá đảo chiều đi xuống thay vì đi lên. Bạn có thể thực hiện giao dịch theo 3 phương pháp dưới đây:
* Phương pháp 1: Chiến lược break out
- Nếu giá phá xuống đường hỗ trợ: Chúng ta xem xét vào lệnh bán. Điểm dừng lỗ (stop loss) được đặt bên trên ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng chốt lời sẽ bằng với 50% chiều cao của mô hình. Thông thường giá thường quay trở lại kiểm tra ngưỡng hỗ trợ do đó chúng ta cần chờ một cú pullback để có thể vào lệnh thì sẽ an toàn hơn.
- Nếu giá phá lên đường kháng cự: Chúng ta xem xét vào lệnh mua. Điểm dừng lỗ được đặt bên dưới điểm phá vỡ và ngưỡng chốt lời bằng với chiều cao của mô hình.
* Phương pháp 2: Mua khi chạm hỗ trợ
Ngay khi giá chạm vào đường hỗ trợ lần thứ 3, hãy vào lệnh mua. Khi đó, mức dừng lỗ nằm ngay dưới đáy gần nhất và điểm chốt lời sẽ nằm trên đường kháng cự ở phía đối diện bên trên.
Phương pháp này có ưu điểm là khoảng dừng lỗ khá ngắn trong khi khoảng chốt lời là khá lớn, cho một tỷ lệ risk/reward cao. Tuy nhiên chúng tôi gọi đây là phương pháp mạo hiểm vì như có nói ở trên, mô hình thường kết thúc với một diễn biến giảm, phá xuống ngưỡng hỗ trợ.
* Phương pháp 3: Bán khi chạm kháng cự
Khi giá chạm vào đường kháng cự bên trên lần thứ 3, hãy vào lệnh bán. Dừng lỗ được đặt phía trên đỉnh cao nhất và điểm chốt lời nằm ở đường hỗ trợ bên phía đối diện bên dưới. Phương pháp này có ưu điểm là xác suất giá sẽ giảm xuống là khá cao trong mô hình này.
* Ví dụ thực tế
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Right Angled Broadening & Ascending. Cả hai lần xuất hiện, Right Angled Broadening & Ascending đều kết thúc bằng một cú phá xuống trong đó lần thứ nhất giá giảm sâu hơn, lần thứ hai giá chỉ giảm khoảng một nửa chiều cao của mô hình.
Mô hình góc phải mở rộng và giảm dần RBD (Right-Angled Broadening & Descending)
Giới thiệu mô hình
Right Angled Broadening & Descending (Góc Phải Mở Rộng Giảm Dần) được tạo ra khi phạm vi giá được mở rộng dần về bên phải. Mô hình này gắn liền với một đường kháng cự nằm ngang bên trên và một đường hỗ trợ chếch xuống dưới.
Nếu bạn đã biết đến mô hình tam giác thì có thể thấy Right Angled Broadening & Descending chính là một chiếc tam giác ngược.
Right Angled Broadening & Descending vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều, tùy vào việc thị trường sẽ phá xuống đường kháng cự hay phá lên đường kháng cự.
Hướng phá vỡ mô hình
Mô hình RBD phá vỡ đi lên trên 51% tổng thời gian so với phá vỡ xuống dưới chiếm 49% tổng thời gian. (theo Bulkowski, 2005).
Đặc điểm quan trọng của mô hình
Mô hình Right Angled Broadening & Descending được tạo thành từ những đặc điểm sau:
- Xu hướng trước đó thường là xu hướng giảm, tuy nhiên đôi khi có thể là xu hướng tăng. Nhìn chung, xu hướng đằng trước không quan trọng.
- Giá có đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ nằm nghiêng hướng xuống.
- Ban đầu giá đi trong một phạm vi hẹp, sau đó mở rộng phạm vi ra nhưng vẫn nằm trong 2 đường kháng cự/hỗ trợ.
- Right Angled Broadening & Descending vừa có thể là mô hình tiếp diễn vừa có thể là mô hình đảo chiều, tùy vào việc thị trường sẽ phá xuống đường kháng cự hay phá lên đường kháng cự.
Bulkowski (2005) đưa ra một số đặc điểm quan trọng giúp tăng độ hiệu quả của mô hình này như sau:
- Mô hình giảm dần thì xu hướng nên lâu hơn ba tháng.
Mục tiêu giá
Đối với mục tiêu giá, độ cao của mô hình RBD được cộng vào giá phá vỡ phía trên đường kháng cự hoặc xuống dưới đường hỗ trợ để tìm ra một mức giá mục tiêu. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đưa ra một công thức tính chính xác hơn dựa vào các nghiên cứu biểu đồ của ông như sau:
- Mô hình RBD – phá vỡ lên trên:
Mức giá phá vỡ lên trên kháng cự + ((Giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 63%) - Mô hình RBD – phá vỡ xuống dưới:
Mức phá vỡ xuống dưới hỗ trợ – ((giá ở đỉnh cao nhất của mô hình – giá ở đáy thấp nhất của mô hình)x 44%)
Biểu đồ trên của AT&T (T) minh hoạ một mô hình RBD khá thành công với một cú phá ngưỡng lên trên. “Thành công” ở đây được nhấn mạnh vì theo nghiên cứu của Bulkowski (2005), mô hình này với một sự phá vỡ lên trên thì được xem là ít hiệu quả nhất trong tất cả các mô hình. Thế nhưng, khi dùng công thức tính mục tiêu giá, lấy độ cao của mô hình cộng giá phá vỡ ta lại thấy có lợi nhuận ở biểu đồ này.
Phương pháp giao dịch
Theo thống kê, mô hình Right Angled Broadening & Descending thường kết thúc với việc giá đảo chiều đi lên thay vì đi xuống. Bạn có thể thực hiện giao dịch theo 3 phương pháp dưới đây:
* Phương pháp 1: Chiến lược break out
- Nếu giá phá lên đường kháng cự: Chúng ta xem xét vào lệnh mua. Điểm dừng lỗ (stop loss) được đặt bên dưới ngưỡng kháng cự và ngưỡng chốt lời sẽ bằng với 50% chiều cao của mô hình. Thông thường giá thường quay trở lại kiểm tra ngưỡng kháng cự do đó chúng ta cần chờ một cú pullback để có thể vào lệnh thì sẽ an toàn hơn.
- Nếu giá phá xuống đường hỗ trợ: Chúng ta xem xét vào lệnh bán. Điểm dừng lỗ được đặt bên trên điểm phá vỡ và ngưỡng chốt lời bằng với chiều cao của mô hình.
* Phương pháp 2: Bán khi chạm kháng cự
Ngay khi giá chạm vào đường kháng cự lần thứ 3, hãy vào lệnh bán. Khi đó, mức dừng lỗ nằm ngay trên đáy gần nhất và điểm chốt lời sẽ nằm dưới đường hỗ trợ ở phía đối diện bên dưới.
Phương pháp này có ưu điểm là khoảng dừng lỗ khá ngắn trong khi khoảng chốt lời là khá lớn, cho một tỷ lệ risk/reward cao. Tuy nhiên chúng tôi gọi đây là phương pháp mạo hiểm vì như có nói ở dưới, mô hình thường kết thúc với một diễn biến tăng, phá lên ngưỡng kháng cự.
* Phương pháp 3: Mua khi chạm hỗ trợ
Khi giá chạm vào đường hỗ trợ bên dưới lần thứ 3, hãy vào lệnh mua. Dừng lỗ được đặt phía dưới đỉnh cao nhất và điểm chốt lời nằm ở đường kháng cự bên phía đối diện bên trên. Phương pháp này có ưu điểm là xác suất giá sẽ tăng lên là khá cao trong mô hình này.
* Ví dụ thực tế:
Dưới đây là một ví dụ về mô hình Right Angled Broadening & Descending. Sau vài lần bật qua lại giữa đường hỗ trợ và kháng cự, cuối cùng giá đã phá lên đường hỗ trợ nằm ngang rồi tăng lên trên.
Mô hình Đỉnh/Đáy mở rộng (Broadening Top/Bottom)
Giới thiệu mô hình
Mô hình Broadening Top/Bottom (Đỉnh/Đáy mở rộng) là mô hình giá tương đối phổ biến trên thị trường còn có các tên gọi khác như Megaphone, Reversed Triangle hay Funnels. Mô hình này mách bảo cho các chúng ta biết thị trường đang trong tình trạng phân vân, lưỡng lự.
Giá mở rộng trong một phạm vi (= giá cao – giá thấp ) trong suốt thời gian (một giai đoạn) và đối nghịch với mô hình tam giác và mô hình cờ hiệu.
Broadening Top (Đỉnh mở rộng) và Broadening Bottom (Đáy mở rộng) là hai mô hình tương tự nhau, được tạo ra khi giá di chuyển trong một phạm vi ngày càng rộng, liên tục tạo ra những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn tạo thành hình dạng giống cái Megaphone (Cái loa). Đỉnh mở rộng hoặc đáy mở rộng thể hiện sự lo lắng xen lẫn tính thiếu quyết đoán của nhà đầu tư sau một đợt tăng hoặc giảm giá mạnh.
Broadening Top xuất hiện ở đỉnh các xu hướng, còn Broadening Bottom xuất hiện ở đáy các xu hướng.
Hướng phá vỡ mô hình
* Broadening Top:
Giá phá vỡ trên mức kháng cự khoảng một nửa thời gian và dưới mức hỗ trợ một nửa khác của thời gian; khi giá phá vỡ trên mức kháng cự (kích hoạt một tín hiệu mua), giá đạt được tối đa trung bình 29% trước bất kỳ sự điều chỉnh nào từ 20% trở lên; khi giá phá vỡ xuống dưới mức hỗ trợ (kích hoạt một tín hiệu bán), giá suy giảm tối đa trung bình 15% trước khi một sự điều chỉnh giá ngược hướng phá vỡ khoảng 20% (Bulkowski, 2005). Nên chú ý là Bulkowski (2005) đề nghị nhà giao dịch nên mua ở lần chạm thứ 3 vào hỗ trợ và bán ra ở lần chạm thứ 3 vào kháng cự.
* Broadening Bottom:
Giá trong mô hình mô hình Broadening Bottom phá vỡ trên khoảng 53% thời gian và phá vỡ dưới khoảng 47% thời gian; khi giá phá vỡ phía trên, giá sẽ tăng tối đa trung bình là 27% trước 20% đảo chiều đầu tiên; và khi giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ, giá giảm một mức tối đa trung bình là 15% (Bulkowski, 2005).
Đặc điểm mô hình
Đặc điểm mô hình như sau:
- Broadening Top:
- Broadening Top xuất hiện trong xu hướng tăng. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.
- Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 53% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 47% trường hợp mô hình phá xuống dưới.
- Sau khi Broadening Top phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.
- Lưu ý rằng trong mô hình Broadening Top, giá thường chỉ chạm vào 2 đường hỗ trợ/kháng cự khoảng 5 – 6 lần trước khi phá ra và phát triển xu hướng. Do đó, bạn cần chuẩn bị tinh thần giao dịch khi các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự của mô hình bị chạm vào ở lần thứ 5.
- Broadening Bottom:
- Broadening Bottom xuất hiện trong xu hướng giảm. Nếu nối các đỉnh của mô hình với nhau, ta thu được đường kháng cự. Nếu nối các đáy của mô hình với nhau, ta thu được đường hỗ trợ.
- Mô hình có thể kết thúc theo cả 2 hướng tăng hoặc giảm. Theo thống kê, có 58% các trường hợp mô hình sẽ phá lên trên và 42% trường hợp mô hình phá xuống dưới.
- Sau khi Broadening Bottom phá ra khỏi đường hỗ trợ hoặc kháng cự, mục tiêu di chuyển của giá thông thường chính bằng chiều cao của mô hình.
Kirkpatrick và Dahlquist (2010) đã tìm thấy được nhiều vấn đề đối với mô hình Broadening gồm:
- Đối sự phá vỡ mức kháng cự, giá liên tục tạo ra những đỉnh cao hơn mà không tạo tín hiệu mua nào sẽ làm giảm hiệu quả của tín hiệu mua cuối cùng; tương tự với sự phá vỡ dưới hỗ trợ, nơi mà giá liên tục tạo ra những đáy thấp hơn làm giảm sự mong đợi về một cú phá vỡ khi nó xảy ra.
- Bởi vì biên độ là rất lớn sau khi mô hình Broadening hoàn thành, các điểm để đặt dừng lỗ là khá xa so với vùng giá phá vỡ (để vào lệnh), sẽ làm tăng rủi ro.
- Mô hình Broadening khá hiếm và “thường khó xác định”
- Hiệu suất trung bình là tốt nhất với những mô hình hành đầu như nêm tăng mở rộng.
Mục tiêu giá
Thông thường, chiều cao của mô hình Broadening Top hoặc mô hình Broadening Bottom được cộng vào mức phá vỡ kháng cự hoặc trừ cho mức phá vỡ dưới hỗ trợ để được một mục tiêu giá. Tuy nhiên, Bulkowski (2008) đề nghị cách tính toán cho mục tiêu giá sau đây dựa trên các nghiên cứu về biểu đồ của ông. Theo cách này độ chính xác cao hơn so với trên nhưng tính toán hơi phức tạp hơn chút:
Mô hình Broadening Top
- Mô hình Broadening Top phá vỡ lên trên
Giá phá vỡ trên mức kháng cự + ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top) x 62%) - Mô hình Broadening Top phá vỡ xuống dưới
Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ – ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Top)x 37%)
Biểu đồ trên của Chevron (CVX) cho thấy một mô hình Broadening Top trong xu hướng tăng. Giá bắt đầu vào từ bên dưới (đặc điểm phân biệt mô hình Broadening Top với mô hình Broadening Bottom) và sau đó tạo ra hai đỉnh cao hơn và ba đáy thấp hơn, hình thành yếu tố giúp tạo thành đường hỗ trợ đi xuống và đường kháng cự đi lên. Giá vượt lên trên đường kháng cự và tiếp tục di chuyển cao hơn, thỏa mãn điều kiện chốt lời của cả 2 phương pháp tính toán điểm chốt lời: lấy chiều cao của mô hình cộng với giá phá vỡ hoặc lấy chiều cao của mô hình nhân với 62% và sau đó thêm vào giá phá vỡ trên kháng cự. Bulkowski (2005) nhận thấy rằng Mô hình Broadening Top xảy ra trong một xu hướng trung hạn (từ ba đến sáu tháng) thì tốt hơn. Biểu đồ trên xảy ra sau một xu hướng tăng trong ba tháng.
Mô hình Broadening Bottom
- Mô hình Broadening Bottom phá vỡ lên trên
Giá phá vỡ trên mức kháng cự + ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom – Đáy thấp nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom)x 59%) - Mô hình Broadening Bottom phá vỡ xuống dưới
Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ – ((Đỉnh cao nhất của sự hình thành mô hình Broadening Bottom – Đáy thấp nhất của sự hình thành Mô hình Broadening Bottom)x 44%)
Một lần nữa, biểu đồ của Chevron (CVX) có một mô hình Broadening, trong trường hợp này là một mô hình mô hình Broadening Bottom vì giá bắt đầu vào mô hình từ phía trên. Có ba đỉnh cao hơn và bốn hoặc năm đáy thấp hơn. Giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ và di chuyển xuống đủ để hoàn thành một giao dịch có lợi nhuận bằng cả 2 cách sử dụng phương pháp mục tiêu giá.
Phương pháp giao dịch
Chúng tôi sẽ giới thiệu 2 cách giao dịch với mô hình Broadening Top/Bottom là chiến lược giao dịch phá vỡ (breakout) và giao dịch bắt đảo chiều.
Chiến lược giao dịch phá vỡ breakout
Đối với chiến lược breakout, chúng ta sẽ đợi giá phá ra khỏi mô hình sau đó tiến hành giao dịch theo hướng đó. Dưới đây là một ví dụ. Trong hình minh họa bên dưới, một mô hình giá Broadening Top đã hình thành, được đánh dấu bằng 2 đường hỗ trợ/ kháng cự màu đỏ. Ở đây, khi giá phá xuống đường hỗ trợ màu đỏ bên dưới, chúng ta đi theo xu hướng và vào lệnh bán. Để an toàn, điểm chốt lời sẽ bằng khoảng 70% chiều cao của mô hình. Điểm dừng lỗ được đặt phía trên ngưỡng hỗ trợ, có thể bằng 20% – 30% chiều cao của mô hình.
Chiến lược giao dịch đảo chiều
Đối với chiến lược đảo chiều, chúng ta sẽ đợi giá chạm vào một trong 2 đường hỗ trợ/ kháng cự lần thứ 5. Nếu trong lần thứ 5 giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự nhưng không thể phá vỡ, chúng ta sẽ đợi giá vượt qua đỉnh/đáy thứ 3 để giao dịch ngược chiều.
Nếu bạn thấy khó hiểu thì có thể xem hình minh họa bên dưới. Một mô hình Broadening Top đã được tạo thành khi giá đi lên và xuống, tạo ra những đỉnh và đáy rộng hơn. Trong lần chạm vào đường kháng cự lần thứ 5, giá đã tạo ra một cây nến Shooting Star và không thể vượt qua ngưỡng này. Ngay khi giá giảm xuống thấp hơn đỉnh số 3 được đánh dấu trên màn hình, chúng ta vào lệnh bán. Khi đó, điểm chốt lời nằm ở các đáy bên dưới và mức dừng lỗ nằm bên trên điểm số 5.
Nguồn:
- Lớp học Mô hình giá
- Mô hình giá là gì? (Có nhiều bài)