KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư chứng khoán, Đầu tư Forex, Đầu tư tiền số, Kiến thức Đầu tư

Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới từ A đến Z – Áp dụng cực kỳ hiệu quả – Khóa học từ Blockchain Dream

Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới từ A đến Z - Áp dụng cực kỳ hiệu quả

Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới từ A đến Z - Áp dụng cực kỳ hiệu quả

Chia sẻ bài viết
5
(105)

Phân tích kỹ thuật là một kỹ năng khá quan trọng, nó giúp bạn tìm ra được các điểm vào ra lệnh hợp lý, an toàn với mức độ rủi ro thấp. Vì thế với người mới việc học phân tích kỹ thuật cơ bản là hết sức cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu khóa học phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới rất hay mà hoàn toàn miễn phí từ BlockChain Dream.

Gần đây tác giả không làm các video dạng khóa học nữa vì do công việc bận với lại cũng không muốn làm ảnh hưởng đến các trung tâm dạy đầu tư. Nhưng tác giả có một số lời nhắn nhủ tới các nhà đầu tư:

Những ai đầu tư lâu dài đều thấy được rằng: trên thị trường, có những lúc chỉ cần chìa tay ra là lấy tiền thôi ấy. Đầu tư là việc lâu dài (bền vững). Chắc chắn từng bước mà tiến lên các bạn ạ. Nông nổi, vội vã, ẩu, muốn nhanh. Lúc mất hết vốn thì nó thành chậm đó. Nhanh thì chậm, ít thì nhiều, tham thì thâm. (Luật thị trường). Nhớ rằng Trend is Friend (1D làm chủ đạo).
Theo phương pháp nào thì theo 1 cái, luyện thật nhiều. Mọi thứ rõ ràng như phương pháp mình đề ra rồi vào lệnh nhé.
Thị trường trăm nghìn tỷ đôla. Các bạn kiếm được vài tỷ vnd thì cũng như hạt bụi thôi. Làm nghề gì mình không biết. Chứ đã rơi vào làm nhà đầu tư rồi thì trước sau gì cũng bị tiền đè. Nhưng phải có kỹ năng đã. Cần thời gian nha. Nhớ nhé các bạn. Bảo toàn vốn. Đừng tham ăn lớn mà risk quá lớn. Học được cách Kiến tha lâu đầy tổ. Thì sẽ thành công! Mọi việc nó rất dễ. Đừng phức tạp hóa vấn đề.

Mục lục

Bài 1: Khái niệm, ý nghĩa của phân tích kỹ thuật trong đầu tư

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kĩ thuật là cách các nhà đầu tư dựa vào giá cả biến động của thị trường trong quá khứ và hiện tại để đoán được xu hướng giá; xu hướng thị trường trong tương lai.

Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho chứng khoán, tỉ giá tiền tệ, chỉ số, hàng hóa, tương lai hay các khí cụ nào có thể giao dịch được trong đó giá chịu ảnh hưởng từ áp lực cung cầu.

​Phân tích kĩ thuật chủ yếu dựa vào biểu đồ và các công cụ hỗ trợ, để có thể xác định được giá cao nhất, giá thấp nhất, giá có xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm trong 1 khoảng thời gian nhất định, từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Tại sao phải phân tích kĩ thuật?

Phân tích kỹ thuật giúp nhà đầu tư:

  • Nắm bắt được xu hướng thị trường.
  • Nắm bắt được tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường.
  • Phân tích kĩ thuật giúp chúng ta đưa ra quyết định mua khi đang ở giá tốt, và bán khi thị trường có xu hướng giảm.
  • Tăng khả năng thành công trong 1 giao dịch.
  • Cá mập cũng phân tích kĩ thuật để quyết định đưa ra tin tức tốt xấu trên thị trường.

Tại sao phải phân tích kĩ thuật?
Tại sao phải phân tích kĩ thuật?
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật

Ưu điểm của phân tích kỹ thuật

  • Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định thời điểm thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua. Không có gì bí mật khi thời gian có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện.
  • Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai.
  • Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian nghẽn giao dịch (phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc.

Nhược điểm của phân tích kỹ thuật

  • Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp.
  • Phân tích kỹ thuật là chủ quan và những ý kiến cá nhân của chúng ta có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường bullish, thì xu hướng tăng sẽ làm lu mờ sự phân tích. Mặt khác, nếu nhà phân tích tin rằng thị trường bearish thì phân tích có lẽ sẽ nghiêng về xu hướng giảm.
  • Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để biện minh cho phân tích của họ. Phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.

Giá là gì?

Giá cả là điều cốt yếu mà nhà đầu tư hướng đến. Cũng như mọi loại biểu đồ đều thể hiện mức giá, mà thông qua đó nhà đầu tư có thể nắm bắt được thị trường.

Giá của 1 loại hàng hóa tại 1 thời điểm, là lúc người mua và người bán tạo thành 1 giao dịch ở 1 mức giá mà họ mong muốn. Người mua nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng nên họ mua vào và sẽ bán ra ở mức cao hơn. Người bán nghĩ rằng giá sẽ giảm, nên họ bán ra và sẽ mua lại ở mức thấp hơn.

Các điểm giá cần quan tâm:

  • Giá mở cửa: Là mức giao dịch đầu tiên của kỳ đánh giá.
  • Giá đóng cửa: Là mức giao dịch cuối cùng của kỳ đánh giá. “Đây là mức giá quan trọng nhất mà nhà đầu tư phải chú ý đến”.
  • Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong kỳ đánh giá.
  • Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong kỳ đánh giá.

Biểu đồ là gì?

Có 3 loại biểu đồ phổ biến như dưới. Mỗi dạng biểu đồ nói trên thì đều có những ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện nay biểu đồ nến đang được sử dụng phổ biến nhất, trong cả chứng khoán, forex lẫn hàng hóa phái sinh. Để trở thành nhà đầu tư giỏi, đọc được biểu đồ nến là điều bắt buộc.

* Biểu đồ đường (Line chart)

Biểu đồ đường - Line chart
Biểu đồ đường – Line chart
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

* Biểu đồ thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh - Bar chart
Biểu đồ thanh – Bar chart
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

* Biểu đồ nến (Candle chart)

Biểu đồ nến - Candle chart
Biểu đồ nến – Candle chart
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Bài 2: Những mẫu nến Nhật cơ bản

Nến Nhật được hình thành từ những năm 1600, bởi thương gia người Nhật Munehisa Homma dùng nó để phân tích giá gạo. Dự đoán giá gạo trong tương lai.

Tuy nhiên Steve Nison là được xem là người có công lớn nhất trong việc phổ biến đồ thị nến, đồng thời cũng được xem là bậc thầy trong việc sử dụng kỹ thuật này.

Sau đây xin giới thiệu với các bạn một số mẫu nến Nhật thường gặp:

Nến tiêu chuẩn (Standard)

Nến Standard bao gồm các thành phần:

  • Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất.
  • Thân nến dài.
  • Râu nến trên và râu nến dưới ngắn.
  • Nến tăng màu xanh là nến có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa
  • Nến Giảm màu đỏ là nến có giá đóng cửa thấphơn giá mở cửa
Nến tiêu chuẩn standard
Nến tiêu chuẩn standard
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Nến cường lực (Marubozu)

Nến Marubozu hay còn gọi là nến cường lực, nó có thân nến rất dài nên giá mở cửa và giá đóng cửa cách xa nhau, và nó hoàn toàn không có bóng nến hoặc có nhưng không đáng kể.

Nến cường lực (Marubozu)
Nến cường lực (Marubozu)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Ý nghĩa: Mẫu nến này thể hiện lực mua (nến xanh) và lực bán (màu đỏ) rất là mạnh, chính vì vậy nó thường xuất hiện khi thị trường tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Điều này cho thấy trong quá trình mua bán và giao dịch không có sự do dự của các nhà đầu tư, một khi họ mua là mua luôn và bán là bán luôn.

Nến cường lực (Marubozu)  
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới  - Blockchain Dream)
Nến cường lực (Marubozu)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Nến xoay (Spinning Tops)

Nến Spinning Tops là nến có thân nhỏ và là dấu hiệu cho thấy cả 2 phe bán và mua đều  không thể giành quyền kiểm soát thị trường => Thể hiện sự lưỡng lự của các nhà đầu tư trong việc mua và bán. Khó có thể dự đoán trong tương lai giá lên hay xuống.

Nến xoay (Spinning Tops) - Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới  - Blockchain Dream
Nến xoay (Spinning Tops)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Nến búa (Hammer)

Nến Hammer là một dạng nến đặc biệt với đặc điểm nhận dạng:

  • Có râu nến ở phía dưới dài hơn phần thân nến thực.
  • Râu nến phải dài ít nhất gấp 2 lần thân nến thực.
  • Nến Hammer có thể là Nến giảm (Bearish – Màu đỏ) hoặc nến Tăng (Bullish – Màu xanh). Màu sắc không quan trọng.
  • Râu nến phía trên rất nhỏ, hoặc không có.
Nến búa (Hammer)
Nến búa (Hammer)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Ý nghĩa: Nến búa Hammer thường xuất hiện trong 1 xu hướng giảm báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm vùng giá tốt để gia nhập thì trường và hình thành áp lực mua đè lên áp lực bán => Dấu hiệu đảo chiều và tăng giá xuất hiện.

Nến búa (Hammer)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới  - Blockchain Dream)
Nến búa (Hammer)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Nến búa ngược (Inverted Hammer)

Nến Inverted Hammer có dạng tương tự với mô hình nến búa ở chỗ nó xuất hiện trong xu hướng giảm và là mô hình đảo chiều tại đáy. Mô hình nến búa ngược có thân nến nhỏ, thân nến có thể tăng hay giảm điểm, và có bóng nến dài bên trên với bóng nến nhỏ hoặc ngắn phía bên dưới.

Nến búa ngược (Inverted Hammer)
Nến búa ngược (Inverted Hammer)
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Ý nghĩa: Nến Inverted Hammer cũng dự báo dấu hiệu đảo chiều tăng giá trong 1 xu hướng giảm trước đó. Tuy nhiên, trader cần chờ đợi phiên giao dịch tiếp sau kết thúc để ra quyết định trước khi vào lệnh. Dấu hiệu xác nhận mô hình tăng đó là nến tăng giá mạnh xuất hiện sau nến búa (ngược) hoặc có một khoảng nhảy giá tăng (gaps up).

Phân tích tâm lý mô hình nến búa ngược: Lý do tại sao phải đợi một nến xác nhận sau nến búa ngược trước khi vào lệnh dựa vào phân tích tâm lý sẽ được lý giải sau đây. Thời điểm mở và đóng cửa của một phiên giao dịch thường có khối lượng giao dịch lớn nhất. Khi bên bán bán tại giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch, nếu phiên giao dịch tiếp theo giá tăng mạnh sẽ gây sốc cho bên bán và khiến bên bán ở vào vị thế thua lỗ. Giá càng tăng, họ càng phải nhanh chóng đóng lệnh để chốt lỗ cho giao dịch họ đã đặt, vì thế càng gia tăng áp lực mua vào.

Phân tích tâm lý mô hình nến búa ngược
Phân tích tâm lý mô hình nến búa ngược
(Phân tích kỹ thuật cơ bản cho người mới – Blockchain Dream)

Nến người treo cổ (Hanging Man)

Nến Hanging man có hình dạng giống nến Hammer nhưng khác nhau hoàn toàn về tính chất. Nến Hanging man xuất hiện trong 1 xu hướng tăng và cảnh báo khả năng tạo đỉnh của xu hướng đó.

Nến người treo cổ (Hanging Man)
Nến người treo cổ (Hanging Man)

Ý nghĩa: Nến Hanging man dự báo dấu hiệu đảo chiều giảm giá trong 1 xu hướng tăng trước đó. Tuy nhiên, trader cần chờ đợi phiên giao dịch tiếp sau kết thúc để ra quyết định trước khi vào lệnh. Dấu hiệu xác nhận mô hình giảm đó là nến giảm giá mạnh xuất hiện sau nến Hanging man hoặc có một khoảng nhảy giá giảm (gaps down).

Phân tích tâm lý mô hình nến Hanging man: Thời điểm mở và đóng cửa của một phiên giao dịch thường có khối lượng giao dịch lớn nhất. Khi bên mua mua tại giá mở cửa và giá đóng cửa của phiên giao dịch, nếu phiên giao dịch tiếp theo giá giảm mạnh sẽ gây sốc cho bên mua và khiến bên mua ở vào vị thế thua lỗ. Giá càng giảm, họ càng phải nhanh chóng đóng lệnh để chốt lỗ cho giao dịch họ đã đặt, vì thế càng gia tăng áp lực bán ra.

Nến người treo cổ (Hanging Man)
Nến người treo cổ (Hanging Man)

Nến Shooting Star

Nến Shooting Star có hình dạng giống nến Inverted Hammer nhưng khác nhau hoán toàn về tính chất. Nến Shooting Star man xuất hiện trong 1 xu hướng tăng và cảnh báo khả năng tạo đỉnh của xu hướng đó.

Nến Shooting Star
Nến Shooting Star

Ý nghĩa: Nến Shooting Star thường xuất hiện trong 1 xu hướng tăng báo hiệu dấu hiệu đảo chiều cực kì mạnh, có nghĩa là các nhà đầu tư đang tìm vùng giá tốt để gia nhập thì trường và hình thành áp lực bán đè lên áp lực mua trước đó => Báo hiệu dấu hiệu đảo chiều và giảm giá xuất hiện.

Nến Doji

Nến Doji là nến có giá mở cửa và đóng cửa xấp xỉ như nhau, bởi vì nến Doji có giá đóng cửa và giá mở cửa như nhau hoặc ít nhất là phần cơ thể cực kỳ ngắn, nên một nến doji dường như có phần thân nến khá mỏng, gần như là một đường thẳng, tạo hình dấu cộng.

Nến Doji
Nến Doji

Ý nghĩa: Nến Doji cho thấy sự do dự hoặc đấu tranh cho việc định vị vị thế người mua và người bán. Giá di chuyển trên và dưới giá mở cửa trong phiên, nhưng đóng cửa ở mức giá hoặc gần giá mở cửa. Không người mua và người bán nào có thể kiểm soát được và kết quả là là giá lại quay về lại vùng gần vị trí mở cửa.

Ý nghĩa Nến Doji
Ý nghĩa Nến Doji

Nến Star Doji

Nến Doji Star có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới đều ngắn và có độ dài ngang bằng nhau. Tất nhiên là giá đóng cửa và mở cửa cũng ngang bằng hoặc gần ngang bằng nhau. Đặc điểm đó tạo nên hình dạng của loại nến này giống như hình dấu cộng (+).

Nến Star Doj

Nến Long Legged Doji

Nến Doji bóng dài có đặc điểm là bóng nến phía trên và phía dưới đều rất dài và có độ dài ngang bằng nhau. Tất nhiên là giá đóng cửa và mở cửa cũng ngang bằng hoặc gần ngang bằng nhau.

Nến Long Legged Doji
Nến Long Legged Doji
Nến Long Legged Doji
Nến Long Legged Doji

Nến Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji)

Nến Doji chuồn chuồn không có bóng trên, mà chỉ có bóng dưới nhưng rất dài. Giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ nhau và cũng chính là giá cao nhất trong phiên.

Nến Doji bia mộ (GraveStone Doji)

Ngược lại với nến Doji chuồn chuồn là nến Doji hình bia mộ. Loại này không có bóng dưới, mà chỉ có bóng trên rất dài. Hình ảnh này gợi nhớ hình cái bia mộ. Giá đóng cửa và giá mở cửa ngang bằng nhau và cũng là giá thấp nhất trong phiên

Windows (Gaps)

Gap được hiểu đơn giản là các khoảng trống, khi giá di chuyển quá đột ngột tăng quá mạnh hoặc giảm quá mạnh khiến giá bật (lên/xuống) cao hơn hoặc thấp hơn so với giá đóng cửa của cây nến trước đó, tạo ra 1 khoảng trống trên đồ thị giá, mà chúng ta quen gọi là Gap.

Windows (Gaps)
Windows (Gaps)
Windows (Gaps)
Windows (Gaps)

Bài 03: Những mô hình nến Nhật đảo chiều

Mô hình nến Nhấn chìm (Engulfing)

Có hai dạng mô hình nến nhấn chìm engulfing
Có hai dạng mô hình nến nhấn chìm engulfing

Mô hình nến Engulfing được xem là mô hình nến báo hiệu cho việc đổi chiều xu hướng vì vậy có 2 dạng mô hình nến Engulfing, đó là Mô hình nến Bullish Engulfing và Bearish Engulfing

Mô hình nến nhấn chìm tăng (Bullish Engulfing)

Mô hình nến Bullish Engulfing (hay còn gọi là mô hình nến nhấn chìm tăng) là mô hình cặp hai cây nến ngược nhau xảy ra trong xu hướng giảm, cụ thể như sau:

  • Nến đầu tiên là một nến giảm và có thể là một nến Doji
  • Nến kế tiếp là một nến tăng và có thân nến dài hơn nến phía trước
  • Nến Tăng có giá mở cửa và giá ở đáy nến thấp hơn giá đóng cửa của nến giảm trước nó
  • Đỉnh của nến tăng có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa của cây nến giảm trước nó

Ý Nghĩa: Đây thực sự sự là mô hình giao dịch đảo chiều mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong đầu tư hàng hóa phái sinh, hoặc ít nhất là giao dịch có xác suất thắng cao hơn, khi giá giảm mạnh. Lý do cho điều này thực ra khá đơn giản: giá cả thị trường bị thúc đẩy bởi tâm lý của những người tham gia thị trường. Sau một xu hướng giảm giá  mạnh các nhà giao dịch (phe bán) gần như kiệt sức, mệt mỏi trong việc có thể duy trì xu hướng giảm giá mạnh liên tục như vậy trong thời gian lâu hơn nữa. Trong khi đó, nhiều người lại cố gắng đẩy giá lên điều này đã khiến cho phe bán gần như yếu thế, hoàn toàn nhường lại “cuộc chơi” cho phe mua, nên giá sẽ đảo chiều và bắt đầu tăng cao.

Mô hình nến nhấn chìm giảm (Bearish Engulfing)

Tương tự mô hình nến Bullish Engulfing nến Bearish Engulfing (hay còn gọi là mô hình nến nhấn chìm giảm) là mô hình cặp hai cây nến ngược nhau nhưng xảy ra trong xu hướng tăng dự báo dấu hiệu đảo chiều bắt đầu giảm.

Mô hình nến Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)

Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ) là một trong những mô hình nến Nhật đảo chiều khá phổ biến trong  thị trường tài chính nói chung và hàng hóa nói riêng. Tuy mô hình này không cho tín hiệu mạnh như mẫu Bearish Engulfing nhưng lại xuất hiện liên tục trên biểu đồ. Chính vì thế, nếu  bạn hiểu rõ đặc điểm mô hình đồng thời kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật khác, Dark Cloud Cover (Mây đen bao phủ) sẽ trở thành  vũ khí lợi hại giúp  trader thoát lệnh kịp thời khi xu hướng cũ kết thúc cũng như tìm điểm vào lệnh  cho 1 xu hướng mới.

Mô hình Dark Cloud Cover đã được mô tả  với đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Nến đầu tiên: Là một nến tăng có thân dài
  • Nến thứ hai: Không nhất thiết giá mở cửa phải nằm phía trên nến thứ nhất nhưng phải là nến giảm và có giá đóng cửa dưới mức 50% cây nến thứ nhất.
Mô hình nến Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)
Mô hình nến Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)

Ý nghĩa: Mô hình Dark Cloud Cover được tạo ra bởi diễn biến tâm lý như sau:

  • Thị trường hàng hóa đang đi lên và tiếp tục tăng mạnh, phe mua với sự hưng phấn đã tạo ra một cây nến thân rất dài và kết quả là một đỉnh mới đã được tạo ra, có vẻ như phe mua đang nắm thế chủ động.
  • Tuy nhiên sau đó giá đã bất ngờ gặp phải lực bán ngược chiều, đẩy giá đi khá xa, xuống thấp hơn mức 50% của cây nến đầu tiên. Đến lúc này, thị trường đã từ chối đỉnh được tạo ra trước đó và cho thấy phe bán vẫn còn đủ sức để làm chủ tình thế.
  • Khi mô hình Dark Cloud Cover đã được tạo ra hoàn chỉnh, những người đứng ngoài sẽ bắt đầu hoài nghi về việc liệu giá có còn đủ mạnh để tiếp tục xu hướng tăng không. Trong khi đó, những trader đã vào lệnh mua trước đó sẽ cảm thấy bối rối khi giá đột ngột đi ngược hướng mua.
Điễn biến tâm lý Mô hình nến Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)
Điễn biến tâm lý Mô hình nến Mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover)

Mô hình nến xuyên thấu (Piercing)

Mô hình nến Piercing là phiên bản đảo ngược của Mô hình nến Dark Cloud Cover. Đây cũng là một trong những Mô hình nến Nhật báo hiệu sớm kết thúc xu hướng giảm giá để bắt đầu một xu hướng mới, có thể là tăng giá hoặc đi ngang (Sideway).

Đặc điểm nhận dạng của Mô hình nến Bullish Piercing Line:

  •  Xuất hiện ở cuối của xu hướng giảm giá.
  •  Nến thứ nhất là một nến giảm Bearish lớn
  • Nến thứ hai là một nến tăng Bullish với chiều dài thân nến tối thiểu bằng 50% nến thứ nhất.
Mô hình nến xuyên thấu (Piercing)
Mô hình nến xuyên thấu (Piercing)
Mô hình nến xuyên thấu (Piercing)
Mô hình nến xuyên thấu (Piercing)

Ý nghĩa: Tương tự mô hình nến Dark Cloud Covernến Priercing cho thấy đã xuất hiện phe mua trống lại xu hướng giảm mạnh trước đó và làm cho phe bán bắt đầu bối rối khi giá tăng ngược trở lại.

Mẫu nến sao hôm (Evening Star)

Evening Star là một trong những mẫu mô hình được hình thành từ 3 nến thay vì 1 nến hoặc 2 nến như nhiều mẫu nến Nhật bạn từng biết. Với cấu tạo gồm nến 1 là nến TĂNG lớn, nến 2 nhỏ (có thể là giảm hoặc tăng, màu sắc nến không quan trọng) và nến 3 GIẢM lớn.

Mẫu nến sao hôm (Evening Star)
Mẫu nến sao hôm (Evening Star)

Mẫu nến Evening Star là một mẫu nến đảo chiều giảm giá, nó thường xảy ra tại đỉnh của một xu hướng tăng giá.

Ý nghĩa: mô hình Evening Star (sao ban chiều) bạn có thể thấy 1 số đặc điểm sau:

Sau khi giá tăng mạnh trước đó thì thị trường xuất hiện nhưng cây nến nhỏ tương đương với doji hay nến con xoay spinning top, được người Nhật ví như là 1 ngôi sao. Chính nến này với thân ngắn, hoặc gần như là không có thân tựa tựa như các cây nến doji, để kìm hãm đà tăng của phe mua, giúp cho phe mua và phe bán gần như cân bằng nhau. Sau đó thị trường bắt đầu giảm hình thành 1 nến giảm giá cỡ lớn, có giá đóng cửa nằm trọn vẹn trong cây nến đầu tiền hoặc có độ dài ít nhất phải bằng ½ so với thân nến xanh tăng thứ 1. Để chứng tỏ phe bán đang tìm mọi cách áp đảo, giành quyền kiểm soát sau khi đã tạo ra được thế cân bằng giữa 2 bên từ cây nến thứ 2 trước đó.

Mô hình sao Mai (Morning Star)

Morning Star cũng là một trong những mẫu mô hình được hình thành từ 3 nến. Với cấu tạo gồm nến 1 là nến GIẢM lớn,  nến 2 nhỏ (có thể là giảm hoặc tăng) và nến 3 TĂNG lớn.

Mô hình sao Mai (Morning Star)
Mô hình sao Mai (Morning Star)

Mẫu nến Morning Star là một mẫu nến đảo chiều tăng giá, nó thường xảy ra tại đáy của một xu hướng tăng giá

Ý nghĩa: ngược với mô hình Evening Star, Morning star thể hiện phe mua đang tìm mọi cáchgiành quyền kiểm soát sau khi đã tạo ra được thế cân bằng giữa 2 bên ở cây nến thứ 2 trước đó.

Mô hình nến bà bầu (Harami)

Harami (trong tiếng Nhật có nghĩa là “người có mang”) là một mẫu nến đảo chiều, nó bao gồm 2 nến cơ bản:

  • Nến 1: là nến tăng hoặc giảm lớn
  • Nến 2: là nến tăng hoặc giảm nhỏ
Mô hình nến bà bầu (Harami)
Mô hình nến bà bầu (Harami)
Mô hình nến bà bầu (Harami)
Mô hình nến bà bầu (Harami)

Có 2 loại nến Harami là Bullish Harami và Bearish Harami.

Bullish Harami

Bullish Harami là mô hình có nến 1  giảm mạnh có thân nến lớn và nến 2 tăng nhẹ có thân nến nhỏ nằm trọn trong nến 1.

Ý nghĩa: Trong xu hướng giảm, một nến giảm dài xuất hiện nhấn mạnh bên bán vẫn đang kiểm soát. Tuy nhiên, thay vì giá xuống thấp thì giá lại tạo gap tăng tại nến thứ 2. Trong nến thứ 2 giá đã dao động nên xuống nhẹ cho thấy ko bên nào thắng thế. Sự do dự của Harami chỉ ra rằng giá có thể đi sideway hoặc đảo chiều đi lên vì bên bán đã dần kiệt sức.

Bearish Harami

​Ngược lại với Bullish Harami là 1 cặp nến có nến 1 tăng mạnh và nến 2 giảm nhẹ thế hiện bên mua đã dần kiệt sức trong 1 xu hướng tăng và dự báo giá có thể đi sideway hoặc đảo chiều giảm giá.

Bài 4: Lý thuyết cung cầu (Supply / Demand) – Kháng cự – Hỗ trợ

Cung cầu là gì?

Lý thuyết cung cầu (Supply / Demand)
Lý thuyết cung cầu (Supply / Demand)

Supply demand hay còn gọi là lý thuyết cung cầu. Đó là những vùng giá xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán. Khiến cho giá có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

Vùng Supply hay còn gọi là vùng cung, ở tại đây người bán chiếm nhiều hơn người mua khiến giá có thể đi xuống.

Vùng Demand hay còn gọi là vùng cầu, ở đây áp lực mua rất mạnh khiến cho giá được đẩy lên.

Vùng cung - Vùng cầu
Vùng cung – Vùng cầu

Kháng cự – Hỗ trợ là gì?

Kháng cự và hỗ trợ là vùng giá mà tại vùng giá này nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đảo chiều.

Kháng cự - Hỗ trợ
Kháng cự – Hỗ trợ

Tính chất

  • Gặp ngưỡng kháng cự thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm.
  • Gặp ngưỡng hỗ trợ thì có khả năng đảo chiều từ xu hướng giảm sang tăng.
  • Kháng cự và hỗ trợ ở trên khung thời gian lớn hơn thì có sức mạnh, có giá trị cứng hơn khung thời gian nhỏ.
  • Kháng cự và hỗ trợ chuyển đổi cho nhau: một ngưỡng kháng cự sau khi bị phá vỡ có thể thành ngưỡng hỗ trợ và ngược lại ngưỡng hỗ trợ sau khi bị phá vỡ trở thành ngưỡng kháng cự.
  • Mọi ngưỡng kháng cự hỗ trợ đều có thể bị phá vỡ. Kháng cự và hỗ trợ sinh ra là để kiểm tra tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư ở hiện tại về tương lai. Nên việc kháng cự và hỗ trợ có thể bị phá vỡ hay không phụ thuộc vào tâm lý và cung cầu của thị trường.

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ
Kháng cự chuyển thành hỗ trợ

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự

Hỗ trợ chuyển thành kháng cự
Hỗ trợ chuyển thành kháng cự

Các loại kháng cự hỗ trợ thường gặp

Kháng cự hỗ trợ Tĩnh (hình thành tại các vùng giá cố định)

  • Được hình thành bởi các vùng giá đỉnh đáy cũ.
  • Được hình thành bởi các mức giá tròn có ý nghĩa quan trong.
  • Được hình thành bởi các mức Fibonacci quan trọng (23.6, 38.2, 50, 61.8…)

Kháng cự hỗ trợ động (thay đổi theo thời gian và giá thị trường)

  • Được hình thành bởi các đường xu hướng (Trendline)
  • Được hình thành bởi các chỉ báo như đường MA, mây Ichimoku, đường Bollinger band…

Để sử dụng hiệu quả vùng cung cầu cũng như kháng cự hỗ trợ ta nên sử dụng kết hợp với các mô hình nến nhật để tăng độ chính xác.

Bài 05: Đường trung bình động MA

MA viết tắt của Moving Average. MA là cách để làm mượt đường giá của đồ thị. Đơn giản hóa hoạt động của giá theo thời gian bằng đồ thị đường.

MA được xác định bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa của N cây nến trong 1 khung giờ nhất định.

Có hai đường MA hay được sử dụng nhất:

  • Đường trung bình động giản đơn – Simple Moving Average (SMA)
  • Đường trung bình động hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA)

Đường trung bình động giản đơn – Simple Moving Average (SMA)

Các cách sử dụng đường trung bình động SMA:

  • C1: Sử dụng SMA để xác định xu hướng thị trường:
    • Đường SMA hướng xuống => Xu hướng đi xuống
    • Đường SMA hướng lên => Xu hướng đi lên
  • C2: Giao dịch sử dụng kết hợp 2 đường SMA10 và SMA20:
    • Thị trường đi lên SMA10 nằm trên SMA20
    • Thị trường đi xuống SMA10 nằm dưới SMA20
    • Xem xét mua khi đường SMA10 cắt lên trên đường SMA20
    • Xem xét bán khi đường SMA10 cắt xuống đường SMA20
  • C3: Giao dịch sử dụng kết hợp 2 đường SMA13 và SMA34 => Nhiều người đánh giá chính xác hơn so cặp SMA10 và SMA20.
  • SMA hay sử dụng với khung dài như tuần, 1 ngày, 4 giờ và thấp nhất 1 giờ.

Đường trung bình động hàm mũ – Exponential Moving Average (EMA)

EMA là viết tắt của Exponential Moving Average. Cũng giống như SMA, EMA cũng là một cách để làm mượt đường giá bằng đồ thị đường

EMA đặt trọng tâm vào dữ liệu giá mới nhất, gần đây nhất. Do đó EMA phản ứng nhanh với giá.

Cách sử dụng EMA:

  • EMA50 thường được sử dụng làm đường hỗ trợ và kháng cự động.
  • Sử dụng kết hợp EMA10 và EMA20 để tạo thành vùng kháng cự và hỗ trợ.
  • EMA thường sử dụng khung thời gian ngắn như 15 phút hay 30 phút.

So sánh giữa SMA và EMA

Ưu điểm:

  • SMA hiển thị đồ thị mềm hơn, giúp tránh những tín hiệu sai
  • EMA phản ứng nhanh và thể hiện được biến động gần nhất của giá.

Nhược điểm:

  • Phản ứng chậm dẫn đến phát hiện tín hiệu mua bán chậm
  • Dễ đem lại những tín hiệu sai do biến động nhanh (Dễ bị cá mập làm nhiễu tín hiệu)

Nên sử dụng đường SMA hay EMA

  • Nếu bạn cần một đường MA có thể nhanh chóng phản ứng với giá thì một đường EMA ngắn kỳ sẽ phù hợp nhất.
  • Nếu bạn cần một đường trung bình mềm mại hơn và ít nhạy cảm hơn với giá thì một đường SMA dài kỳ là lựa chọn phù hợp. SMA có thể làm tốt trên những khung dài kỳ.

Tùy vào mỗi người và thử nghiệm nhiều cho từng biểu đồ để chọn SMA, EMA nào phù hợp.

Bài 06: Công cụ Bollinger Band

Bollinger Band được phát triển bởi John Bollinger vào năm 1983. Là một công cụ hiệu quả để đo lường sự biến động giá.

Công cụ này xác định rằng giá chỉ nằm trong một vùng cố định, rất khó vượt khỏi vùng đó.

Đặc điểm của Bollinger Band:

  • Gồm đường trục giữa là đường SMA (SMA20)
  • Đường Band trên tính bằng trục giữa + 2 lần độ lệch chuẩn.
  • Đường Band dưới tính bằng trục giữa – 2 lần độ lệch chuẩn.

Cách giao dịch với Bollinger Band:

  • Đường Band trên coi là đường kháng cự, đường Band dưới coi là hỗ trợ.
    • Giá dưới Band dưới => Mua vào
    • Giá trên Band trên => Bán ra
  • Đường trục giữa được coi là đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Hiệu ứng thắt cổ chai:
    • Khoảng cách giữa đường Band trên và đường Band dưới nhỏ => Đoạn thắt cổ chai => Chính là giai đoạn tích lũy.
    • Khi qua đoạn thắt cổ chai, sau đó band mở rộng thì hoặc tăng rất mạnh hoặc giảm rất mạnh.

Bài 07: Đường Parabolic SAR

SAR: Stop and Reverse. Được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. Đây là một công cụ dùng để dự đoán sự kết thúc của một xu hướng. Nó giúp xác định tín hiệu tốt để mua vào và tín hiệu tốt để bán ra chốt lời.

Sử dụng SAR:

  • Dấu chấm dưới đường giá => Xu hướng tăng.
  • Khi dấu chấm chạm vào được giá và xuất hiện dấu chấm ở trên => Xu hướng tăng kết thúc.
  • Khi dấu chấm nằm trên => Báo hiệu xu hướng giảm. Nếu chạm đường giá thì báo hiệu xu hướng giảm kết thúc.

Mua bán với SAR:

  • Khi các điểm SAR bắt đầu xuất hiện bên dưới => Xem xét mua vào
  • Khi các điểm SAR bắt đầu xuất hiện trên => Xem xét để bán ra.
  • Quy tắc ba điểm: Không mua/ban ở điểm SAR đầu tiên mà thường chờ đến đủ 3 điểm => Đúng cao với với chứng khoán và Forex
  • Quy tắc 1, 2 điểm: Trong thị trường Crypto tốc độ tăng/giảm rất nhanh, nếu có 1 chấm xuất hiện mà có dấu hiệu khác thì phải thực hiện giao dịch ngay.

Bài 08: Chỉ số sức mạnh tương đối RSI

RSI là viết tắt của Relative Strength Index. Được phát triển bởi J.Welles Wilder Jr và làm sách xuất bản năm 1978.

Là bộ dao động cho biết khi nào thì thị trường ở giai đoạn quá mua, quá bán. Nó cũng là công cụ xác định tín hiệu tốt để mua vào và tín hiệu tốt để bán ra chốt lời.

Cách sử dụng RSI:

  • Xác định thay đổi xu hướng khi RSI cắt đường 50
  • Vùng quá mua:
    • Khi RSI trên 70 => Vào vùng quá mua => Chuẩn bị xem xét để bán.
    • RSI càng về gần 100 thì khả năng đảo chiều rất cao. Nếu RSI mà trên 90 thì xác định là bán luôn.
  • Vùng quá bán:
    • Vùng RSI dưới 30 => Vào vùng quá bán => Xem xét để mua vào. Cần xem thêm xu hướng giá, xem có vùng hỗ trợ nào ko, xem tín hiệu nến đảo chiều.
    • RSI càng gần về 0 thì khả năng đảo chiều càng cao. Nếu RSI mà dưới 10 thì xác định mua luôn.
  • RSI phân kỳ => Khả năng đảo chiều cực cao.

Bài 09: Chỉ số Trung bình động Phân kỳ hội tụ MACD

MACD: Moving Average Convergence/Divergence, được tạo ra bởi Gerald Appel vào năm 1970s.

MACD là bộ dao động dùng để xác định điểm mua bán ở những vùng giá tốt dựa vào tính chất của tâm lý thị trường.

MACD được tạo bởi:

  • MACD = EMA(12) – EMA(26)
  • Signal = EMA(9) của MACD
  • Histogram = MACD – Signal
  • Số 12, 26 và 9: 12 – 2 tuần, 26 – 1 tháng và 9 – 1.5 tuần.

Nhược điểm MACD:

  • Đưa ra tín hiệu trễ
  • Gồm những nhược điểm của EMA (Quá nhạy cảm với giá)

=> MACD được dùng tốt hơn ở các khung thời gian dài hạn.

Các cách sử dụng MACD:

  • Đường MACD cắt qua trục 0 báo hiệu xu hướng thay đổi.
  • Giao dịch với MACD:
    • Đường MACD cắt lên đường Signal => Tín hiệu mua.
    • Đường MACD cắt xuống đường Signal => Tín hiệu bán.
  • MACD phân kỳ thì khả năng đảo chiều cực cao. Trên thực tế MACD phân kỳ rất hiếm gặp, nhất là thị trường Crypto.
  • MACD Histogram:
    • Giải quyết nhược điểm trể của MACD và Signal.
    • MACD Histogram phân kỳ

Bài 10: Sử dụng công cụ chỉ báo Stochastic

Stochastic được phát triển bởi George Lane. Là công cụ xác định vùng giá tốt để mua bán và xác định xu hướng tiếp theo khi giá đi vào vùng quá mua, quá bán.

Có 03 loại Stochastic chính:

  • Fast Stochastic Oscillator
  • Slow Stochastic Oscillator
  • Full Stochastic Oscillator

Cách sử dụng:

  • Xác định xu hướng:
    • Đường %K nằm trên đường %D, hướng đi thẳng lên mà cách nhau => Xu hướng tăng.
    • Đường %K nằm dưới đường %D, hướng đi thẳng xuống mà cách nhau => Xu hướng giảm
  • Tín hiệu mua bán:
    • Mua khi %K cắt lên %D
    • Bán khi %K cắt xuống %D
  • Vùng quá mua/Quá bán:
    • Khi chỉ số đi vào vùng quá mua (Trên 80) => Giá còn có thể tăng mạnh nữa.
    • Khi chỉ số đi vào vùng quá bán (Dưới 20) => Tức là đà bán đang mạnh, báo rằng giá còn đà đi xuống nữa.
    • Không nên mua bán ngay ở vùng Quá mua/Quá bán, mà nên chờ thêm khi chỉ số cắt nhau ở dưới 80 hoặc trên 30.
  • Stochastic phân kỳ => Nghiên cứu để bán ở đỉnh Stochastic sau.
  • Đúng với hầu hết khung thời gian.

Bài 11: Hướng dẫn sử dụng công cụ chỉ báo Ichimoku Cloud

Ichimoku Cloud còn gọi Ichimoku Kinko Hyo, do nhà báo Goichi Hosoda phát triển vào những năm 1930s.

  • Ichimoku: Một cái nhìn
  • Kinko = Balance (Cân bằng)
  • Hyo = Chart (Đồ thị)

Công cụ giúp:

  • Có một cái nhìn tổng thể về xu hướng giá trên thị trường.
  • Giúp xác định các điểm hỗ trợ, kháng cự, xu hướng trendline, độ mạnh yếu của xu hướng.
  • Tìm ra các điểm giao dịch tốt.

Cấu tạo của Ichimoku Cloud:

  • TenkanSen = Conversion Line
  • KijunSen = BaseLine
  • Senkou Span = Leading Span
  • Chikou Span = Lagging Span
  • Kumo = Cloude (Mây)

Cách tính các thành phần Ichimoku Cloud:

  • Tenkan Sen = (Highest + Lowest)/2 – Tính trong 9 chu kỳ gần nhất
  • Kijun Sen = (Highest + Lowest)/2 – Tính trong 26chu kỳ gần nhất
  • Chikou Span = Dời giá đóng cửa hiện tại trở lại quá khứ 26 chu kỳ.
  • Senkou Span A = (Tenkan Sen + Kijun Sen)/2 dời lên trước 26 chu kỳ ở tương lai.
  • Senkou Span B = (Highest + Lowest)/2 Tính trong 52 chu kỳ gần nhất và dời lên trước 26 chu kỳ ở tương lai.

Ứng dụng của Ichimoku Cloud:

  • Kháng cự/Hỗ trợ:
    • Đường Tenkan, Kijun, Cloud: Đóng vai trò là Kháng cự / Hỗ trợ. Tùy thuộc vào vị trí đường giá mà các đường trên là kháng cự hay hỗ trợ.
    • Mức độ mạnh tăng theo thứ tự: Đường Tenkan -> Đường Kijun -> Cloude.
  • Xác định xu hướng:
    • Xu hướng theo màu của mây:
      • Mây xanh xu hướng đi lên
      • Mây đỏ thể hiện xu hướng đi xuống
    • Cần quan sát vị trí:
      • Đường giá (Đóng cửa) với Cloude
      • Chikou Span với Cloude
      • Xu hướng mạnh yếu: Đường giá với Tenkan và Cloud
        • Xu hướng tăng mạnh: Mây xanh + Đường giá trên mây + Chikou trên mây
        • Xu hướng tăng cực kỳ mạnh: Mây xanh + Đường giá trên mây + Chikou trên mây + Đường giá nằm trên Tenkan
        • Xu hướng giảm mạnh: Mây đỏ + Đường giá dưới mây + Chikou dưới mây
        • Xu hướng giảm cực mạnh: Mây đỏ + Đường giá dưới mây + Chikou dưới mây + Đường giá nằm dưới Tenkan.
  • Giao dịch với Ichimoku Cloud:
    • Cần quan sát vị trí điểm giao cắt của Tenkan và Kijun
    • Vị trí của Chikou, Đường giá, Điểm giao cắt so với Cloud.
    • Chỉ quan tâm tới tín hiệu Mua/Bán mức Mạnh và Trung Bình, mức Yếu thì bỏ qua.
    • Tín hiệu mua:
      • Tín hiệu mua mạnh:
        • Tenkan cắt lên trên Kijun
        • Điểm giao cắt nằm phía trên Cloud
        • Tại điểm giao cắt Chikou nằm phía trên Cloud
        • Tại điểm giao cắt Đường giá Price nằm phía trên Cloud
      • Tín hiệu mua trung bình:
        • Tenkan cắt lên trên Kijun
        • Điểm giao cắt nằm phía trong Cloud
        • Tại điểm giao cắt Chikou nằm phía trên Cloud
        • Tại điểm giao cắt Đường giá Price nằm phía trên Cloud
    • Tín hiệu bán:
      • Tín hiệu bán mạnh:
        • Tenkan cắt xuống dưới Kijun
        • Điểm giao cắt nằm phía dưới Cloud
        • Tại điểm giao cắt Chikou nằm phía dưới Cloud
        • Tại điểm giao cắt Đường giá Price nằm phía dưới Cloud
      • Tín hiệu bán trung bình:
        • Tenkan cắt xuống dưới Kijun
        • Điểm giao cắt nằm trong Cloud
        • Tại điểm giao cắt Chikou nằm trong hoặc phía trênCloud
        • Tại điểm giao cắt Đường giá Price nằm trong hoặc phía trên Cloud

Bài 12: Biểu đồ Volume

Volume là số cổ phần của cổ phiếu, coin token được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (phút, giờ, ngày, tháng…). Nó thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến loại coin hay cổ phiếu đó.

Tính chất của Volume:

  • Volume cao cũng có nghĩa là thị trường đó đang được giao dịch một cách tích cực và có thanh khoản cao.
  • Volume thấp thể hiện thị trường chưa ổn định, kém thanh khoản. Có thể là hiểu hiện cho thị trường đang sideway.

Ứng dụng của biểu đồ Volume:

  • Xác định sự mạnh hay yếu của xu hướng:
    • Volume tăng: Thể hiện nhà đầu tư quan tâm thị trường
      • Giá tăng: Giá khả năng cao sẽ tiếp tục tăng
      • Giá giảm: Giá khả năng cao sẽ tiếp tục giảm
    • Volume giảm: Thể hiện nhà đầu tư ít quan tâm tới thị trường
      • Giá tăng: Sẽ bớt tăng. Có xu hương quay đầu
      • Giá giảm: Giá sẽ có xu hướng giảm hoặc tăng (Cần thêm yếu tố thứ 3)
  • Bắt đáy đỉnh với Volume:
    • Khi Volume đạt đến đỉnh hoặc đáy thì khả năng giá cũng là đỉnh hoặc đáy.
    • Vì nhà đầu tư đã bơm hoặc xả quá mạnh, không muốn bơm xả nữa.
  • Xác định Hỗ trợ/Kháng cự bị phá vỡ:
    • Áp dụng thêm biểu đồ nến, thường là nến Marubozu. Nhiều khi do Cá mập xả tạo nến Marubozu để làm nhiểu phân tích.
    • Nếu giá sau khị phá vợ mà volume sau đó tăng thì xác định Hỗ trợ/Kháng cự đã bị phá.

Cách giao dịch với Volume:

  • Thường xuyên quan sát Volume để xác định độ mạnh yếu của Trend.
  • Áp dụng Volume để mua được ở giá càng gần đáy càng tốt
  • Bán ra khi vùng hỗ trợ bị phá vỡ
  • Mua vào khi vùng kháng cự bị phá vỡ

Bài 13: Công cụ Fibonacci Retracement

Fibonacci là dãy số huyền thoại 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, … Do nhà toán học Leonardo Pisano Bogollo thế kỷ 13th. Mỗi số trong dãy có tỉ lệ 61.8% của số tiếp theo và 38.2% của số tiếp theo nữa, và 23.6% tiếp nữa. Tỉ lệ Fibonacci có ở mọi nơi.

Fibonacci retracement levels: 76.4, 61.8, 38.2, 23.6

Ứng dụng của tỉ lệ Fibonacci trong trade:

  • Tại sao? Nó thể hiện tâm lý tiêu dùng của con người. Giả sử 1 người có 100$ trong ví, anh ta muốn tiêu tiền. Theo tâm lý học, khi tiêu hết 50% (50$) sẽ tiêu chậm lại, hết 78.4% (78.4$) sẽ lại chậm hơn nữa vì sắp hết tiền, chỉ còn 23.6$
  • Trong trading cũng vậy, nếu xu hướng giảm, khi giảm theo tỉ lệ trên thì giá có xu hướng giảm chậm lại và có thể quay đầu.

Giao dịch với Fibonacci:

  • Ăn sóng hồi với Fibonacci:
    • Vẽ Fibonacci và bắt đáy ở các đường: 0.236; 0.382; 0.5; 0.618; 0.764
    • Đường 0.236 rất dễ hồi về và vượt qua, đường 0.618 rất khó hồi về.
  • Xác định vùng Kháng cự/Hỗ trợ:
    • Số càng nhỏ thì kháng cự, hỗ trợ càng yếu
  • Thực hiện giao dịch:
    • Phải xác định được xu hướng, điểm kết thúc của xu hướng.
    • Vẽ Fibonacci từ đầu xu hướng đến cuối xu hướng
    • Xác định các đường quan trọng: 0.236; 0.382; 0.5; 0.618; 0.764
    • Nếu các đường này trùng với đường kháng cự hỗ trợ thì sẽ tăng độ mạnh của các đường hỗ trợ kháng cự đó

Bài 14: Chỉ số CCI

CCI là viết tắt của Commodity Channel Index (Chỉ số kênh giá hàng hóa) do Donald Lambert phát triển vào năm 1980. Chỉ số được tính dựa vào mức giá trung bình của cây nên so với giá trị SMA của nó.

Công cụ này chủ yếu để xác định giá trị bất thường của giá, qua đó xác nhận tín hiệu mua bán tốt. Thông thường CCI sẽ giao động từ -100 đến 100, nếu ngoài vùng này là giá bất thường.

Ứng dụng của CCI:

  • Xác nhận xu hướng:
    • Chỉ dùng để xác nhận, không nên dùng để xác định.
    • Khi chỉ số cắt lên qua trục 0 => Xác nhận xu hướng tăng
    • Khi chỉ số cắt xuống trục 0 => Xác nhận xu hướng giảm
  • Giao dịch với CCI:
    • Xác định Trend
    • Dựa vào chỉ số CCI với các mức: -100, 0, 100
    • Vùng dưới -100 và trên 100 là vùng Quá bán và Quá mua.
    • Lưu ý quan trọng: Vùng quá mua quá bán có thể không đúng với Trend mạnh.
    • Thường mua khi CCI cắt lên ở -100, chắc chắn hơn thì mua khi CCI cắt qua 0 lên trên. Nếu trend mạnh mà có tin tốt thì CCI từ dưới lên cắt 100 vẫn mua được.
    • Bán khi CCI cắt từ trên xuống qua trục 100, chậm hơn thì CCI cắt xuống qua trục 0.
    • Khi CCI vượt quá 200 và dưới -200 => Chỉ xảy ra khi thị trường bão bùng cực mạnh
      • Chỉ sử dụng khi Trend cực mạnh
      • CCI vượt quá 200 => Suy nghĩ để bán cho dù tin tức tốt kiểu gì đi nữa.
  • Lưu ý khi dùng CCI:
    • Cần lưu ý khi CCI đi vào vùng quá mua, quá bán (Vùng nhạy cảm)
    • Xem xét có tín hiệu đảo chiều từ các công cụ khác.
    • Xem có hỗ trợ kháng cự không
    • Xem có phân kỳ từ các công cụ khác không

Bài 15: Các mô hình giá đảo ngược

Đây là những mô hình giá mà bất cứ Trader nào cũng phải nắm rõ, ngay cả với những trader chuyên nghiệp. Những mô hình giá này thường xuyên lặp đi lặp lại, nó sẽ giúp chúng ta nắm bắt ngay được diễn biến thị trường tại thời điểm đó.

Tất nhiên là bạn đừng mong nó hoàn toàn chính xác như vậy, nó chỉ là một cơ sở để góp phần giúp bạn đưa ra quyết định đặt lệnh của mình.

Mô hình vai đầu vai (Head And Shouder)

Mô hình này có 2 kiểu là Thuận và Ngược. Khi mô hình giá vai đầu vai được hình thành, thì khi giá chạm đường Neck Line này thêm lần nữa, thì khả năng rất cao là nó sẽ tiếp tục bức phá đường Neck Line này và tiếp tục hành trình giá của nó. Vậy thời điểm mà bạn đặt lệnh BUY/SELL chính là lúc nó chạm được Neck Line lần cuối.

Bạn hãy để ý trên 2 mô hình kia có cái đường gọi là Neck Line, đó là đường hỗ trợ hoặc kháng cự (đối với mô hình thuận nó là đường hỗ trợ, mô hình ngược nó là đường kháng cự).

Vai Đầu Vai Thuận

Là giá đang xu hướng tăng sẽ đảo chiều thành xu hướng giảm.

Mô hình Vai Đầu Vai Thuận

Vai Đầu Vai Ngược

Là giá đang xu hướng giảm sẽ đảo chiều thành tăng.

Mô hình Vai Đầu Vai Ngược

Một số ví dụ tham khảo về mô hình vai đầu vai

Một số ví dụ tham khảo về mô hình vai đầu vai

Mô Hình Tam Giác (Triangle)

Mô hình tam giác có 3 loại là : Tam Giác Tăng, Tam Giác Giảm, Tam Giác Cân

Mô Hình Tam Giác (Triangle)

Mô hình tam giác cân

Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng dần, và đỉnh của nó ngày một giảm dần. Thể hiện sự giằng co giữa bên BUY và bên SELL.

Bạn hãy chờ đợi khi giá của nó vượt ngưỡng (là vượt ra khỏi đỉnh tam giác) có thể lên hoặc xuống, thì lúc này bạn sẽ đặt lệnh theo hướng của đường giá đó.

Mô hình tam giác tăng

Là mô hình mà đáy của nó ngày một tăng dần lên, và đỉnh của nó hầu như là đi ngang. Thể hiện lực BUY mạnh hơn lực SELL. Thông thường lúc này giá sẽ tăng, phá ngưỡng mà tiếp tục đi lên.

Mô hình tam giác giảm

Là mô hình mà đỉnh của nó giảm dần và đáy của nó thì hầu như đi ngang. Thể hiện lực SELL mạnh hơn lực BUY. Thông thường giá sẽ giảm, phá ngưỡng mà đi xuống.

Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình Tam Giác

Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình Tam Giác
Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình Tam Giác
Một số ví dụ cụ thể cho Mô Hình Tam Giác

Mô Hình Giá Chữ Nhật

Mô Hình Giá Chữ Nhậ

Mô hình chữ nhật cũng có 2 loại là : Tăng Giá và Giảm Giá

Mô hình này xảy ra khi giá đi ngang (gọi là sideway), giá sẽ giao động giữa 2 đường kháng cự và hỗ trợ, cho đến khi nào có hiện tượng Breakout xảy ra (giá phá ngưỡng) thì lúc này bạn có thể đặt lệnh theo đường giá đó.

Mô Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy

Mô Hình 2 Đỉnh – 2 Đáy

Mô hình này thể hiện một điều là đường giá không thể nào phá ngưỡng. Nó đã chạm ngưỡng lần 1 và bị hồi lại, nó lại tiếp tục cố gắng lần 2, nhưng cuối cùng cũng thất bại và đường giá bị đảo chiều xu thế.

Bạn muốn vào lệnh, thì vẫn phải chờ đợi khi xuất hiện điểm Breakout. Không cần vội vàng hấp tấp.

Ví dụ mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh

Ví dụ mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh
Ví dụ mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh

Mô Hình Giá 3 Đỉnh hoặc 3 Đáy

Mô Hình Giá 3 Đỉnh hoặc 3 Đáy

Mô hình này không khác gì mô hình 2 đỉnh (2 đáy).

Mô hình này chứng tỏ một điều là, bạn không nên vội vã vào lệnh. Nếu bạn gấp gáp vào lệnh từ lúc nó 2 đỉnh là bạn cầm chắc thất bại khi nó lại có 3 đỉnh.

Dù 2 đỉnh/đáy, 3 đỉnh/đáy, hoặc nhiều hơn nữa thì cứ mặt kệ nó, đợi chờ là hạnh phúc, phải xuất hiện điểm Breakout thì mới vào lệnh được. Đôi khi cẩn thận hơn là nên để nó xuất hiện giá nến vượt điểm breakout.

Bài 16: Chỉ số MFI

MFI viết tắt của Money Flow Index, dùng để đo sức mạnh của dòng tiền ra vào thị trường. Có liên quan chặt chẽ với RSI, tuy nhiên RSI liên quan tới mức giá còn MFI thì liên quan tới khối lượng giao dịch.

Công thức tính

  • Giá tượng trưng: Typical Price = (High + Low + Close)/3
  • Dòng tiền: Money Flow = Typical Price * Volume
    • Positive Money Flow khi TypicalPrice(N)>TypicalPrice(N-1)
    • Negative Money Flow khi TypicalPrice(N)<TypicalPrice(N-1)
  • Tỉ lệ dòng tiền: Money Ratio = Positive Money Fl ow / Negative Money Flow
  • Chỉ số dòng tiền: MFI = 100 – 100/(1 + Money Ratio)

Ứng dụng MFI

  • Xác định vùng quá mua, quá bán:
    • IMF >=80: Dòng tiền đổ vào quá nhiều => Vùng xem xét để bán
    • IMF <=20: Dòng tiền ra quá nhiều
  • Phân kỳ: Khả năng xảy ra đảo chiều cao
    • Mức giá thấp hơn mà MFI cao hơn
    • Mức giá cáo hơn mà MFI giảm

Giao dịch với MFI

  • Khi dùng MFI nên dùng với nến ngày cùng lắm là 4h.
  • Khi MFI vào vùng quá mua quá bán:
    • Mua/Bán ngay khi MFI vào quá bán/Quá mua => Cách này không hiệu quả lắm
    • Bán khi MFI từ vùng quá mua cắt xuống đường 80, Mua khi MFI từ vùng quá bán cắt lên trên đường 20
    • Sử dụng thêm các công cụ khác.
  • Sử dụng kết hợp MFI với SMA20:
    • Mua khi SMA20 cắt lên trên đường giá và MFI tăng
    • Bán khi SMA20 cắt xuống đường giá và MFI giảm

Bài 17: Chỉ số trung bình xu hướng ADX – DMI

Thường bạn sử dụng Kháng cự/Hỗ trợ/Trendline để xác định xu hướng. Nhưng trong nhiều trường hợp, công cụ ADX phát huy khá hiệu quả. Với kinh nghiệm của tác giả thì ADX chỉ đúng với khung 1D, các khung khác không nên sử dụng.

Các xác định xu hướng:

  • ADX> 25 => Có xu hướng (Có thể tăng hoặc giảm)
  • ADX <= 25 => Không có xu hướng (Kiểu sideway)
  • Cắt đường 25 => Báo hiệu xu hướng kết thúc

Độ mạnh yếu của xu hướng:

  • ADX càng dốc thì xu hướng càng mạnh
  • ADX cắt 25 đi lên mà nó đi lên luôn thì báo xu hướng mạnh
  • ADX > 50 => Cũng báo hiệu hướng mạnh

Kết hợp ADX với DMI:

  • ADX>25 và DI+ cắt lên DI- => Báo hiệu đó là xu hướng tăng
  • ADX>25 và DI+ cắt xuống DI- => Báo hiệu đó là xu hướng giảm

Giao dịch ADX + DMI hiệu quả:

  • ADX>25 và DI+ cắt lên trên DI- => Mua (Có thể thêm công cụ khác) và nhớ đặt SL.
  • DI+ cắt xuống DI- thì bán nhưng theo cách này thì chậm
  • Nếu bạn thấy ADX >= 50, lập đỉnh và hai đường DI+ và DI- xa nhau và đang có xu hướng lại gần nhau => Thì bạn bán được rồi.

Bài 18: Công cụ Price Action (PA) và hướng dẫn giao dịch với PA

Price Action – Hành động giá viết tắt là PA. Trường phái này thực hiện giao dịch thông qua việc phân tích hành động giá, bởi vì hành vi mua bán trên thị trường sẽ tác động đến giá. Trường phái này chủ yếu phân tích biểu đồ nến kết hợp với ngưỡng kháng cự/hỗ trợ để giao dịch.

Để sử dụng được phương pháp này bạn phải nắm các mô hình nến chính của PA:

  • Pinbar (Pinocchio Bar – Đảo chiều):
    • Pin bar phải là 1 pin bar đẹp: Bóng nến càng dài càng tốt, thân nến và mũi nến càng nhỏ càng tốt, và tốt nhất là ko có mũi nến.
    • Kích thước của cây pin bar: Các bạn có thể só sánh với các cây nến xung quanh để thấy được sự tương quan về kích thước, nếu cây nến quá bé so với cây nến xung quanh thì đó ko phải là 1 pin bar đẹp, và chúng ta ko nên vào lệnh. Kích thước pin bar càng lớn càng tốt.
    • Quan sát cây pin bar có xuất hiện tại các vị trí kháng cự, hỗ trợ nào không.
  • Inside bar (Thị trường tiếp diễn)
  • Pivot
  • CPR (CandleStick Pattern Recognition)

Phương pháp phân tích dựa vào đà của giá là phương pháp tác giả thấy rất hay. Triết lý của phương pháp này:

  • Hãy xem đường giá như là 1 chiếc xe
  • Xu hướng là 1 con đường
  • Kháng cự, hỗ trợ là vật cản
  • Khi đó chúng ta cần biết:
    • Xe sẽ mất đà chạy chậm lại khi gặp vật cản (Momentum lost)
    • Giá cũng như vậy, đường nến sẽ thay đổi kích thước hình dáng trước khi nó chạm kháng cự hỗ trợ.
  • Trường phái này phải nhớ câu: “No price action, no trade” =>Nếu bạn không thấy bất kỳ hành động giá nào thì nhất quyết không được vào lệnh.

Chú ý: Giao dịch của chúng ta phải là giao dịch theo xu hướng trong thị trường có xu hướng, khi xu hướng là xu hướng xuống, chúng ta chỉ sell, tuyệt đối không buy, và xu hướng là xu hướng lên thì tuyệt đối không sell chỉ buy.

Bài 19: Pivot Point

Pivot Point là gì?

Pivot point là một trong những công cụ nổi tiếng được các trader trên thế giới và Việt Nam ưa dùng. Bởi lẽ, sự tính toán các đỉnh đáy ngắn hạn của nó là khá chính xác và trader có thể tận dụng Pivot Point để giao dịch scalping cũng như giao dịch theo xu hướng đều được.

Công cụ Pivot Point bao gồm đường trung tâm và 3 mức kháng cự và 3 mức hỗ trợ quanh giá hiện tại:

  • Đường trung tâm gọi là đường P
  • 3 mức kháng cự chúng ta sẽ gọi là R1, R2 và R3.
  • 3 mức hỗ trợ chúng ta sẽ gọi là S1, S2 và S3.

Cách tính Pivot Point

Pivot Point (PP) = (Giá cao nhất phiên trước + Giá thấp nhất phiên trước + Giá đóng cửa phiên trước)/3

Trong đó, phiên phụ thuộc vào khung thời gian hiện tại:

  • Khung thời gian hiện tại là D1 => Một phiên tương đương với 1 tháng.
  • Khung thời gian là H4 => Một phiên tương đương với 1 tuần

Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính toán như sau:

  • Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên:
    • Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước.
    • Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước.
  • Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
    • Kháng cự 2 (R2) = PP + (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
    • Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (Giá cao nhất phiên trước – Giá thấp nhất phiên trước)
  • Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
    • Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – Giá thấp nhất phiên trước)
    • Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)

Thêm Pivot Point vào biểu đồ

Trên TradingView => Chọn “Pivot Points Standard“, chọn cấu hình như sau:

  • Type: Traditional
  • Tắt R4, R5, S4, S5 => Chỉ cần dùng từ 1 đến 3
  • Các thông số khác giữ nguyên
  • Màu sắc tùy chọn.

Trên MT4, bạn sử dụng công cụ PivotPoints-All.in.one, cấu hình tương tụ.

Một ví dụ về giao dịch sử dụng thuần Pivot Point

Bước 1: Chỉ giao dịch khi phiên London mở cửa

Do chúng ta chỉ sử dụng mỗi công cụ Pivot Point mà không thêm bất kỳ một công cụ nào khác, nên tính thời điểm khá quan trọng. Chúng ta sẽ chỉ phân tích khi vào phiên Âu và phiên Mỹ. Phiên Á không dao động nhiều nên không đánh theo Pivot Point được.

Khung thời gian tốt để trade theo Pivot Point là M15, anh em có thể sử dụng H1 cũng được, không vấn đề gì. M15 lợi thế hơn H1 ở chỗ tìm điểm vào lệnh tối ưu hơn.

Giao dịch trên phiên London và phiên Mỹ
Giao dịch trên phiên London và phiên Mỹ

Bước 2: Đặt lệnh Short sau 15 phút đầu tiên giá nằm dưới đường trung tâm (đường P)

Đặt lệnh Short sau 15 phút đầu tiên giá nằm dưới đường trung tâm (đường P)
Đặt lệnh Short sau 15 phút đầu tiên giá nằm dưới đường trung tâm (đường P)

Sau 15 mở cửa phiên London, nếu giá nằm dưới đường P thì chúng ta Short ngay. Lý do để vào lệnh bắt nguồn từ công thức của đường P. Đường P chính là trung bình cộng của tổng ba mức giá Cao, Thấp và Đóng cửa. Đường P đóng vai trò là đường cân bằng tạm thời giữa hai thế lực Bull và Bear của ngày hôm trước. Nó cũng thể hiện một mức giá mà tại đó người mua và người bán đều chấp nhận, nói cho dễ hiểu là sự cân bằng.

Một khi giá rớt xuống đường P, thị trường cho ta một thông tin rằng nó đã mất cân bằng và phe Bear đang mạnh hơn phe Bull (nỗ lực vượt qua mức cân bằng) và mục tiêu kế tiếp của nó là đường hỗ trợ thứ nhất (S1).

Bước 3: Đặt stoploss và takeprofit

Công cụ Pivot Point có các mức kháng cự và hỗ trợ chính là nơi để chúng ta đặt stoploss và takeprofit hợp lý. Cụ thể:

  • Đặt stoploss tại đường trung tâm (đường P)
  • Đặt takeprofit thứ 1 tại đường hỗ trợ thứ nhất (S1) và đặt takeprofit thứ 2 tại đường S2.
Đặt stoploss và takeprofit
Đặt stoploss và takeprofit

Giao dịch giá sideway với Pivot Point

Cách đơn giản nhất để sử dụng các mức Pivot Point là dùng nó như các vùng hỗ trợ, kháng cự. Cũng như các vùng hỗ trợ và kháng cự khác, giá sẽ liên tục chạm vào các vùng giá hỗ trợ và kháng cự tạo bởi Pivot Point.

Càng nhiều lần giá chạm vào các vùng Pivot Point và xoay chiều thì vùng đó càng mạnh hơn. Ý nghĩa của từ “xoay” – pivot – có nghĩa là chạm vào và đảo chiều.

Nếu bạn thấy rằng vùng Pivot Point có thể được giữ vững thì đó có thể là cơ hội giao dịch cho bạn.

Nếu giá đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Đơn giản như là bạn đang giao dịch với hỗ trợ và kháng cự bình thường thôi. Không có gì khó cả.

Thông thường, hầu hết giao dịch nằm trong biên độ giữa S1 và R1, thỉnh thoảng giá sẽ chạm tới S2 và R2. Còn đối với S3 và R3, hiếm khi chạm vào vùng này.

Giao dịch phá vỡ với Pivot Point

Cũng giống như hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức Pivot Point không phải lúc nào cũng giữ vững.

Sử dụng phương pháp giao dịch khi giá đi ngang với Pivot Point là có thể, nhưng không phải lúc nào cũng được. Nhiều khi các mức Pivot Point không giữ được và bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho việc tìm kiếm lợi thế trong tình hình đó.

Như đã nói trước đó, có 2 cách để giao dịch phá vỡ – breakout – đó là:

  • Kiểu hung hăng (Aggressive)
  • Kiểu dè dặt (Conservative)

Cả 2 cách đều tốt, tuy nhiên cần nhớ rằng nếu bạn chọn cách an toàn, tức là đợi giá thử lại tại các hỗ trợ và kháng cự, bạn có thể sẽ bị mất các biến động mạnh.

Hãy xem ví dụ về EURUSD trên biểu đồ 15 phút bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng Pivot Point.

Ví dụ về EURUSD trên biểu đồ 15 phút bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng Pivot Point
Ví dụ về EURUSD trên biểu đồ 15 phút bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng Pivot Point

Có thể thấy rằng EURUSD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày giao dịch. EURUSD ở cửa ngày với một khoảng trống – gap – nhảy lên Pivot Point. Giá tăng mạnh và dừng lại ở R1.

Sau đó, giá phá R1 và tăng thêm.

Nếu bạn có phương pháp giao dịch hung hăng (aggressive), bạn sẽ bắt được biến động mạnh này và kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu bạn là một người giao dịch an toàn và bạn đợi sự thử lại của giá để vào lệnh thì bạn đã “mất ăn”. Giá không thử lại R1 sau khi phá vỡ. Cả R1 và R2 sau khi phá vỡ đều không được thử lại.

Hãy xem cách EURUSD cố gắng tăng lên R3.

Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo phương pháp hung hăng, bạn có thể đã bắt phải những tín hiệu sai khi giá không thể tiếp tục đi xa hơn sau khi phá vỡ Pivot Point. Nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn sẽ bị dừng lỗ.

Sau đó, bạn có thể thấy giá phá vỡ mạnh. Chú ý là giá đã thử lại vùng kháng cự đã gãy.

Quan sát khi mà giá đảo chiều sau đó và phá vỡ R3, vẫn còn cơ hội để đặt lệnh bán khi giá thử lại vùng kháng cự chuyển thành hỗ trợ (resistance turned suPivot Pointort – turned resistance).

Hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ và yếu tố này giúp bạn vào lệnh an toàn hơn.

Nguồn:

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 105

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén