Dưới đây là nhận định về Thị trường Chứng Khoán Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2020, phân tích chi tiết 9 ngành và có đưa ra khuyến nghị cổ phiếu từng ngành. Đây chỉ là các đánh giá và nhận định chủ quan từ VnDirect, chứ không phải là lời khuyên đầu tư. Các bạn sử dụng thông tin này chủ yếu để tham khảo, kết hợp với những phân tích của các nhân để đưa ra các lựa chọn hợp lý.
Nhận định vĩ mô
Covid-19 phủ bóng đen lên nền kinh tế và thị trường chứng khoán
- Dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP: Tăng trưởng GDP quý 2/2020 của Việt Nam thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ
- Theo Tổng Cục Thống Kê (GSO), GDP Việt Nam trong Q2/20 ước tính tăng 0,4% so với cùng kì năm ngoái, mức tăng trưởng Quý 2 thấp nhất trong vòng một thập kỷ khi tất cả khối ngành đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Nửa đầu năm 2020, GDP Việt Nam tăng trưởng 1,8% sv cùng kì năm ngoái
- Tính đến ngày 15/06/2020, giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm 0,7% sv cùng kỳ xuống 110,6 tỷ USD do nhu cầu toàn cầu giảm trong đại dịch, trong khi giá trị nhập khẩu của Việt Nam giảm 3,9% sv cùng kì năm ngoái, chỉ đạt 106,8 tỷ USD.
- Mặc dù chi phí thực phẩm cao hơn, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát, với mức lạm phát bình quân nửa đầu năm 2020 tăng 4,2% sv cùng kỳ năm 2019. Với việc lạm phát được kiềm chế, Ngân hàng Nhà nước có thêm dư địa để nới lỏng thêm chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2020.
- Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19
- Ngành công nghiệp dần phục hồi từ mức thấp
- Các hoạt động công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề do gián đoạn nguồn cung và nhu cầu bên ngoài thấp
- Ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng 2,7% sv cùng kỳ năm ngoái (giảm từ mức tăng 9,1% của 6 tháng đầu năm 2019), trong đó ngành sản xuất tăng 5,0% sv cùng kỳ năm ngoái (giảm mạnh sv mức tăng 11,2% của 6 tháng đầu năm 2019). Chỉ số PMI tháng 6/2020 của Việt Nam tăng lên mức 51,1 điểm, phản ánh sự phục hồi và mở rộng trong hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 6
- Ngành dịch vụ và nông nghiệp đều suy giảm trong đại dịch
- Ngành dịch vụ trong 6T/2020 tăng 0,6% so với cùng kỳ (giảm từ mức tăng 6,7% sv cùng kỳ của 6 tháng đầu năm 2019).
- Chúng tôi đã nhận thấy sự phục hồi ổn định khi trong tháng 6, doanh số bán lẻ tăng 4,7% sv tháng trước và 9,7% sv cùng kì năm trước, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống trong tháng Sáu tăng 12,8% sv tháng trước, tuy vẫn giảm 8,3% sv cùng kì năm ngoái (cải thiện đáng kể sv mức giảm 33,8% sv cùng kỳ trong tháng 5).
- Ngành nông, lâm, thủy sản chỉ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn 1,2% sv cùng kỳ trong nửa đầu năm 2020. Đối với các phân ngành nhỏ, nông nghiệp tăng 0,8% sv cùng kỳ, lâm nghiệp tăng 2,2% sv cùng kỳ, trong khi ngành thủy sản tăng 2,4% sv cùng kỳ.
- Các hoạt động kinh tế chậm lại trong đại dịch COVID-19:
- Tính đến ngày 15/06/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm 0,7% sv cùng kỳ xuống còn 110,6 tỷ đô la Mỹ do nhu cầu toàn cầu giảm trong đại dịch, trong khi nhập khẩu trong nước giảm 3,9% sv cùng kỳ xuống 106,8 tỷ đô la Mỹ.
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đăng ký trong 6T/2020 giảm 15,1% sv cùng kỳ xuống còn 15,7 tỷ USD
- VNINDEX giảm mạnh trong tháng 3 do lo ngại số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19 bùng phát. Chỉ số VNINDEX đã giảm mạnh kể từ đầu tháng 2 và chạm đáy 659,2 điểm vào ngày 24/3/2020 trước khi phục hồi mạnh trở lại trong tháng 4 và tháng 5. Tính đến ngày 26/6/2020, chỉ số VNINDEX ghi nhận mức giảm 10,8% sv thời điểm cuối năm 2019.
- Hóa chất – ngành có diễn biến giá tốt nhất trong nửa đầu năm 2020:
- Hóa chất là ngành có diễn biến tốt nhất trong nửa đầu năm 2020, tiếp theo là ngành Viễn thông và Thép.
- Những ngành trụ cột của chỉ số VNINDEX như Ngân hàng và Thực phẩm có giảm giá thấp hơn so với VNINDEX.
- Ngược lại, ngành Đồ uống, Bảo hiểm, Bất động sản, Bán lẻ và Du lịch & Giải trí là những ngành sụt giảm mạnh nhất trong nửa đầu năm 2020. Những lĩnh vực này chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19.
- VIC là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VNINDEX trong nửa đầu năm 2020:
- VIC là cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất tới chỉ số VNINDEX trong nửa đầu năm 2020, ghi nhận mức sụt giảm 20% sv thời điểm đầu năm. Các cổ phiếu tác động tiêu cực khác bao gồm GAS, SAB, VHM và VCB
- Ngược lại, HPG là cổ phiếu hỗ trợ nhiều nhất cho VNINDEX trong nửa đầu năm 2020, với giá cổ phiếu ghi nhận mức tăng 15% sv đầu năm. Các cổ phiếu tác động tích cực khác bao gồm CTG, VPB, NVL và GVR
- Thanh khoản tăng ấn tượng trong Q2/20:
- Thanh khoản bình quân phiên trong nửa đầu năm 2020 tăng 24% sv cùng kỳ lên 5.800 tỷ đồng khi dòng tiền trong nước vào thị trường chứng khoán tăng mạnh. Theo dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 5 đã có tổng cộng gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán, tăng 128.347 tài khoản so với đầu năm. Trung bình mỗi tháng có hơn 25.000 tài khoản chứng khoán mới được mở, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2019
- Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong nửa đầu năm 2020:
- Nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 122 triệu USD trong nửa đầu năm 2020. Nếu không tính thỏa thuận mua ròng VHM trị giá khoảng 650 triệu USD vào ngày 15 tháng 6, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng lên tới 772 triệu USD cổ phiếu Việt Nam trong nửa đầu năm 2020.
- VHM, PGD và MWG được khối ngoại mua ròng nhiều nhất
- Tuy nhiên, mức giảm của TTCK Việt Nam khiêm tốn hơn sv các nước trong khu vực và nhóm thị trường cận biên
- Covid-19 đã bắt đầu để lại tác động vào tăng trưởng LN Q1
- Số ít các ngành ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương
- Tổng LN ròng toàn thị trường Q1/20 giảm 28,4% so với cùng kỳ (so với mức tăng 0,3% trong Q1/19) do tổng doanh thu giảm 2,1% svck ( so với tăng 3,8% trong Q1/1) kết hợp với biên lợi nhuận gộp giảm 2,8 điểm %.
- Tăng trưởng LN toàn thị trường ghi nhận mức âm so với cùng kỳ lần đầu tiên kể từ Q2/16 và cũng là mức thấp kỷ lục. Trong danh mục cổ phiếu theo dõi của chúng tôi, 46% công ty ghi nhận KQKD Q1 phù hợp với dự báo, trong khi 40% công ty thấp hơn ước tính và chỉ 14% công ty đưa ra số liệu cao hơn dự phóng.
Triển vọng vĩ mô nửa sau năm 2020
Bước tiến vững chắc trong bối cảnh bình thường mới
- Đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, với làn sóng lây nhiễm thứ 2 đã cận kề nước Mỹ
- Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng lên hơn 10,2 triệu vào ngày 30 tháng Sáu.
- Số ca nhiễm mới theo ngày đạt mức tăng kỉ lục lên tới 189,197 ca vào ngày 27 tháng Sáu.
- Đại dịch COVID-19 phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
- Để phòng chống đại dịch COVID-19, nhiều chính phủ đã ban bố lệnh cách ly toàn xã hội và đã gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh tế.
- Ở bên ngoài, nhu cầu toàn cầu sụt giảm và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu làm suy giảm hoạt động thương mại quốc tế.
- Các tổ chức nghiên cứu lớn trên thế giới đều đưa ra nhận định năm 2020 thế giới sẽ chứng kiến đợt suy giảm kinh tế trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại Suy Thoái năm 1929-1933. Tuy nhiên, họ cũng tin rằng năm 2021, nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi mạnh mẽ khi các ảnh hưởng từ đại dịch yếu dần.
- Các nước đồng loạt tung ra các gói kích thích kinh tế quy mô lớn:
- Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách hạ lãi suất và tái khởi động các chương trình mua trái phiếu đặc biệt, được gọi là “gói nới lỏng định lượng” (QE), nhằm hỗ trợ nền kinh tế.\Theo ước tính của Fitch Rating, tổng quy mô các gói kích thích tài khóa lên tới khoảng 5 nghìn tỷ đô la (tương đương 7% GDP toàn cầu), vượt qua quy mô gói kích thích trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.
- Kinh tế Việt Nam: Kỳ vọng phục hồi vững chắc trong 6 tháng cuối năm 2020
- Chúng tôi kỳ vọng rằng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2020 khi các nền kinh tế lớn bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế sau đại dịch, dẫn đến tăng nhu cầu với các sản phẩm của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng có thể tăng đầu tư công trong nửa cuối năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế.
- Chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và có thể giảm lãi suất điều hành xuống 0,25-0,5% trong 6 tháng cuối năm 2020
- Lạm phát dự báo được kiềm chế trong nửa sau năm 2020:
- Lạm phát bình quân năm 2020 dự báo ở mức 3,2%
- Giá thịt lợn/thực phẩm dự kiến sẽ giảm, tạo dư địa để nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm 2020
- Tỷ giá dự báo ổn định trong năm nửa cuối năm 2020:
- Thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến sẽ duy trì trong năm 2020F, ở mức 2,6% GDP. Chúng tôi nhận thấy áp lực đến từ bên ngoài thấp trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ. Dự trữ ngoại hối được cải thiện sẽ hỗ trợ sự ổn định của tiền đồng. Do đó, chúng tôi dự báo tỷ giá USD/VND cuối năm 2020 sẽ nằm trong khoảng 23.300- 23.600 đồng
Sự bất định lớn dần
- Định giá thị trường Việt Nam so với khu vực:
- P/E hiện tại của VNINDEX đang ở mức 14,2x, thấp hơn một chút sv mức đầu năm 2020 là 15,1x. Định giá theo P/B của thị trường Việt Nam đắt hơn so với khu vực tuy nhiên định giá theo P/E lại rẻ hơn.
- Triển vọng TTCK nửa sau năm 2020: Mức định giá hiện tại của thị trường tương đối sát với kỳ vọng của chúng tôi, bên cạnh đó triển vọng KQKD Q2/20 kém tích cực có thể hãm bớt đà phục hồi của TTCK Việt Nam trong nửa sau năm 2020.
- Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020:
- Khối ngoại có thể quay trở lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong nửa sau năm 2020 nhờ (1) nền tảng vĩ mô ổn định và triển vọng tăng trưởng trung hạn tích cực, (2) Việt Nam có thể được nâng tỷ trọng trong nhóm thị trường cận biên của MSCI sau khi Kuwait được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi.
- SBV có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa sau năm 2020 để giảm chi phí đi vay của doanh nghiệp, từ đó kích thích dòng tiền đầu tư nội quay trở lại thị trường chứng khoán.
- Hiệp định thương mại tự do EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 1 tháng 8 sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
- Chính phủ đẩy mạnh thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp nhà nước, nổi bật là tại SABECO.
- Tuy vậy, vẫn còn những điều bất định như:
- Làn sóng thứ hai của đại dịch COVID-19 có thể phủ bóng đen lên triển vọng kinh doanh của các công ty niêm yết, đặc biệt là trong lĩnh vực Tiêu dùng.
- Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hoặc cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào Q4/20, có thể gây ra sự kiện thiên nga đen cho thị trường chứng khoán toàn cầu.
- Các yếu tố hỗ trợ thị trường trong nửa sau năm 2020:
Chúng tôi ước tính rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn VNINDEX sẽ giảm 5-6% sv cùng kỳ. Chúng tôi kỳ vọng VNINDEX có thể duy trì ở mức định giá hiện tại (P/E 2020F trong khoảng 14-15x) và dự báo VNINDEX ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối năm 2020.
Điểm nhấn đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2020
- Điểm nhấn #1: Đẩy nhanh đầu tư công:
- Trong bối cảnh các động lực tăng trưởng kinh tế chính suy yếu do tác động của đại dịch COVID-19, chúng tôi cho rằng đầu tư công là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, giải ngân đầu tư công đã tăng 19,2% sv cùng kỳ lên 154,4 nghìn tỷ đồng (cao hơn mức tăng 4,2% trong nửa đầu năm 2020 và hoàn thành 33,1% kế hoạch cả năm 2020).
- Điểm nhấn #2: Làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại và COVID-19
- Theo báo cáo nghiên cứu của Bộ KHĐT, Hiệp định EVFTA có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng tới 42,7% trong 5 năm đầu và tăng 44,4% trong 10 năm đầu sv trường hợp không có EVFTA. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ EU cũng sẽ tăng với tốc độ thấp hơn, tăng 33,1% trong 5 năm đầu và 36,7% trong 10 năm đầu sv trường hợp không có EVFTA.
- Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA
- Điểm nhấn #3: Tiếp tục nới lỏng tiền tệ, hạ mặt bằng lãi suất
- Do tác động của đại dịch, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cắt giảm lãi suất điều hành hai lần để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Sau khi giảm, lãi suất tái cấp vốn đã được hạ xuống 4,5% từ 6,0% và lãi suất tái chiết khấu xuống 3,0% từ 4,0%.
- Lãi suất qua đêm vào cuối tháng 5 xuống mức 0,3%, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2016 sau khi NHNN bơm ròng gần 120.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thông qua thị trường mở (OMO) cùng tháng
Triển vọng ngành và cổ phiếu
Vật liệu xây dựng – Bắt sóng đầu tư công (Chú ý: HPG, PLC)
- Việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng
- Ngày 19/06, Quốc hội đã chính thức phê duyệt chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông từ hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công.
- Chính phủ đã yêu cầu cả 3 dự án cao tốc, bao gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây khởi công trong quý 3/2020, sớm hơn kỳ vọng trước đó của chúng tôi.
- Chúng tôi tin rằng ngành Vật liệu xây dựng sẽ đóng vai trò chính:
- Với kịch bản cơ sở của chúng tôi, khoảng 25% vốn đầu tư công sẽ được giải ngân tại cao tốc Mỹ ThuậnCần Thơ và 6 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam (bao gồm 3 dự án đã được chuyển đổi sang đầu tư công) trong năm 2020, và việc xây dựng sẽ cần đến khoảng 6.400 tỷ đồng nhựa đường, 5.500 tỷ đồng thép xây dựng và 2.700 tỷ đồng xi măng.
- Ngoài ra, để hoàn thành 100% các dự án trên, chúng tôi ước tính chi phí cho nhựa đường, thép xây dựng và xi măng sẽ cần lần lượt 25.700 tỷ đồng, 22.000 tỷ đồng và 11.000 tỷ đồng.
- Đá xây dựng và nhựa đường sẽ được hưởng lợi lớn nhất
- Đá xây dựng: Do đặc thù của ngành, chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành đá xây dựng. Chúng tôi tin rằng các mỏ đá lớn nằm gần các dự án cao tốc sẽ được ưu tiên huy động nhờ lợi thế chi phí vận chuyển và chất lượng sản phẩm.
- Nhựa đường: Chúng tôi kỳ vọng kết quả kinh doanh của các công ty trong ngành sẽ được hưởng lợi lớn từ việc giải ngân các dự án cơ sở hạ tầng của chính phủ. Bên cạnh đó, việc giá dầu duy trì ở mức thấp sẽ hỗ trợ đáng kể biên lợi nhuận cho các công ty nhựa đường trong năm 2020.
- Cổ phiếu ưa thích của chúng tôi trong chủ đề này là HPG và PLC => Đây là quan điểm chủ quan của VnDirect, các bạn nên xem thêm ảnh số liệu bên dưới để đưa ra lựa chọn đầu tư cho phù hợp.
Bán lẻ – Hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch (Chú ý: MWG, VRE)
- Tổng giá trị bán lẻ tăng trưởng mạnh nhờ vào nhu cầu cao trong giai đoạn 2017-19, trong khi đó, 6T20 sụt giảm nhẹ về tổng giá trị bán lẻ do ảnh hưởng của COVID-19
- Người tiêu dùng Việt Nam trở lại các khu vực mua sắm:
- Báo cáo hoạt động cộng đồng của Google cho thấy các hoạt động mua sắm tại siêu thị / cửa hàng trong T6/20 đã hồi phục từ 90-100% so với mức trước dịch (là mức đường cơ sở của Google, được tính toán từ ngày 3/1-6/2/20).
- Tại một số trung tâm thương mại còn ghi nhận hoạt động mua sắm tăng gấp đôi so với cùng kỳ nhờ vào nhiều chiến dịch thu hút của các nhà bán lẻ.
- Chúng tôi nhận thấy Covid-19 tạo ra 4 xu hướng trong ngành bán lẻ:
- Đẩy mạnh mua sắm điện tử: Đại dịch Covid-19 đã phổ biến sự tiện lợi của mua sắm trực tuyến đến người tiêu dùng truyền thống ở Việt Nam và họ có thể không quay lại những cách cũ. Người tiêu dùng đang chuyển từ thanh toán tiền mặt sang các phương thức thanh toán kỹ thuật số không chạm.
- Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu: Hậu suy thoái sẽ khiến cho người tiêu dùng tập trung vào các sản phẩm giá trị / hữu dụng trong ngành bán lẻ.
- Nhóm sản phẩm về sức khỏe và nguồn gốc tự nhiên được chú ý hơn: Người tiêu dùng tập trung hơn vào cải thiện sức khỏe, kết hợp với nhu cầu gia tăng về thực phẩm sạch thúc đẩy thói quen sống khỏe và sống sạch trong tương lai.
- Giá thuê mặt bằng sụt giảm: Giá thuê mặt bằng trung bình trong Q1/20 tại các trung tâm thương mại giảm 11,4% sv cùng kỳ ở khu vực trung tâm thành phố và khoảng 15,9% ở các khu vực bên ngoài. Điều này tạo cơ hội cho người thuê nhà “nhiều tiền mặt” và “có nhu cầu mở rộng mặt bằng” có được vị trí mặt bằng đẹp với giá tốt.
- Đại dịch đã đẩy nhanh hoạt động thương mại điện tử nhanh hơn dự kiến
- Việt Nam thuộc nhóm thị trường có nền thương mại điện tử kém phát triển nhất trong khu vực (chiếm khoảng 3% tổng doanh số bán lẻ tính năm 2018, theo Euromonitor).
- Tuy các nhà bán lẻ đang chật vật để tồn tại trong ngắn hạn, nhưng cuộc khủng hoảng cũng mang đến cơ hội; các nhà bán lẻ đầu tư mạnh và kịp thời vào mảng kinh doanh trực tuyến có khả năng trở thành những người dẫn đầu thị trường.
- Cơ hội của các công ty dẫn đầu:
- MWG với chuỗi Bách Hóa Xanh và Điện Máy Xanh đang có nhiều lợi ích về việc thay đổi hành vi tiêu dùng sau đại dịch, khi người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm tại các cửa hàng tiện lợi, mua sắm thực phẩm, thiết bị điện tử sử dụng tại nhà do ảnh hưởng của Covid-19, kết quả là doanh thu của các chuỗi cửa hàng này vẫn đạt tăng trưởng trong Q2/20.
- So sánh ngành bán lẻ Việt Nam:
- Với vị thế dẫn đầu trong chuỗi bán lẻ điện máy và cửa hàng bách hóa, MWG là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi trong ngành bán lẻ.
- Bên cạnh đó, chúng tôi thấy được sự hồi phục về hoạt động mua sắm trong tháng 6/20, khiến kỳ vọng hồi phục của công ty kinh doanh bất động sản bán lẻ lớn nhất VN – VRE là lựa chọn thứ 2 của chúng tôi trong ngành, khi có cơ hội lớn quay lại thời kỳ tăng trưởng sau đại dịch.
Hàng không – Hồi phục chậm (Chú ý: ACV, VJC)
- Bầu trời không còn chật chội
- Trong 5 tháng 2020, tổng lượt khách hàng không giảm 41,7% svck còn 27,1 triệu trong đó khách nội địa giảm 32,1% (đạt 19,9 triệu) và khách quốc tế giảm 58,2% svck (đạt 7,1 triệu).
- Bộ Giao thông Vận tải đang cân nhắc mở lại từng phần các đường bay thương mại quốc tế từ Q3/2020 đến một số nước Đông Á.
- COVID-19 đã bước đầu phản ánh vào KQKD Q1 của các doanh nghiệp hàng không
- Kịch bản hồi phục chậm:
- Chúng tôi dự báo tổng lượt khách hàng không sẽ chạm đáy trong Q2/2020 với mức sụt giảm 72,8% svck.
- Với diễn biến còn phức tạp của dịch tại các nước trên thế giới, chúng tôi cho rằng lưu lượng khách nội địa sẽ phục hồi nhanh hơn lượng khách quốc tế.
- Trong kịch bản cơ sở của chúng tôi, lượt khách nội địa của ACV có thể hồi phục tương đương mức trước dịch trong Quý 4 năm nay trong khi khách quốc tế khó có thể quay lại mức như năm 2019 cho đến Quý 3/2021.
- Theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 3, Chính phủ đang cân nhắc một số ưu đãi về thuế và giảm phí dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong nước để vượt qua khó khăn hiện tại.
- ACV được giao đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất:
- ACV được giao làm chủ đầu tư dự án nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng
- Nhà ga T3 sẽ giúp tăng tổng công suất lên 48 triệu khách/năm từ mức 28 triệu hiện tại.
- Việc xây dựng dự kiến bắt đầu năm 2021 và hoàn thành năm 2024.
- Chúng tôi ưa thích các cổ phiếu cảng hàng không hơn là các hãng bay trong tầm nhìn đầu tư 1 năm
BĐS Khu công nghiệp/Logistic – Đón làn sóng dịch chuyển sau đại dịch (Chú ý: KBC, GMD)
- Thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 đã giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp tiềm năng
- Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung giảm nhiệt trong 6T cuối năm 2019 làm giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và làm chậm xu hướng dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.
- Nhưng đợt bùng phát COVID-19 vào đầu năm 2020 đã tác động tới kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến các nhà sản xuất đẩy mạnh việc di chuyển nhà máy.
- Ngoài ra, các FTA, đặc biệt là EVFTA, sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn trong khu vực, giúp cạnh tranh thị phần sản xuất với Trung Quốc
- Dựa trên bảng xếp hạng Tellimer Research, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Malaysia và Indonesia trong việc thu hút nhà sản xuất.
- Danh sách các công ty đang hoặc dự định sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam
- Bất động sản công nghiệp: chờ làn sóng dịch chuyển sản xuất
- Ở miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu đang nổi lên như là một điểm nóng công nghiệp kể từ khi hoàn thành hệ thống đường cao tốc kết nối cảng nước sâu Cái Mép với TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.
- Ở phía Bắc, đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đi vào vận hành đã giảm thời gian đi từ Hà Nội đến khu vực biên giới Lạng Sơn và giúp các KCN tại Hải Dương, Bắc Giang trở nên hấp dẫn.
- Logistics: hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đường biển, là mảng tăng trưởng dài hạn trong ngành
- Khối lượng vận tải quốc tế chiếm khoảng 60-62% thông lượng hàng hải trong giai đoạn 2015-18 nhưng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19 cho đến khi nền kinh tế thế giới hồi phục.
- Trong 5T20, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Việt Nam ước tính đạt 273,1 triệu tấn (tăng 6% sv cùng kỳ), thấp hơn so với mức tăng 14% sv cùng kỳ của năm 2019 và tổng sản lượng container ước đạt 8,3 triệu (tăng 9% sv cùng kỳ). Trong đó, thông lượng container qua cụm cảng Cái Mép – Thị Vải tăng 14% sv cùng kỳ trong 5T20.
- So sánh các doanh nghiệp trong ngành:
- Chúng tôi lựa chọn KBC trong số các doanh nghiệp vận hành BĐS KCN niêm yết nhờ vào diện tích đất sẵn sàng cho thuê lớn của công ty và vị trí tốt tại khu vực miền Bắc Việt Nam.
- Trong khi đó, GMD là lựa chọn trong ngành Logistics vì vị trí dẫn đầu trong các doanh nghiệp vận hành cảng niêm yết và tiềm năng tăng trưởng tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
Thực phẩm và đồ uống – Đại dịch có thể thúc đẩy làn sóng M&A mới (Chú ý: VNM, DBC, MML)
- Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm & đồ uống giảm trong nửa đầu năm 2020 do giãn cách xã hội
- Các hoạt động ngoài trời và du lịch bị hạn chế trong nửa đầu năm 2020 do sự bùng phát của COVID-19, dẫn đến tiêu thụ thực phẩm và đồ uống giảm.
- Tiêu thu thực phẩm tại các gia đình tăng, nhưng tiêu thụ dịch vụ ăn uống bên ngoài – có biên lợi nhuận cao hơn – lại giảm mạnh do giãn cách xã hội.
- Giá thịt lợn duy trì ở mức cao:
- Dịch tả lợn châu phi xuất hiện trở lại ở một số địa phương từ cuối tháng 4/2020 đã khiến các hộ gia đình với chuồng trại thô sơ không thể tái đàn lợn.
- Chính phủ cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, Campuchia từ giữa tháng 6/2020 nhằm cố gắng giảm giá thịt lợn trong nước.
- Tổng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm & đồ uống niêm yết giảm trong đại dịch:
- Xét trên 50 doanh nghiệp thực phẩm & đồ uống niêm yết lớn nhất, tổng doanh thu Q1/2020 giảm 3,7% và tổng lợi nhuận sau thuế giảm 19,0% so với cùng kỳ
- Chúng tôi nhận thấy 4 xu hướng sẽ định hình ngành F&B trong nửa sau năm 2020
- Du lịch quốc tế trong trạng thái ngủ đông đến cuối năm 2020:
- Việt Nam đang dần mở cửa biên giới và kết nối lại một số đường bay quốc tế vào quý 3/2020. Tuy nhiên chúng tôi thấy rằng du lịch quốc tế vẫn sẽ ở trong trạng thái ngủ đông cho đến năm 2021. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi tiêu thụ thực phẩm và đồ uống
- Ý thức về thực phẩm & đồ uống sạch của người tiêu dùng được nâng lên mức cao hơn
- Theo nghiên cứu gần đây của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam đang tăng cường sử dụng thực phẩm – đồ uống organic và những loại có lợi cho sức khỏe do tác động của COVID-19
- Giá thịt lợn hơi sẽ giao động xung quanh mức 80,000đồng/kg trong 6 tháng cuối năm
- Giá thực phẩm sẽ ở mức cao do tác động của giá thịt lợn
- Chúng tôi cho rằng việc nhập khẩu thịt lợn sống từ hai nước láng giềng khó có thể kéo giá thịt lợn trung bình về mức dưới 80.000 đồng/kg do chi phí vận chuyển và chi phí kiểm soát dịch bệnh. Giá thịt lợn cao sẽ giữ giá các loại thực phẩm khác ở mức cao.
- Du lịch quốc tế trong trạng thái ngủ đông đến cuối năm 2020:
- Chúng tôi nhận thấy xu hướng M&A và hợp tác sau đại dịch:
- Xu hướng gồm:
- Kem và nước giải khát
- Thực phẩm đóng gói và bán lẻ
- Kem và dầu ăn
- Chúng tôi kỳ vọng những doanh nghiệp sản xuất thực phẩm & đồ uống hàng đầu sẽ đẩy mạnh hoạt động thâu tóm và liên kết trong nửa cuối năm 2020 và năm 2021
- Xu hướng gồm:
- 2 CP đáng quan tâm: VNM và DBC
Công nghệ – COVID-19 thúc đẩy phát triển nền kinh tế số (Chú ý: FPT)
- Chuyển đổi số tăng tốc nhờ COVID-19
- Cơ hội từ công cuộc hiện đại hóa trong nước và chính sách của chính phủ:
- Theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/3/2019, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ đủ điều kiện được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong vòng 4 năm đầu và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm sau đó, cùng với các ưu đãi khác như miễn hoặc giảm phí cho thuê đối với quyền sử dụng đất và các ưu đãi tín dụng.
- Công nghệ 5G mang lại động lực mới cho ngành
- Việt Nam có thể sớm trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ra mắt mạng 5G, trong đó các doanh nghiệp công nghệ viễn thông địa phương đang đua nhau phát triển mạng lưới quốc gia đầu tiên (Viettel, Vinaphone và MobiFone).
- Với sự ra đời của công nghệ 5G đột phá, chúng tôi tin rằng các công ty công nghệ sẽ có cơ hội phát triển các ứng dụng tiên tiến để đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của mình.
- Lựa chọn cổ phiếu: CTCP FPT (FPT VN, Khả quan, VND64,300)
- FPT là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi trong ngành công nghệ với vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về dịch vụ CNTT trên thế giới và viễn thông nội địa.
- Định giá theo P/E trượt của FPT đang dần tiệm cận VN30 và VN-Index (tính đến 26/6/2020)
Ngân hàng – Ảnh hưởng của Covid-19 sẽ rõ ràng hơn (Chú ý: MBB, VIB, ACB, TCB, VCB, VPB, LPB)
- 25% dư nợ tín dụng toàn ngành là các khoản vay được tái cơ cấu, miễn giảm lãi hoặc cho vay với lãi suất thấp hơn
- Tăng trưởng tín dụng toàn ngành kỳ vọng đạt 9% năm 2020
- Tín dụng tăng trưởng chậm: Tại ngày 16/06, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 2,13%, thấp hơn nhiều so với mức 5,7% cùng kỳ năm 2019. Tăng trưởng tín dụng 5T20 ghi nhận mức thấp nhất trong 6 năm. Tăng trưởng huy động đạt 1,85% tại cuối T5/20.
- Theo chúng tôi, tăng trưởng tín dụng có thể phục hồi trong 6T cuối năm và đạt mức 9% cho năm 2020 dựa trên các yếu tố sau:
- Việc cắt giảm trần lãi suất tiền gửi và lãi suất điều hành giúp giảm lãi suất cho vay, khuyến khích doanh nghiệp vay mới.
- Các doanh nghiệp khởi động lại việc sản suất kinh doanh sau khi Việt Nam đã gỡ bỏ các lệnh giới hạn trong nước; và các nước cũng bắt đầu mở cửa biên giới.
- Thúc đẩy đầu tư công sẽ tạo ra việc làm mới cho doanh nghiệp và người lao động, do đó tạo ra nhu cầu tín dụng mới.
- Hầu hết các ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn trong năm 2020
- Nhu cầu tín dụng thấp dẫn đến tăng trưởng cho vay và huy động thấp trong toàn ngành. Một số ngân hàng đạt được tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành nhờ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, chủ yếu được lên kế hoạch từ 2019.
- Nhìn chung, các ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 thấp hơn so với mức tăng trưởng thực tế đạt được trong năm 2019
- Tài chính tiêu dùng giảm tốc trong Q1/20:
- Công ty tài chính tiêu dùng có tỷ trọng cho vay tiền mặt lớn ghi nhận tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong Q1/20 do cắt giảm các hoạt động cho vay rủi ro cao trong bối cảnh rủi ro tín dụng gia tăng vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Nợ xấu đã cho thấy xu hướng tăng tại các công ty tài chính tiêu dùng, ngoại trừ FE Credit do xóa nợ nhiều trong Q1/20
- Đại dịch COVID-19 có tác động nhiều mặt đến các ngân hàng
- Chi phí dự phòng tăng do nợ xấu tăng:
- Các khoản nợ quá hạn đã tăng lên. Một số ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng, trong khi các ngân hàng khác vẫn trích lập dự phòng thấp nhằm duy trì lợi nhuận. Vì vậy, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu tại các ngân hàng này đã giảm tại cuối Q1/20.
- Nợ xấu có thể tăng cao hơn so với số Q1/20 do:
- (1) các lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn được thực hiện vào T4/2020
- (2) ngân hàng hiện có thể tái cơ cấu nợ mà không phân loại nợ vào nhóm có rủi ro hơn.
- Cổ phiếu khuyến nghị: MBB & VIB. Cổ phiếu khuyến nghị của chúng tôi là MBB và VIB dựa trên các yếu tố sau:
- Khả năng phục hồi tăng trưởng tín dụng nhờ tập khách hàng doanh nghiệp lớn tại MBB và vị thế hàng đầu trong cho vay ô tô tại VIB, mà sản phẩm này sẽ được hưởng lợi từ việc giảm giá xe và giảm lệ phí trước bạ;
- Tốc độ bán bảo hiểm cải thiện sau dịch;
- Kênh phân phối mới của MCredit qua hệ thống của Bưu điện Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng tín dụng;
- Định giá hấp dẫn so với ngành
Dầu khí – Hồi phục từ đáy (Chú ý: PVS, PVT, GAS. PVD)
- Giá dầu dự báo tiếp tục hồi phục trong nửa sau 2020, tuy với tốc độ chậm hơn Q2, trong bối cảnh nguồn cung dần cải thiện
- Các yếu tố hỗ trợ đà hồi phục của giá dầu trong nửa sau năm 2020 bao gồm (1) nguồn cung dần cải thiện do các biện pháp giãn cách xã hội tại các nền kinh tế lớn dần được dỡ bỏ, và (2) OPEC+ đóng vai trò cân bằng thị trường với việc duy trì cắt giảm nguồn cung cho tới tháng 04/2022. Mặc dù giá dầu kỳ vọng hồi phục, dư địa tăng giá trong nửa sau 2020 không lớn do còn tồn tại nhiều bất ổn từ dịch Covid-19. Đà tăng giá sẽ mạnh hơn trong 2021 khi dịch được kiểm soát.
- Giá dầu tăng ảnh hưởng như thế nào đến các cổ phiếu Việt Nam:
- Ảnh hưởng trực tiếp: các DN trung và hạ nguồn
- Giá cổ phiếu có tương quan lớn với biến động giá dầu do giá khí mua/bán được tính dựa trên giá dầu thế giới theo công thức cố định
- GAS là DN sẽ hưởng lợi lớn nhất từ đà tăng của giá dầu. Tuy vậy dư địa tăng giá cổ phiếu trong nửa sau 2020 không lớn do đà tăng của giá dầu trong Quý 3 dự báo sẽ chậm lại sau khi tăng gần gấp đôi từ đáy (19,3 USD/thùng), trong bối cảnh còn nhiều bất ổn từ dịch Covid-19.
- Với các DN sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào như nhà máy điện (POW, PGV) và phân bón (DPM, DCM), giá dầu tăng sẽ làm giảm lợi ích nhận được. Tuy nhiên giá dầu trung bình năm 2020 dự phóng vẫn giảm sv cùng kỳ (-29,9%), do vậy các DN hạ nguồn vẫn sẽ ghi nhận lợi ích nhất định.
- Ảnh hưởng gián tiếp: các DN thượng nguồn
- Giá cổ phiếu có mối tương quan lớn với giá dầu trong giai đoạn giá dầu giảm, tuy nhiên khi giá dầu tăng (trên 40 USD/thùng) thì độ tương quan giảm dần và ảnh hưởng của giá dầu có độ trễ nhất định.
- Chúng tôi dự báo giá dầu sẽ dao động trong mức 40-45 USD/thùng trong nửa sau năm 2020, gần đạt mức giá dầu hòa vốn trung bình của Việt Nam (45 USD/thùng) và cao hơn mức hòa vốn của một số mỏ cũ đã khai thác lâu đời. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên các nhà khai thác mỏ tại Việt Nam và theo đó giảm áp lực lên các DN cung cấp dịch vụ như PVS, PVD, PVT.
- Ảnh hưởng trực tiếp: các DN trung và hạ nguồn
- Chúng tôi kỳ vọng các dự án trong nước sẽ mang lại khối lượng công việc lớn cho các DN dịch vụ thượng nguồn trong 2021-22
- Dự phóng chi phí dành cho hoạt động khai thác (E&P) toàn cầu sẽ bị cắt giảm 20-30% trong năm 2020 do giá dầu giảm. Điều này sẽ đẩy cạnh tranh trên thị trường dịch vụ lên cao và các DN có chi phí hoạt động thấp sẽ có lợi thế hơn các DN có chi phí cao.
- Chúng tôi kỳ vọng các dự án lớn trong nước như Lô B – Ô Môn, Cá Voi Xanh và kho LNG sẽ giúp bổ sung vào backlog của các DN cung cấp dịch vụ. Các dự án khí sẽ ít rủi ro chậm trễ do tình trạng thiếu khí hiện tại ở Việt Nam.
- Cổ phiếu lựa chọn: DN cung cấp dịch vụ dầu khí – PVS
- Chúng tôi lựa chọn PVS là cổ phiếu khuyến nghị do khối lượng backlog cao và sức khỏe tài chính tốt
Điện – Nhiệt điện than lên ngôi (Chú ý: PPC, POW)
- Tăng trưởng nhu cầu chậm lại do dịch Covid-19
- Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, mức tăng trưởng của nhu cầu tiêu thụ điện trong 5T20 chỉ đạt 3,6% svck, thấp hơn mức 10,2% svck trong 5T19. Chúng tôi dự báo tăng trưởng tiêu thụ điện trong năm 2020 sẽ ở mức 6,5%, tương ứng với kịch bản tăng trưởng GDP 2020 đạt 4,6%, sau đó hồi phục về mức trung bình 8-9% trong năm 2021.
- Chúng tôi cho rằng tình trạng thiếu điện sẽ tiếp diễn ít nhất đến năm 2023 do 35/60 dự án (tổng công suất lắp đặt 39.000MW) thuộc Quy hoạch điện VII đang chậm tiến độ do giải ngân vốn đầu tư công chậm.
- Nguồn cung than đảm bảo, tuy nhiên thiếu hụt nước và khí dự báo sẽ kéo dài đến 2021
- Do giá than thế giới sụt giảm (-16,1% sv cùng kỳ), trong 5T20 Việt Nam đã nhập 24,9 triệu tấn than, tăng 50% sv cùng kỳ và bằng gấp đôi kế hoạch nhập khẩu năm 2020 của Chính phủ là 12 triệu tấn than. Khối lượng than nhập khẩu trong 5T20 đã chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu than cả năm (ước tính 50 triệu tấn), vì vậy chúng tôi tin rằng nguồn cung than sẽ được đảm bảo đầy đủ trong 2020.
- Trong khi đó, vấn đề thiếu khí chỉ được giảm nhẹ khi mỏ Sao Vàng (sản lượng: 1,6 tỷ m3/năm) đi vào hoạt động từ năm 2021. Về nguồn nước cho thủy điện, chúng tôi kỳ vọng mực nước tại các hồ thủy điện sẽ hồi phục dần từ mùa mưa (T7-T10) tuy nhiên cần thời gian để quay về mức trung bình trước năm 2019.
- Nhiệt điện than tiếp tục được huy động cao vào nửa cuối năm:
- Chúng tôi kỳ vọng nhiệt điện than tiếp tục được huy động cao trong nửa cuối năm 2020 do: 1) sản lượng từ thủy điện mới chỉ đang trên đà phục hồi , và 2) vấn đề thiếu khí tiếp tục diễn ra trong nửa cuối năm 2020 và gây khó khăn cho các NMĐ khí.
- Chúng tôi lựa chọn PPC do:
- 1) kỳ vọng huy động điện than cao trong nửa cuối năm 2020
- 2) chi phí khấu hao thấp
- 3) LN được hỗ trợ từ mức cổ tức cao từ công ty con trong năm 2020.