Bài viết này tôi tóm tắt lại hành trình đầu tư của tôi, nó như là nơi để lưu lại những mốc đáng nhớ và những bài học sương máu khi tham gia đầu tư của mình. Mọi thông tin trong bài viết chỉ với mục đích chia sẻ kiến thức, không phải lời khuyên đầu tư.
Tôi là dân kỹ thuật chính gốc, không có một chút kiến thức hay am hiểu gì về tài chính và đầu tư tài chính cả. Hành trình đầu tư chứng khoán của tôi khá gian nan, không có nhiều may mắn như nhiều người khác. Nhiều người khác mới đầu vào họ đã lãi rất nhiều lần, nó làm cơ sở và có vốn để họ tiếp tục dấn thân vào thị trường tài chính, còn với tôi không có may mắn được như vậy nên hành trình của tôi vất vả hơn nhiều.
Năm 2007 – 2017: Bắt đầu với HND
Năm 2007, khi tất cả mọi người, nhà nhà đều nói và chứng khoán cũng là lúc mà tôi quan tâm và bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán nhưng cũng chỉ ở mức cơ bản. Lúc này tôi đã tìm và đọc cuốn “Phong cách đầu tư chứng khoán của Warrent Buffet“. Lý thuyết sách có vẻ hay nhưng khi thử ứng dụng vào thực tế thì có nhiều vấn đề rất khó áp dụng như:
- Làm thế nào để biết doanh nghiệp đó tốt? => Một nhà đầu tư cá nhân rất khó để có đủ được thông tin để đánh giá doanh nghiệp.
- Làm thế nào để định giá cổ phiếu tương đối chính xác?
- …
Giai đoạn này đang bối rối chưa biết đầu tư thế nào thì một cơ hội đến, lúc đó tôi nghĩ là vậy. Vào năm 2007 hay 2008 gì đó, cũng không rõ, bạn tôi làm ở công ty Nhiệt điện HP, có quyền mua CP HND ưu đãi giá khoảng hơn 11K/1CP, tôi nghĩ đây là cơ hội vì trước đó vài năm nhiều người mua CP và họ đã kiếm được gấp nhiều lần. Vì thế tôi đã quyết định đầu tư khoảng 3000 CP. Số tiền này nằm im bất động và không có lợi tức gì (Có đôi khi có nhưng rất nhỏ không đáng kể) cho đến tận 2016 thì công ty niêm yết nên sàn Upcom. Nhân tiện làm thủ tục lên sàn Upcom tôi mua thêm 2000 CP giá 10K cũng với kỳ vọng giá tăng sau khi lên sàn vì Điện là nguồn năng lượng thiết yếu rồi, lo gì, kiểu gì giá tăng.
Sau khi lên sàn thì giá lình xình thời gian rất dài hàng năm trời nó chỉ dao động từ 8 đến 12.6, hàng ngày tôi đều vào xem giá, cuối cùng đến thời điểm chán quá tôi quyết định bán nó với giá 12.3K vào ngày 2017-12-29. Nếu tôi cố giữ cho đến năm 2020 thì ở thời điểm 07/2020 giá cao nhất là 19.5 nhưng tôi không đủ kiên nhẫn để làm, đã chờ được 10 năm nhưng không thể chờ đợi thêm được 3 năm.
Khoản lợi nhuận thu được quá nhỏ bé gần 4M so với thời gian 10 năm đầu tư. Nếu với khoản 33M tôi để vào ngân hàng với lãi suất 7%/năm thì sau 10 năm tôi sẽ có thêm gần 32M => Như vậy phi vụ đầu tư này quá lỗ.
Bài học rút ra:
- Đã xác định đầu tư theo trường phái nào (Dài hạn) thì phải kiên định theo trường phái đó, và phải xác định mục tiêu cụ thể => Tôi mua chỉ biết chờ tăng giá và không rõ mong muốn o giá nào và trong thời gian bao lâu.
- Xác định được thời điểm mua rất quan trọng, không nên mua các CP khi nó ở giai đoạn chưa rõ ràng=> Vì bạn không biết bao giờ CP mới tăng giá và bạn bị chôn vốn, vốn sử dụng không hiệu quả và đem lại hiệu suất cực thấp.
Năm 2008 – 2013: Xây dựng ứng dụng WinCE/Android
Vào năm 2008, tôi làm chính mảng lập trình WinCE (C/C++/MFC) cho các thiết bị bỏ túi (PocketPC), tôi xây dựng các ứng dụng Từ điển Chuyên Ngành MDictPro trên PocketPC cho người dùng Việt Nam. Tốn khá nhiều thời gian công sức nhưng do không biết bán hàng nên cũng không thu được bao nhiêu.
Sau đó tôi biết lập trình Android và chuyển từ điển sang Android và xây dựng thêm một số ứng dụng khác: EDictPro (Từ điển anh anh), MDictPro (Từ điển chuyên ngành anh việt) và TOEIC Learning Daily, TOEIC Vocabulary Daily, FlappyBee, Testing Assistant. Trong đó có 3 ứng dụng EDictPro, MDictPro và TOEIC Vocabulary có số lượng tại rất lớn. Hồi đó cũng có đặt quảng cáo nhưng ko biết các thủ thuật để tăng lượng click nên doanh thu không được nhiều, đỉnh cao nhất 1 tháng chỉ được hơn 1000$.
Nhưng chính sách của Google thay đổi liên tục, các phiên bản Android mới ra liên tục, thêm nữa do bận rộn công việc nên không có thời gian nâng cấp app hoặc chỉnh sửa cho phù hợp với Policy mới của Google, hơn nữa có quá nhiều ứng dụng sức một mình cũng không làm được nên quyết định bỏ mảng này. Các ứng dụng do không cập nhật chính sách của Google nên cũng dần bị loại khỏi Play Store.
Năm 2015-2020: Duyên nợ với FLC và HAG
Khoảng thời gian này tôi có nhiều duyên nợ với hai cổ phiếu FLC và HAG. Thời điểm này tôi có quan điểm rất sai lầm là thích các cổ phiếu giá rẻ, vì nghĩ rằng nó dễ tăng giá, nhưng thực ra không phải vậy.
Hành trình đầu tư vào FLC:
- Năm 2015 khi FLC giảm giá về 8K, tôi thấy giá CP này về dưới mệnh giá và giá của nó quá rẻ so với thời điểm đỉnh điểm của nó. Tôi đã quyết định đầu tư mua nó. Lúc đó tầm khoảng 30 triệu VNĐ. Lúc này không quan tâm gì cơ bản của công ty, chỉ giá rẻ là mua, cũng không biết bác Quyết bị dân chứng khoán kêu ca khắp các diễn đàn. Lúc đó em không biết FLC là dòng cổ phiếu rác.
- Tiếp đó giá CP giảm về 6K do bác Quyết kêu bán một số Cổ phần, lúc này lại dồn tiền ôm tiếp thêm 40 triệu VND nữa. Sau đó giá có hồi lại về gần 8K nhưng em không bán vì chưa đạt kỳ vọng ít nhất trên 10K. Rồi sau đó giá lao dốc về 2.48K và em vẫn Hold to die.
- Đến tháng 06/2020 khi sau khi đọc một số sách chứng khoán em quyết định Cắt Lỗ ở giá 4.16K.
- Như vậy sau 5 năm đầu tư mất 50% vốn.
Hành trình đầu tư vào HAG:
- Năm 2016 khi HAG về 10K tôi đã dồn tiền 50 triệu VNĐ để mua nó vì xác định HAG vốn là bluechip, khó khăn chỉ là tạm thời, mặt khác do cá nhân cũng yêu quý bác Bầu Đức.
- Tiếp đó giá giảm về 8K, với niềm tin như cũ tôi tiếp tục mua thêm 50 triệu VNĐ nữa
- Rồi cứ thế CP giảm về mức 4.95K, tôi vẫn kiên trì nắm giữ. Rồi HAG cũng về mức giá 10K nhưng lúc nào tôi lại không bán vì kỳ vọng giá còn tăng nữa và tôi vẫn giữ. Nhưng rồi giá cứ thế giảm, tôi không cắt lỗ, nó lại giảm, giảm tiếp lúc thấp nhất về 2.4K.
- Đến tháng 06/2020, tôi đã quyết định bán HAG với giá 4.92 khi không còn gì để kỳ vọng vào CP này. Thực ra đợt này tôi có đọc sách về đầu tư chứng khoán và học được bài học đầu tiên, phải biết Cắt Lỗ (Cutloss).
- Như vậy sau 4 năm đầu tư tổng kết lỗ 40% vốn.
Bài học rút ra:
- Xem xét kỹ khi mua CP giá rẻ => Không phải tự nhiên mà một CP được định giá rẻ như vậy => Mọi thứ đều có nguyên nhân.
- Không nên mua cổ phiếu khi nó đang giảm (Đọc sách mới biết rất nhiều sách nó về cái này).
- Phải có quy tắc cắt lỗ rõ ràng (Tất cả các sách đều nói)
- Đầu tư không được theo cảm xúc (Như thấy giá tốt, yêu bác Đức…)
- Khi đầu tư, phải có quy tắc mua bán rõ ràng.
Năm 2018-2019: Bắt đầu biết tới thị trường TIỀN KỸ THUẬT SỐ
Đầu năm 2018 tôi bắt đầu chuyển việc sang công ty mới, công ty này làm về hệ thính CORE có nhiệm vụ xử lý KHỚP LỆNH cho các cặp TIỀN KỸ THUẬT SỐ (Crypto Currency). Hệ thống được viết và C++ và NodeJs. Đây là thời điểm tôi bắt đầu tìm hiểu về Blockchain và Crypto Currency đồng thời bắt đầu tham gia vào thị trường này.
Tại công ty này, ngoài việc bắt đầu tìm hiểu hệ thống khớp lệnh, tôi cũng bắt đầu tạo tài khoản trên các sàn Bitfinex, Bittrex, nhưng các sàn này hồi đó yêu cầu tài khoản trên $5K hay $10K mới được giao dịch, thế là tôi phải tạo tài khoản trên Binance. Lúc đó sàn này là một sàn nhỏ mới nổi, nhưng chính sách hợp lý và tầm nhìn tốt của CZ mà giờ nó đã trở thành sàn TOP 1 trên thế giới về CRYPTO CURRENCY.
Trong thời gian này tôi đã thực hiện khá nhiều phi vụ đầu tư không thành công, hầu hết tiền lương của tôi đều ném vào thị trường và không rút ra được bất kỳ đồng nào:
- Tháng 1/2018 mua USDT với giá thời đó là trên 28000 VNĐ trên Remitano, chuyển USDT sang sàn Binance, rồi mua BTC và ETH ở giá gần đỉnh lúc đó (ETH giá trên 1000$, BTC giá trên 16000$).
- Khi mới vào công ty mới tôi biết đến đồng HEXA Coin (Một đồng coin đa cấp) vì một đồng nghiệp công ty mới chơi đồng này và lãi lớn, lúc đó có trong tay gần 1 tỷ đồng, hồi đó nển bạn này lắm buổi trưa hay đi uống nước nói chuyện. Bạn này không rút ra mà lấy lãi đầu tư tiếp, sau đó đồng này bị giảm giá liên tục xuống giá rất thấp, website của đồng này chặn mua bán. Đồng chí này vẫn kiên định về đồng này và tiếp tục mua thêm ở thị trường OTC khi giá nó rất thấp, và tôi bỏ ra 3 triệu VNĐ để mua cầu may. Và sau đó website đóng cửa và cũng mất trắng số tiền này.
- Sau đó biết đến đồng BURST đồng này chỉ cần dùng HDD để đào chứ không cần máy chuyên dụng. Mình lấy BTC để đổi sang đồng BURST khi đó đồng BURST đang ở trạng thái FOMO cao, giá BURST gần đỉnh, mua xong khoảng gần tháng thì giá giảm mạnh, nên không cắt lỗ quyết định giữ. Thời điểm này tôi mua ở HDD đung lượng lớn hơn 4 triệu để thử Mining, nhưng không ăn thua mà tốn tiền điện, rùi SSD. Sau đó tôi có dùng Google Driver để Minning, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng chả thu được bao nhiêu. Sau khoảng 1 năm BURST có quay lại gần đỉnh cũ nhưng tôi không bán mà kỳ vọng nó tăng, sau đó thì nó giảm về đất mẹ luôn và giờ đã xóa khỏi Coingecko và Coinmarketcap. Toàn bộ vốn liếng mua BTC coi mất trắng.
- Phần ETH mua được tôi đưa lên một số ví để tham gia Airdrop, ICO rồi cuối cùng tiêu hết:
- Tham gia gửi lượng ETH nhỏ để lấy các đồng coin rác hy vọng nó tăng giá => Kết quả chờ đợi bao năm cũng không thấy nó list nên đâu cả.
- Tham gia trò xổ sổ, dự án do VN làm. Hồi đó FOMO ác lắm => Cuối cùng cũng mất gần hết.
- Ngoài ra còn một số dự án khác nữa, giờ không nhớ nữa.
- Khi nắm giữ ETH tôi muốn tham gia việc đào ETH, đã định mua dàn TRÂU đào nhưng giá thời điểm đó khá cao nên tôi mua máy đào nhỏ ở bên Trung Quốc để thử nghiệm, mất tổng cộng gần 3 triệu VNĐ, nhưng thực khi tham gia đào mới biết tốn rất nhiều công sức để cài đặt, chạy và bảo trì, vì hệ thống hay lỗi, phần mềm nâng cấp, mỗi lần như vậy mất nhiều thời gian. Giá ETH thì ngày càng giảm, lúc này tôi thấy thà lấy chi phí tiền điện bỏ ra để mua ETH còn lãi hơn mà nhàn hơn nhiều. Nhà đầu tư lớn thì may ra chứ nhà đầu tư nhỏ lẻ thì chả thể lãi được. Sau đó quyết định bỏ, không đi tiếp mảng này,
- Ngoài ra tôi còn tham gia Mining đồng Monero (XMR) vì đồng này đào chỉ cần CPU, tôi có thể tận dụng CPU của máy tính ở công ty. Tôi từng thử với con server rất mạnh 64 Core, 128G RAM để đào mà kiếm lại chả đáng bao nhiêu so với chi phí tiền điện chứ chưa nói gì đến chi phí server.
- Thời điểm này tôi có tìm hiểu về một số bot giao dịch tự động và tự viết bot trading nhưng cũng không hiệu quả.
Kết quả trong thời gian 2 năm này thì toàn lỗ nhưng cũng học đươc một số bài học:
- Với cá nhân nhỏ lẻ thì không nên tham gia Mining, chỉ tốn thời gian và công sức. Thà lấy chi phí mining hàng tháng để mua trực tiếp đồng coin đó và giữ lâu dài còn hiệu quả hơn nhiều mà nhàn cái thân.
- Không nên tham gia thị trường khi thị trường đang giai đoạn FOMO, giá tất cả các đồng coin đều đang cao. Thời điểm này phải kiên nhẫn chờ đợi, có thể phải hàng năm trời hoặc hơn.
- Với các đồng coin đa cấp hạn chế chơi, nếu chơi thì nên vào sớm và ưu tiên rút vốn càng nhanh càng tốt. Khi đồng coin đã rớt giá thì nhất quyết không được vào lại, vì đồng coin này sớm muộn cũng ra đi.
Năm 2020: Học lại từ đầu và thêm kinh nghiệm mới
Hành trình tìm hiểu bán hàng Online
Sau thời gian dài đầu tư thua lỗ triền miên từ Đầu tư chứng khoán tới Crypto Currency, tôi chán nản và không quan tâm tới đầu tư nữa. Nhưng trong đầu luôn luôn có mong muốn tìm ra cách kiếm tiền nào đó để thay đổi bản thân và có cuộc sống được tự do thực sự.
Thời điểm cuối năm 2019 thời điểm chán nản thực sự, công việc cũng gặp vấn đề, tôi quyết định nghỉ việc. Sau nhiều lần chuyển việc, tôi nhận ra rằng, mặc dù mỗi lần chuyển việc lương của tôi đều tăng lên nhưng thời gian cho công việc cũng nhiều hơn và áp lực hơn, và sau mỗi lần chuyển việc xong vẫn vậy và một thời gian sau lại chán công việc hiện tại. Thời điểm này tôi đã có quyết định tương đối liều lĩnh đó là sẽ không xin việc mới mà dùng 1 năm này để xác định xem mình thực sự muốn làm gì, con đường nào giúp mình đạt được sự tự do? Ngoài ra đợt này nghỉ việc, mình tính tiền trợ cấp thất nghiệp trong 9 tháng đủ trang trải cuộc sống. Trong thời gian chuẩn bị nghỉ việc, tôi nghe nhiều sách nói hơn, các sách giúp tăng động lực bản thân.
Vào đầu thơi gian nghỉ việc tôi có tìm hiểu về bán hàng online: Xây dựng Website, các SEO Website, bán hàng Online trên Shopee và Lazada, xây dựng kênh trên FB, YouTube, xây dựng thương hiệu cá nhân… Tham gia một số khóa học cơ bản để nắm bắt cách làm và bắt tay vào làm. Mục đích thử nghiệm xem cách làm thế nào nên chọn hình thức Dropshipping cho giảm thiểu chi phí. Sau một thời gian làm và thử nghiệm, thì nhận thấy:
- Thời gian này số lượng người tham gia bán hàng cực nhiều => Cạnh tranh là cực lớn.
- Nếu đã tham gia bán hàng, so với việc tự học từ đầu thì việc tham gia khóa học vẫn tốt hơn. Nhưng các khóa bán hàng khá nhiều, số lượng học viên đào tạo ra rất đông, nên các mánh khóe chung thì mình được học thì người khác cũng được học. Trong rất nhiều học viên tham gia, thì số rất ít các học viên thành công, thường thì họ phải có một vài lợi thế đặc biệt nào đó.
- Các nền tảng bán hàng Online đến thời điểm này họ chú trọng nhiều hơn vào khách hàng, chứ không chú trọng nhiều vào người bán như hồi đầu phát triển nền tảng. Vì thế không cẩn thận Shop rất dễ bị khóa sản phẩm, khóa shop.
- Do chính sách thắt chặt của các nền tảng nên các dịch vụ Seeding cũng đắt đỏ hơn nhiều.
- Tìm ra sản phẩm HERO đã khó, nhưng nếu bạn tìm được thì một vài ngày sau các shop khác đã copy sản phẩm của bạn để bán rồi. Thực sự cạnh tranh rất khốc liệt. Mà muốn độc quyền phân phối sản phẩm thì cần phải có vốn lớn.
Nhận thấy bản thân không phù hợp cũng không có bất kỳ một lợi thế nào trong mảng này nên quyết định từ bỏ để tìm mảng khác phù hợp.
Quay lại tìm hiểu về Chứng khoán
Sau đó vào tầm tháng 4, lúc này ngẫu nhiên xem các video của HungCanslim về phương pháp đầu tư chứng khoán, cách đánh giá FA (Phân tích cơ bản) nhanh cho 1 CP (Cổ phiếu), phân tích kỹ thuật để xác định điểm mua, các filter các mã CP. Thấy các video rất hay và có nhiều kiến thức, thế nào tìm xem các video của bác này, đồng thời tham gia buổi livestream để học hỏi kinh nghiệm. Đến lúc này mình mới hiểu tại sao tất cả các lần đầu tư trước đây của mình đều thua lỗ. Do ngay từ đầu, tư duy đầu tư của mình đã sai, nên phương pháp và cách làm cũng sai theo. Chi tiết xem: Công thức chung để đạt được thành công. Lúc này tôi bắt đầu có động lực để quay lại thị trường Chứng khoán.
Tôi bắt đầu tạo tài khoản bên SSI và đưa 50 triệu VNĐ vào để bắt đầu làm lại, vừa học vừa thực hành. Nhưng lúc này vẫn chỉ là đống kiến thức hỗn độn, chưa kết nối được lại để tạo ra phương pháp cho riêng mình. Tôi thử áp dụng phân tích để mua:
- HBC: Tôi phân tích thấy giá HBC khá đẹp và ngành xây dựng có nhiều triển vọng tương lai. Tôi mua ở giá 8.67K, sau đó giá lình xình ở mức dưới này khá lâu. Tôi quyết định bán nó, sau khi bán xong giá lên đến 12K.
- DPG: Tôi phân tích thấy DPG cơ bản tốt (EPS, ROE cao), PTKT thấy giá đang vùng tích lũy đẹp. Khi thấy giá lên vướt qua EMA21 là tôi mua ở giá 25K nhưng tôi lại không để ý rằng EMA21 vẫn đang dốc xuống và tôi kế hoạch cắt lỗ khi lỗ -7% đến -8% => Sau đó giảm về -10% vẫn không cutloss, sau đó giảm về hơn-20% và tôi vẫn không cutloss và định đầu tư lâu dài. Sau đó một thời gian giá đã về trên 25K và lúc này tôi bán vì hòa vốn sau thời gian dài thua lỗ, nhưng lúc này DPG đang xu hướng tăng và nó chạy một mạch lên 30K
Cũng trong thời điểm này có bạn môi giới của 1 Cty chứng khoán VPS gọi điện mời tham gia đăng ký tài khoản với lý do phí giao dịch nhỏ và được tư vấn nhiệt tình miễn phí. Thế là mình tham gia lập tài khoản, về khoản lập tài khoản thì em tư vấn hết sức nhiệt tình. Sau đó em tư vấn có mã ngon đảm bảo tăng giá đó là em CTG. Mình xem qua chat thì thấy giá khá cao và đang ở kháng cự, bảo mua rất rủi ro nhưng em nhất quyết bảo hàng ngon vì em có tin mai Ngân hàng nhà nước họp tăng vốn CTG. Thế là em nghe theo mua CTG ở giá trên 25 vào ngày 2020-06-08 (Ngày 8 tháng 6), mua đúng đỉnh thời điểm này. Buồn vì đã đu đỉnh CTG, sau đó CTG giảm liên tiếp, mấy hôm sau bảo em tư vấn nhờ em mà a mua đúng đỉnh, em nói không nhớ tư vấn gì cho anh, phải chụp ảnh chat lại, em bảo ở nhóm em nhớ báo a Cutloss rồi mà, a chưa cắt à. Chán chả buồn nói em remove luôn nick em đó. Sau đó phân tích thì CTG thuộc dòng CP ổn, thị trường chung đang điều chỉnh và sẽ tăng và quyết định giữ lại, để đầu tư lâu dài. Sau đó giá tăng lại và lên tới 32K nhưng em mắc sai lầm khác để rồi bán em nó ở giá 26.8K.
Sau đó tôi quyết định tham gia các nhóm hướng dẫn đưa tín hiệu: Tôi tham gia các nhóm Zalo, trong đó có bạn mỗi giới VTham gia vào các nhóm trên Zalo, vừa được bạn bên môi giới bên VPS. Sau thời gian kiểm tra các lệnh, tôi thấy những nhóm này thông thường họ đưa bạn lệnh đánh ngắn hạn dạng scalping, với mức lợi nhuận thấp nhưng rủi ro cao. Tôi đã một số lần nghe theo và đánh mất hàng ngon của mình. Cuối cùng tôi cũng nhận ra mục đích của họ để chúng ta giao dịch càng nhiều càng tốt để họ có được phí, chứ người thơi thực tế không có được lợi nhuận từ các lệnh này. Cuối cùng chốt lại thì vẫn phải dựa vào chính mình mà thôi.
Sau thời gian đọc sách, tôi nhận ra rằng, trước đây mình chẳng có chút kiến thức nào về Đầu tư và Tài chính, vậy mà tôi lao vào đầu tư với hy vọng thay đổi cuộc đời mình, thực sự quá nực cười rồi. Những người đã thành công trong đầu tư, họ đã phải học hỏi, nỗ lực rất nhiều, cùng với đó là kinh nghiệm tăng dần theo thời gian.
Tôi cũng nhận thấy rằng hiện tại mình đầu tư mang tính cảm xúc nhiều, chưa có hệ thống giao dịch nào để tuân theo. Vì thế tôi tạm dừng tiếp một thời gian và mua sách “Làm giàu từ chứng khoán“, “Giao dịch như một phù thủy chứng khoán“, “24 bài học sống còn để đầu tư thành công“… để đọc và nghiền ngẫm thêm.
Trước đây tôi không chú trọng đọc sách, sau này tôi đã bắt đầu đọc nhiều hơn, thực sự tôi thấy rằng nó giúp ích được cho tôi rất nhiều. Tất cả sai lầm mà tôi gặp phải, các sách đều nói đến cả, nếu tôi đọc từ sớm tôi sẽ hạn chế được các sai lầm và giảm thiểu khoản thua lỗ của mình.
Bài học rút ra:
- Tuyệt đối tuân thủ theo kế hoạch đề ra, quy tắc đặt ra tuyệt đối tuân thủ, đừng có viện ra các lý do để không tuân thủ kế hoạch. Làm sao để bạn thua ít nhất khi sai và kiếm được nhiều nhất khi đúng => Nói thì dễ nhưng làm rất khó.
- Phải chọn phương pháp đầu tư rõ ràng, đừng nên chơi kiểu đánh kiểu lướt sóng, sau thua lỗ chuyển sang dài hạn, rồi vừa về mức hòa vốn lại bán.
- Với nhưng CP đang lình xình nhưng chưa chạm mức SL và bạn vẫn còn tin tưởng nó thì nên cho thêm cơ hội cho nó.
- Khi CP chuyển sang giai đoạn tăng giá nên gồng lời để tối ưu lợi nhuận.
- Trong đầu tư không nên tin bất cứ ai, ngoại trừ chính mình. Đặc biệt càng không nên tin vào những người môi giới, họ chỉ mong muốn bạn giao dịch nhiều để kiếm phí mà thôi, họ chẳng có trách nhiệm gì với lời khuyên cho bạn nếu họ sai đâu. Chẳng có ai bảo vệ túi tiền của bạn ngoại trừ chính bạn.
Bắt đầu gia nhập thị trường Forex
Khoảng tháng 5/2020, lúc này mới biết ông bạn cũ chơi Forex, thế là tôi cũng bắt đầu lấn sân sang tìm hiểu mảng Forex cùng với người bạn của mình. Tham gia một số sàn, hàng ngày họ vẫn cho kèo Forex thấy tỉ lệ đúng khá cao nên mấy anh em rủ nhau đến tận nơi để hỏi và tham khảo. Họ nói có đội ngũ giúp phân tích kỹ thuật nhưng thực tế chỉ có 1 người, ban đầu nghe bạn phân tích kỹ thuật nói thì hay nhưng sau này học về PTKT rồi thì cũng không thấy gì đặc biệt.
Trong thời gian này tôi học nhiều video về PTKT, tìm hiểu rất nhiều phương pháp Scalping và Day Trading nhưng khi áp dụng đều không hiệu quả. Tôi thấy rằng thời điểm đầu khi chưa biết gì về PTKT tỉ lệ thắng của tôi 50%, nhưng sau khi học được nhiều chỉ báo PTKT, thì tỉ lệ thắng của tôi giảm nhiều chỉ còn 20% đến 30%. Sau này tôi mới hiểu ra rằng, hóa ra khi biết nhiều chỉ báo tôi bị loạn, lúc dùng chỉ báo này để vào lệnh, lúc dùng chỉ báo kia để cắt lỗ, thành ra thua khá nhiều.
Thực ra trong Trading chả có chén thánh nào cả, sử dụng quá nhiều phương pháp sẽ không hiệu quả, thay vào đó bạn chỉ cần chọn 1 phương pháp phù hợp với bản thân và luyện tập nó liên tục hàng năm tự khắc tỉ lệ thắng sẽ tăng lên. Không có phương pháp nào có thể 100% chiến thắng cả, tỉ lệ chiến thắng của một phương pháp cũng phụ thuộc vào từng giao đoạn của thị trường, bạn đánh nhiều bạn sẽ biết. Nếu ai đó nói với bạn có phương pháp 100% chiến thắng thì chắc chắn đó là LỪA ĐẢO.
Đánh các cặp tiền tệ không hiệu quả, cuối cùng tôi chuyển sang trading vàng, sau đó bị mất dần tiền, còn khoảng 800$ tôi quyết định không chơi nữa và muốn thử CopyTrade. Bên sàn bảo tiền nhỏ không được, tôi bảo không được thì rút tiền, thế là họ okie, nhưng phải đưa tài khoản cho họ. Tôi hơi nghi ngờ nhưng cũng đồng ý, sau đó thỉnh thoảng tôi vào check tài khoản thấy họ đánh con vàng thì thấy tài khoản âm khá nhiều, cũng chả có Stoploss (SL) gì cả. Thế là tôi quyết định dừng và rút tiền ra khỏi sàn, dừng sự nghiệp chơi Forex.
Quay lại với thị trường Crypto Currency
Đi một vòng cuối cùng tôi lại quay lại với thị trường Crypto Currency. Tôi nhận ra đây là mảng ít ra mình còn có chút lợi thế, đó là mình đã từng làm kỹ thuật về mảng này và cũng rất thích công nghệ Blockchain này. Tôi quyết định tập trung vào mảng Crypto Currency, và tôi cũng có niềm tin rằng chỉ cần tôi KIÊN TRÌ theo đuổi nó thì rồi tôi cũng sẽ có được thành công.
Tôi bắt đầu quay lại tìm hiểu sâu hơn về Crypto Currency, học về PTCB (Phân tích cơ bản), Phân tích Onchain, tìm hiểu về Tokenomics… Tôi theo dõi tất cả các hội nhóm lớn về Crypto tại Việt Nam như Coin98, TCVN (TradeCoinVietNam), STC (SaigonTradeCoin), Kênh YouTube của BlockchainDream.
Thời gian đầu vừa theo kèo vừa phân tích, xem tất cả các Video/Livestream, ban đầu từ không biết phân tích dần dần cũng bắt đầu cơ thể tự phân tích ở mức độ cơ bản, biết xác định được điểm entry. Ở thời điểm này kỹ năng phân tích mới ở mức rất cơ bản, trong khi đó tâm lý còn yếu, bị cảm xúc chi phối nhiều.
Trong năm này có một số kỷ niệm đáng nhớ:
- Tham gia một số kèo của Coin98 và có lợi nhuận nhỏ. Nếu giữ kèo này đến hết năm 2021 thì thực sự có lợi nhuận rất lớn.
- Bị FOMO bởi kèo xổ số HAKKA cũng bên Coin98 => Mua 0.1$-0.2$ bên mạng lưới Ethereum thông qua Uniswap, sau đó giá lên hơn 1$ không bán, rồi về 0.6$ lại mua thêm => Sau đó đồng này giảm cách kinh khủng.
- Nhưng cũng nhờ HAKKA mà lần đầu tiên nhận được Airdrop UNI với trị giá 1500$, một airdrop lớn nhất nhận được trong đời tính đến thời điểm này.
- Dành toàn bộ tiền tiết kiệm để mua BTC ở vùng giá $10K-$11K (Theo lời khuyên từ Blockchain Dream) => Sau đó bán toàn bộ ở vùng giá $18K rùi lấy tiền đó để trả nợ khoản vay mua nhà từ ngân hàng. Định mụa lại ở vùng giá $14K, nhưng sau đó nó về dưới $17K rồi phi một mạch lên $60K.
- Lần đầu tiên tôi chứng kiến tài khoản mình tăng nhiều như vậy từ $5K lên $22K, và sau đó lại chứng kiến nó giảm dần với nhiều tâm lý và cảm xúc khác nhau, và cuối cùng về lại ngưỡng ban đầu $5K.
- Từ bỏ kèo để đời SOLANA (SOL) khi mua nó ở giá trên 3$-4$, cắt lỗ ở 1.5$, sau đó năm 2021 nó tăng lên trên 200$ trong sự tiếc nuối.
- Một năm học tập, đọc sách, xem video đầu tư rất nhiều và thay đổi tư duy rất nhiều.
Và cuối năm 2020, tôi cũng bắt đầu tìm việc làm trở lại, tôi ưu tiên tìm các công ty làm mảng Blockchain và Crypto Currency. Mất khá nhiều thời gian tìm việc và cuối cùng cũng tìm được công ty nhỏ làm về Blockchain.
Năm 2021: Đã bắt đầu gặt hái được một số thành quả trong đầu tư
Khi bắt đầu công việc mới, tôi kết hợp tìm hiểu nhiều hơn về mảng Blockchain, đồng thời vẫn tiếp tục kiên nhẫn với các kèo hold năm 2021. Năm 2021 là năm chứng kiến thị trường Crypto Currency tăng trưởng vượt bậc, đây là năm có nhiều mốc đáng nhớ trong đầu tư:
- Tài khoản có sự tăng trưởng đáng kể, từ $5K lên $50K rồi lên đến trên $100K và đã rút vốn ra khỏi thị trường. Có thời điểm tài khoản đã đạt được $200K.
- Thu được khoản lợi nhuận khá lớn từ $NEAR, $BAKE, $CHR, $OGN. Đây đều là các kèo hold dài hạn.
- Sai lầm lớn khi mua $MDX và $C98 => Điểm mua sai và không chịu cắt lỗ => Mình nhận ra sai lầm của mình đó là: Gồng lời thì kém mà gồng lỗ thì đỉnh cao.
- Năm đầu tiên chơi IDO/IEO và có lợi nhuận từ mảng này. Con mang lại lợi nhuận nhiều nhất là kèo POLIS và ATLAS trên Raydium AcceleRaytor. Tiền thu được từ kèo này gần bằng tiền vốn bỏ ra khi mua RAY để tham gia IDO.
- Một năm mà tất cả các kèo xổ số đều dẹo, đau thương nhất kèo $TAXI từ HC Capital. Bỏ ra 28 BNB và cuối cùng mất trắng. Đau lòng hơn khi sau đó giá BNB sau đó tăng từ 30$ lên 600$ => Mình nhận thấy rằng tất cả các kèo xổ số theo HC đều dẹo cả. Mình cũng nhận thấy các kèo nghe theo đội/nhóm thường mất hoặc lỗ, các kèo lợi nhuận cao thường tự tìm hiểu, bởi nếu tự tìm hiểu thì niềm tin cao hơn so với việc nghe người khác.
- Tài khoản Binance lần đầu tiên được lên VIP1.
- Một năm nhìn SOL bay mà lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức tại sao mình lại không tin tưởng giữ nó cho đến bây giờ.
- Triển khai thành công hệ thống Pancake cho BSC Testnet và có nhiều DEV sử dụng: https://pancake.kiemtienonline360.com
- Website cá nhân lần đầu đạt mốc 5000 click/tháng theo Google Search Console.
- Một năm duyên nợ với NEAR:
- Hoàn thành khóa học “NEAR Certified Developer Level 1“
- Hoàn thành khóa học “NEAR Certified Developer Level 2 Testnet Project Track“
- Hoàn thành “Hành trình trên Nearvember“, đứng thứ 19/92 (Top 15 có giải). Hơi tiếc không có giải vì các thử thách cuối mình có việc đột xuất nên không tập trung được.
- Nhận được 5000$ từ NEAR Foundation cho dự án nhỏ NMS: https://nms.kiemtienonline360.com/
- Mình nhận ra rằng tài khoản tăng trong năm nay chủ yếu do THỊ TRƯỜNG (THIÊN THỜI), chứ khả năng bản thân không phải tài giỏi gì mà do mình KIÊN TRÌ được đến thời điểm này.
- Nhưng cũngnhận thấy bản thân còn nhiều vấn đề, level đầu tư vẫn cần phải cải thiện nhiều:
- Kỹ năng gồng lời kém, gồng lỗ thì đỉnh
- Chưa quyết đoán trong hành động
- Chiến thuật DCA chưa tốt
- Đầu tư quá dàn trải, không tập trung nên hiệu suất chưa cao.
Năm 2022: Lộ rõ một số vấn đề đầu tư trong thị trường giảm
- Ngay đầu năm theo PTKT đã thấy khá xấu, ngoài ra bên BlockchainDream, STC, HC cùng quan điểm ưu tiên giữ tiền, mặt khác cá nhân đang cần tiền nên đã rút 1/3 tài sản ra khỏi thị trường. Nếu không rút ra thì thiệt hại năm 2022 còn kinh khủng hơn nhiều.
- Phân tích đánh giá và thoát NEAR hợp lý: 2/3 NEAR đã bán cuối năm 2021, còn 1/3 NEAR vẫn giữ chờ list Coinbase, nhưng thực sự chờ tin list Coinbase đến mòn mỏi. Sau đó phân tích thấy xấu nên quyết định bán NEAR ở giá 17$ => Quyết định hợp lý. Lý do đưa ra quyết định này:
- PTKT xấu, phá hỗ trợ chéo.
- Unlock Private mà giá hiện tại x50-x500 lần giá mua
- Ra tin UST 20% nhưng thực tế chỉ 10% => Chứng tỏ đoạn ra tin giúp đẩy thanh khoản để xả hàng.
- Ko có danh sách list Coinbase trong quý 2 => Khả năng phải quý 3 quý 4 và có thể lâu hơn nữa tùy vào thị trường.
- Phần tài sản để lại trên thị trường bị giảm rất nhiều, mặc dù phân tích xấu nhưng bản thân vẫn kỳ vọng vào 1 đợt phục hồi Bitcoin, Altcoin sẽ có đợt tăng cuối nhưng không như mong muốn, MARKET luôn có cách của riêng nó, Alt giảm không phanh luôn. Tài sản bị chia rất nhiều mạnh nhất gồm: MDX, C98, DFYN, TKO, RAY, CRV, XVS… Tổng tài sản giảm hơn $100K tính đến giữa tháng 6/2022. Một sai lầm lớn nữa trong năm 2022 là thực hiện DCA trong thị trường giảm giá, sau vài lần DCA hết vốn, sau đó thị trường lại tiếp tục sập nhiều lần tiếp theo, đến khi vào vùng giá đi ngang đẹp thì lại không còn tiền => DCA trong thị trường giảm giá là một sai lầm, KIÊN NHẪN giữ tiền chờ vùng giá đáy đi dang là đẹp nhất.
- Năm 2022 cũng là năm đầy duyên nợ với dự án STEPN, đây là dự án tốt đi đầu trend Move2Earn với dàn backer mạnh. Đây là dự án mắc nhiều sai lầm nhất về đầu tư:
- Kiếm được ít từ mua Launchpad GMT trên Binance bán được gần x20 giá IDO, sau đó dự định chờ GMT giảm sâu để mua lại nhưng GMT không giảm sau mà sau đó GMT tiếp tục tăng x100, x 300 lần từ giá ICO => Bỏ lỡ 1 cơ hội.
- Đầu tiên mới ra mắt giày bên SOLANA => Giá ban đầu từ vài trăm $ đến gần $1000. Lúc này do dự mãi không vào => Sau đó 2 tháng khi người cũ họ thu hồi vốn hết rùi thì lúc đó mới vào chi phí tầm $1500 => Nếu cứ theo kế hoạch thì sẽ hồi vốn nhưng sau khi vốn thu được 800$ vốn lại tiếp tục đẩy thêm 700$ nữa vào mua thêm 1 đôi giày nữa => Sau đó không tập trung cho hồi vốn lại muốn Mint tăng số lượng giày => Bỏ thêm 600 USDT mua GST Mint giày => Cuối cùng giá GST bên SOLANA giảm mạnh từ 10$ về 0.2$ => Thành ra bị đu đỉnh lần 1 chưa rõ khi nào về bờ.
- Tiếp đó thấy giá GST bên SOLANA giảm mạnh, GST bên BSC cao nên quyết định mua giày bên BSC => Giá ban đầu khoảng 25BNB không mua => Sau đó có tin FUD giá giày giảm mạnh mua 1 đôi mất gần 10 BNB => Hôm sau giá tăng 14 BNB không bán. Sau đó giá giày bên BSC lại tiếp tục giảm lại mua đôi giày giá 8 BNB => Tổng cộng 18 BNB (~$6.3K) => Nhưng sau tin cấm TRUNG QUỐC giá giày bên BSC giảm mạnh về dưới 1 BNB, GST giảm từ 20$ về 0.5$ => Thành ra đu đỉnh lần 2 => Nếu tính đi bộ để hòa vốn chắc mất tầm 10 năm gì đó.
- Giờ không biết làm gì ngoài an ủi rằng đi bộ để lấy sức khỏe và hy vọng các tính năng mới vào quý 3/4 năm 2022.
- Thực sự với STEPN là bài học đau đớn nhất của năm với rất nhiều lỗi cơ bản về đâu tư:
- STEPN thực ra vẫn là dự án dạng PONZI nên đầu tư sớm và ưu tiên rút vốn ra trước => Bản thân lại không thực hiện đúng kế hoạch ban đầu, FOMO mong kiếm được nhiều lợi nhuận trong mùa downtrend => Phải kỷ luật giữ vững KẾ HOẠCH ban đầu là quan trọng nhất.
- Việc đầu tư thêm STEPN cũng do bản thân quá tin tưởng vào dự án => Cuối cùng nhận ra đừng tin tưởng QUÁ một dự án nào đó, chung quy lại vẫn là một MONEY GAME mà thôi.
- Dự án mang tính tập trung => Quyền lực trong tay DEV rất nhiều, họ muốn đẩy giá hay đạp giá rất dễ và nhanh => Tin cấm TQ mình nghĩ cũng chỉ là cách để DEV hợp lý hóa việc xả mà thôi. Mục tiêu cuối cùng của dự án vấn là kiếm tiền, nên khi tham gia phải chọn thời điểm hợp lý.
- Dự án Terra (LUNA): Khi LUNA ra UST với lãi suất 20%, nhiều bên trong đó có Coin98 khuyến khích mọi người chuyển sang UST để lấy lãi, nhưng mình không tham gia vì thấy rủi ro.
- Sau đó thì LUNA bị sập mạnh từ 60$ về 0.07$, thế là mình quyết định bắt đáy 100 USDT, giá tiếp tục giảm 0.01$ lại bắt đáy tiếp 100 USDT. Không nhờ chỉ hôm sau giá chia hàng nghìn lần tiếp => Lần này chủ quan không kiểm tra kỹ và để ý tổng cung của LUNA tăng mạnh theo cấp số nhân
- Sau đó LUNA dừng mạng lưới, lúc này tổng cung dừng lại ở 65000 tỷ, cũng muốn bắt đáy đoạn này nhưng do hết ngân hàng kèo xổ số cho con này thành ra không vào. Nhiều người mua đoạn này đã x100-x300 lần tài khoản.
- Cuối cùng mất trắng 200 USDT lại mất luôn cơ hội xx tài khoản.
Có thể bạn quan tâm:
1 Pingbacks