KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Kiến thức MMO, Kiến thức SEO và Marketting

Google Sandbox là gì? Phương pháp hiệu quả giúp khắc phục khị website bị dính Sandbox

Google Sandbox là gì? Phương pháp hiệu quả giúp khắc phục khị website bị dính Sandbox

Google Sandbox là gì? Phương pháp hiệu quả giúp khắc phục khị website bị dính Sandbox

Chia sẻ bài viết
5
(6)

Google Sandbox là gì? Đây là một câu hỏi khá quan trọng trong lĩnh vực SEO, song lại rất ít người biết hoặc quan tâm đến nó, đặc biệt là SEOer mới bắt đầu và chưa có kinh nghiệm. Trong khi đó tình trạng các website mới bị rơi vào Sandbox lại khá nhiều, nhất là khi tình trạng spam và sao chép nội dung đang tràn ngập trên thế giới ảo hiện nay.

Khi một website bị dính vào Google Sandbox sẽ bị sự “quản chế” và không được xếp hạng tốt trong trang tìm kiếm. Vậy Google Sandbox là gì mà lại lợi hại như vậy? Làm thế nào để phát hiện được website đang bị dính Sandbox? Có phương pháp nào hiệu quả giúp khắc phục việc này. Bài viết này từng bước sẽ làm rõ các vấn đề trên giúp bạn.

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox được hiểu đơn giản là một sự trừng phạt của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những webpage không tốt. Hay nói một cách khác nó là một bộ lọc của Google để chặn những trang web có nội dung và nguồn backlink không tin tưởng.

Với cơ chế Sandbox, Google có thể đặt một website vào một tình trạng quản chế đặc biệt nếu site đó bị tình nghi spam hoặc có các hành động đối phó với công cụ tìm kiếm nhằm có một thứ hạng cao trong SERP. Tình trạng quản chế này có thể làm giảm thứ hạng của tất cả các trang trên site, thậm chí không xếp hạng chúng trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, thường là một tháng nhưng cũng có thể dài hơn hoặc vĩnh viễn. Thời gian quản chế này còn tùy thuộc vào sự thay đổi của website sau khi bị đưa và Sandbox.

Google Sandbox là gì?
Google Sandbox là gì?

Các website rơi vào Sandbox sẽ gần như không thể xuất hiện trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, mặc dù vẫn được Google index. Thông thường, những trang bị quản thúc này đều là những trang mới, và có nội dung không mấy mới mẻ hoặc riêng biệt so với các cũ trước đó, với một lượng link bất thường đột ngột chảy về hoặc nội dung tăng đột biến. Hơn nữa, nếu những site này cố tình tối ưu để có một thứ hạng tốt hơn, Google sẽ nhận định những site này là những trang spam và quản chế bằng Sandbox.

Hoặc nếu những trang này không spam, Google sẽ coi những trang này có nội dung còn quá non trẻ, chưa đủ điều kiện về chất lượng để đứng ở vị trí đầu. Và những trang này sẽ bị hạn chế cho đến khi thật sự trưởng thành để đứng đầu, giống như một đứa bé được để trong nôi dưới sự bao bọc của người lớn, cần được quản lý cho đến khi đủ khả năng nhận biết nguy hiểm.

Google Sandbox giống như một kiểu “cấm túc” trong SEO

Tại sao lại có Google Sandbox

Google Sandbox được sinh ra nhằm mục tiêu đảm bảo người dùng công cụ tìm kiếm sẽ có được những kết quả tìm kiếm tốt nhất, và không bị spam bởi các trang web kém chất lượng có thứ hạng cao thông qua các thủ thuật spam hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) quá đà, bao gồm việc spam keyword trên trang hoặc tạo ra nhiều outbound link hoặc backlink liên kết với các trang web khác, đặc biệt là những trang mà chủ website đang sở hữu.

Google có một ưu điểm rất lớn so với các công cụ tìm kiếm khác, đó là tốc độ index nhanh vượt trội. Tuy nhiên đây cũng là một nhược điểm lớn của công cụ tìm kiếm này. Việc index nhanh sẽ tạo cơ hội cho các liên kết spam cũng được index nhanh trên SERP. Vì vậy, nếu ngay lập tức sử dụng hình phạt đối với các trường hợp spam như vĩnh viễn cấm index, vĩnh viễn không được xếp hạng,… thì việc tạo một chế độ bị theo dõi sẽ phù hợp hơn, bởi có thể website đó không spam mà có thể đang bị spam hoặc hack.

Nhà đầu tư SEO cần lưu ý rằng Sandbox không phải là một sự trừng phạt vĩnh viễn của Google, đây là một cơ hội cho các website spam và bị spam để nhìn lại những gì làm chưa phù hợp với tiêu chí của Google và xa hơn là phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, nếu những tình trạng spam này không được khắc phục và tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài thì website rất có thể bị phạt vĩnh viễn.

Mục đích của Google Sandbox

Hướng đến lợi ích người dùng

Google rất chú trọng người dùng, vì vậy Google Sandbox được tạo ra giúp người dùng có được kết quả tìm kiếm tốt nhất, loại bỏ khả năng những website kém chất lượng nhưng lại có thứ hạng cao nhờ vào các thủ thuật SEO quá đà.

Những chiêu trò bị liệt kê là spam như: đặt quá nhiều các backlink liên kết trong và ngoài website, spam keyword trên trang…

Có lợi cho website tốt, loại bỏ các website kém chất lượng hay spam

Ưu điểm của Google so với các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hay Bing… là tốc độ index khá nhanh, tuy nhiên điều này đã tạo cơ hội cho một số SEOer mũ đen lợi dụng tạo ra nhiều liên kết spam trỏ về website nhằm để website có được một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm – điều này lại trở thành nhược điểm của Google.

Tuy nhiên, sẽ không công bằng nếu phạt các website được cho là spam bằng cách cấm index vĩnh viễn hay không được xếp hạng nếu website đó vô tình bị đối thủ chơi xấu. Vì thế, việc tạo ra Google Sandbox nhằm theo dõi website để đưa ra quyết định và hình thức phạt hợp lí hơn.

Google Sandbox giúp ngăn chặn các website có nhiều spam không tốt cho người dùng
Google Sandbox là gì? Google Sandbox giúp ngăn chặn các website có nhiều spam không tốt cho người dùng

Google Sandbox không phải là một hình thức phạt vĩnh viễn của Google, đây được xem là một cơ hội cho các website hoàn thiện lại nội dung cũng như chất lượng website, có lợi cho người dùng đồng thời đáp ứng được các tiêu chí của Google.

Nhưng nếu website của bạn không biết “quay đầu là bờ” thì rất có thể sẽ bị Google Sandbox phạt vĩnh viễn.

Vậy, dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết trang web của mình đã bị rơi vào sandbox?

Dấu hiệu nhận biết website đã bị rơi vào Sandbox

Có 3 cách mà nhà đầu tư SEO có thể nhận biết website đã bị quản thúc bởi thuật toán Google Sandbox, bao gồm:

Sử dụng công cụ tìm kiếm khác

Đây là một cách khá đơn giản và tiện lợi đối với những website mới đã từng được nằm trong top 10 của bảng xếp hạng kêt quả tìm kiếm Google. Chúng ta chỉ cần kiểm tra xem thứ hạng của website hiện tại trên các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo Search hoặc Bing Search và so sánh kết quả đó với Google Search. Thông thường, website bị Sandbox là những website đã có một vị trí khá cao trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.

Do vậy, nếu website của nhà đầu tư nằm trong trang đầu hoặc trang thứ 2 của Yahoo Search Result Page và mất tích trong hạng 300-500 website đầu tiên của Google, thì rất có khả năng website đã bị quản thúc bởi Google.

Sử dụng công cụ online khác

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ online được tạo ra để hỗ trợ các SEOer đánh giá được website mình có chịu bất kỳ một hình phạt hoặc chế độ giới nghiêm nào của Google hay không. Có thể tham khảo một số website:

Nhưng các công cụ này không phải lúc nào cũng chính xác, nên kiểm tra thêm bằng các hình thức khác.

Kiểm tra trực tiếp bằng tay

Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra trực tiếp như sau:

  • Lên Google tìm kiếm với cấu trúc site:domain_cần_kiểm_tra => Nó báo không xuất hiện trong tài liệu nào thì chính xác bị Sandbox.
  • Sau đó dùng thêm các công cụ để kiểm tra backlink.

Các mức đánh giá khi bị Sandbox

Có 3 mức đánh giá cho tất cả các website hiện nay, bao gồm:

  1. Deindexed – Cấm index: Tên miền này đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi Google. ( hay còn được gọi là bị ban – cấm).
  2. Penalized – Bị phạt bởi các thuật toán của Google: Tên miền hoặc trang này vẫn còn tồn tại nhưng sẽ không được xuất hiện trên SERP khi người dùng tìm kiếm. Những hình phạt này có thể được gán một cách tự động hoặc được thêm và áp dụng bằng tay bởi một kỹ sư Google.
  3. Sandboxed – website bị Google cho vào danh sách quản thúc, một số trang trên site hoặc tất cả các trang đều bị giảm thứ hạng hoặc không thể tìm thấy trên SERP. Đây là một hình phạt nhẹ hơn Penalized, website sẽ được khôi phục lại tình trạng bình thường khi các vi phạm về chất lượng trên site được gỡ bỏ hoàn toàn.

Nguyên nhân bị dính Google Sandbox

Để tìm ra cách khắc phục nếu website lỡ bị dính Google Sandbox, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân.

Nội dung sao chép, trùng lặp, giống nhau về đường dẫn URL

Nếu website có nội dung sao chép quá nhiều hay URL giống với các trang web khác thì ngay lập tức website bạn sẽ bị Google “để ý”.

Tuy nhiên, sự trùng lặp về các sản phẩm, thông tin sản phẩm na ná nhau là điều không thể tránh khỏi, vì vậy bạn hãy khôn khéo trong cách truyền đạt nội dung trên website, để không bị đánh giá là nội dung copy.

SEO quá đà cho website mới

Website của bạn mới được thiết kế xong, nhưng bạn lại nôn nóng muốn đạt thứ hạng cao nhất mà bất chấp làm SEO, trỏ nhiều backlink liên kết trong khi nội dung chưa tốt, chưa thân thiện với Google.

Lượng backlink lớn, tăng đột ngột trong một thời gian ngắn

Việc một website có nhiều backlink là điều bình thường, tuy nhiên nếu tăng lên một cách đột ngột sẽ bị Google “để ý” ngay.

Chưa kể đến việc các backlink có chất lượng kém, nội dung bạo lực hay nhạy cảm, hoặc bị dính Sandbox trước đó.

Lượng backlink tăng đột ngột dễ bị rơi vào Sandbox
Lượng backlink tăng đột ngột dễ bị rơi vào Sandbox

Trên đây là lời cảnh báo của Eric Van Buskirk với một công ty SEO mà tôi tình cờ thấy trên mạng. Dù chưa rõ độ chính xác của lời cảnh báo, nhưng tôi nghĩ đây là lời khuyên cho những ai đang có ý định sử dụng các phương thức SEO mũ đen.

Tối ưu SEO On-page kém

Chèn từ khóa quá nhiều, không chú trọng các thẻ title, meta descriptinon và nội dung.

Bị đối thủ chơi xấu

Trong kinh doanh hay bất kì lĩnh vực nào khác, việc bị các đối thủ chơi xấu là điều khó tránh khỏi. Vì vậy hãy kiểm tra website thường xuyên và kịp thời ngăn chặn các link ẩn mà đối thủ cố tình chèn vào để website bạn bị dính spam.

5. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Một khi website của bạn bị Google Sandbox thì bạn nên dùng các biện pháp sau để nhanh chóng đưa website trở về hoạt động bình thường.

Cải thiện các nguyên nhân gây Sandbox sẽ nhanh chóng giúp website thoát khỏi hình phạt

Dừng ngay các thủ thuật SEO mũ đen đang thực hiện trên website, gỡ bỏ tất cả các link ẩn, hidden link. Nên chú trọng đi backlink bằng tay, chăm chút kĩ từng backlink và nội dung của nó. Việc này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và thứ hạng sẽ lên một cách từ từ nhưng một khi đã ở được vị trí cao thì khó có thể bị tuột hạng.

Tối ưu link nội bộ. Nên đi những link nội bộ chất lượng, hướng người dùng, đặt vào những landing-page có liên quan và thật sự cần thiết cho người dùng.

Gỡ bỏ link từ những website vệ tinh kém chất lượng. Một backlink được cho là chất lượng phải được trỏ từ các website có cùng lĩnh vực hoạt động, nội dung bài viết có liên quan, lượng truy cập là thực,…

Chú trọng nội dung cho website. Tăng cường nhiều bài viết có chất lượng càng tốt. Một bài viết chất lượng bao gồm cả từ khóa, nội dung hướng người dùng, không sao chép từ những nội dung có sẵn của các website khác. Google càng ngày càng đánh giá khắt khe và đưa ra tiêu chuẩn cho nội dung website, vì vậy nội dung của bạn càng độc đáo, càng thu hút người dùng thì website sẽ nhanh chóng thoát khỏi Google Sandbox ngay.

Các hình thức quảng cáo của Google như Adwords, Adsence chỉ nên thực hiện sau khi đã hoàn tất gỡ bỏ các backlink xấu.

Nếu website bị đối thủ chơi xấu, bạn nên gửi mail cho Google thông báo về sự việc này, nếu không hãy báo cáo tình hình khắc phục website của bạn để nhanh chóng thoát khỏi Google Sandbox.

Làm lại site map và submit lên Google Webmaster Tool.

Cuối cùng, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi. Nếu website có khắc phục lỗi và cố gắng hoàn thiện hơn thì sẽ nhanh chóng được Google gỡ bỏ hình phạt.

Google luôn cập nhật các thuật toán cũng như đưa ra những công cụ kiểm tra website, hình thức phạt nhằm mục đích hướng website thân thiện người dùng hơn, mang lợi ích đến người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm.

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 6

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén