Price Action là gì? Làm thế nào để giao dịch hiệu quả với Price Action? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ từng bước giúp bạn trả lời các câu hỏi này.
Price Action là một phương pháp luận để tiên đoán thị trường tài chính dựa trên sự phân tích sự chuyển động của giá theo thời gian. Nó được rất nhiều trader nhỏ lẻ, các trader chuyên nghiệp và các quỹ đầu tư sử dụng để dự đoán hướng di chuyển của cổ phiếu và thị trường tài chính. Triết lý của Price Action đó là “Hãy giữ mọi thứ đơn giản”, tránh làm rối chart với các indicator và tránh phân tích quá mức (over analyzing).
Sau tìm hiểu, tôi thấy rằng bài liên quan tới Price Action trên TraderViet khá chi tiết và có thể áp dụng được ngay. Ngoài bài viết còn có các video áp dụng thực tế trên kênh YouTube, vì thế nó rất phù hợp cho những người mới.
Mục này tôi tóm tắt lại nội dung liên quan Price Action để tiện cho việc sử dụng thực tế của các nhân, tránh mất quá nhiều thời gian tìm lại thông tin trong các bài viết của TraderViet. Các bạn cần thông tin chi tiết có thể xem các bài viết hoặc các video của Trader Việt ở các mục bên dưới.
Kiến thức cơ bản
Những mẫu nến Nhật cơ bản
Chi tiết bạn xem tại bài viết: Những mẫu nến Nhật cơ bản
Mô hình nến trong Price Action
Ngoài ra bạn cần biết 03 loại mô hình nến trong Price Action. Các mô hình Price Action quan trọng hay còn gọi là các “trigger”, “setup” hay “signal” cung cấp cho trader những dấu căn cứ xác đáng về sự dịch chuyển tiếp theo của giá. Sau đây là 1 vài mẫu hình PA đơn giản có thể dùng để giao dịch.
Mô hình Pin Bar
Mô hình Pin Bar chỉ bao gồm 1 nến đơn biểu hiện sự từ chối giá và đảo chiều của thị trường. Tín hiệu Pin Bar rất tốt khi thị trường có trend, range bound hoặc có thể được giao dịch ngược trend tại các mức cản và hỗ trợ quan trọng. Mô hình này ngụ ý rằng giá có thể đi ngược hướng mà đuôi nến chỉ vì nó thể hiện sự từ chối của giá và quay đầu.
Mô hình Inside Bar
Mô hình Inside Bar bao gồm 2 nến gồm Inside Bar và 1 nến trước đó, thường được gọi là “mother bar”. Nến inside phải nằm hoàn toàn bên trong high và low của mother bar. Mô hình này thường được dùng để giao dịch breakout trong 1 thị trường có trend nhưng nó cũng được hiểu là 1 tín hiệu đảo chiều nếu hình thành tại 1 mức giá quan trọng.
Mô hình Fakey
Mô hình Fakey bao gồm 1 sự phá vỡ không thành công (false breakout) của mẫu hình inside bar. Nói cách khác nếu mô hình inside bar bị phá vỡ nhưng quay đầu và nến đóng bên trong thân của mother bar hoặc inside bar thì đó là mẫu hình Fakey. Thị trường dường như muốn phá vỡ theo 1 hướng nhưng sau đó quay đầu và di chuyển theo hướng ngược lại. Fakey rất phù hợp khi giao dịch thuận trend, ngược trend hoặc trong vùng giá (range).
Có 04 dạng Fakey Pattern:
- Bearish fakey with pin bar: Cụm gồm ba nến chứa Pin Bar (Xem ảnh dưới). Thường trên biểu đồ ngày xuất hiện mẫu này thường do tay to họ đẩy, thường chỉ tay to họ mới tạo được break mạnh như vây.
- Bullish fakey with pin bar: Cụm gồm ba nến chứa Pin Bar (Xem ảnh dưới)
- Bearish fakey without pin bar: Cụm gồm 4 nến không chứa Pin Bar (Xem ảnh dưới):
- Đặt lệnh SELL STOP tại giá thấp nhất của cụm nến hoặc cách 5 pip
- STOP LOSS tại giá cao nhất của cụm nến hoặc cách 5 pip
- Bullish fakey without pin bar: Cụm gồm 4 nến không chứa Pin Bar (Xem ảnh dưới)
- Đặt lệnh BUY STOP tại giá cao nhất của cụm nến hoặc cách 5 pip
- STOP LOSS tại giá thấp nhất của cụm nến hoặc cách 5 pip
Các dạng breakout (phá vỡ) trong Trading
Nhận biết được dạng phá vỡ sẽ giúp bạn cảm nhận điều gì đang thực sự xảy ra với bức tranh toàn cảnh thị trường. Phá vỡ là quan trọng bởi vì nó chỉ ra sự thay đổi trong cung và cầu của 1 cặp tiền mà bạn giao dịch. Sự thay đổi trong cảm tính này có thể gây biến động mở rộng và đem lại cơ hội tốt cho bạn để kiếm lợi nhuận
Breakout tiếp diễn
Đôi khi, sau những biến động mạnh về 1 hướng, thị trường thường ngừng lại để “nghỉ mệt”. Điều này xảy ra khi phe mua và phe bán tạm dừng để xem xét xem cần làm gì tiếp theo. Kết quả là, bạn sẽ thấy xuất hiện một đoạn giá đi ngang hoặc nén lại.
Nếu người giao dịch quyết định rằng xu hướng trước đó là quyết định đúng, và tiếp tục đẩy giá theo hướng đó, kết quả sẽ xuất hiện một phá vỡ tiếp diễn. Đơn giản hãy xem đó là sự tiếp tục của xu hướng trước đó.
Breakout đảo chiều
Phá vỡ đảo chiều khởi đầu cũng giống như phá vỡ tiếp diễn, tức là sau 1 xu hướng dài, giá dừng lại để nghỉ.
Điểm khác nhau là sau khi dừng lại, người giao dịch quyết định rằng xu hướng đã hết sức và họ đẩy giá đi theo hướng ngược lại xu hướng trước đó. Kết quả là xuất hiện “phá vỡ đảo chiều”.
Breakout thất bại.
Phá vỡ thất bại xuất hiện khi giá phá 1 vùng nhất định (hỗ trợ, kháng cự, mô hình tam giác, đường xu hướng…) nhưng không tiếp tục tăng tốc theo hướng đó. Thay vào đó, bạn sẽ thấy giá bật mạnh phá vỡ rồi quay trở lại vào khu vực trước phá vỡ.
Cách tốt nhất để vào lệnh khi phá vỡ là đợi cho đến khi giá hồi lại vào vùng phá vỡ và xem giá có bật ra trở lại để tạo mức giá cao hoặc thấp mới không (dựa vào hướng mà bạn đang giao dịch)
Một cách khác để chống lại phá vỡ sai là đừng vào lệnh ngay lần phá vỡ đầu tiên. Bắng cách đợi xem giá có đi theo hướng bạn mong muốn không, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để có 1 giao dịch có lợi nhuận. Yếu điểm là bạn có thể mất đi một số cơ hội khi giá đi quá nhanh mà không có hồi lại.
Chiến lược giao dịch với Price Action
GIao dịch với mô hình Price Action
Hãy xem các ví dụ thực tế về giao dịch bằng các mô hình hành động giá.
Chart đầu tiên cho thấy 1 tín hiệu sell fakey giảm giá. Ở ví dụ này, trend đang down từ phía trên bên trái của chart. Tín hiệu fakey sell là phù hợp với trend chính. Giao dịch thuận trend bằng các setup hành động giá luôn có xác xuất thành công lớn hơn.
Chart bên dưới là 1 ví dụ về 1 setup gồm fakey tăng giá kết hợp pin bar trong bối cảnh trend chính đang tăng. Thông thường khi thị trường đang có 1 trend ngắn hạn mạnh thì trader nên giao dịch cùng xu hướng ngắn hạn đó.
Ở ví dụ sau là mô hình inside bar. Chart cho thấy cả 1 mô hình inside bar bình thường và 1 mô hình inside bar kết hợp pin bar (bar inside cũng là pin bar). Mô hình này rất tốt khi thị trường có trend.
Chart cuối cùng là 1 mô hình pin bar. Hãy để ý sự di chuyển rất mạnh của thị trường sau pin bar. pin bar có đuôi khá dài so với các bar khác thì có thể xem là pin bar. Những pin bar có đuôi dài nhô ra so với các vùng giá lân cận như 2 trường hợp sau đều là những cơ hội tốt để giao dịch.
Giao dịch tại nơi mô hình giá hợp lưu
Giao dịch bằng tín hiệu mô hình giá không chỉ dựa vào bản thân các mô hình đó mà còn kết hợp nơi vùng giá mà nó hình thành. Mỗi pin bar, inside bar …. đều không giống nhau. Tùy vào vùng giá mà nó hình thành, trader có thể muốn giao dịch hoặc đứng ngoài.
Tín hiệu hành động giá tốt nhất được hình thành tại các điểm hợp lưu của thị trường. Ở chart bên dưới là 1 ví dụ rõ ràng về pin bar tại nơi hợp lưu. Nó được tạo thành cùng với trend tăng của thị trường tại 1 ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Vì thế đây là vùng hợp lưu của xu hướng và ngưỡng hỗ trợ làm pin bar có giá trị hơn. Càng có nhiều yếu tố hợp lưu hỗ trợ thì tín hiệu càng tốt để giao dịch.
Mô hình giá
Kiến thức chuyên sâu
Pin bar chuyên sâu
Pin Bar là mẫu hình đơn giản nhưng khá mạnh mẽ trong PA. Pin Bar nó cho ta cơ hội vào lệnh đảo chiều rất hiệu quả, nhưng đôi khi chúng ta cũng thấy các Pin Bar thấy bại khá nhiều. Để tăng xác suất thắng cho Pin Bar chúng ta cần phân tích trong ngữ cảnh để thấy ý nghĩa thực sự của nó. Pin Bar đôi khi nó có nhiều ý nghĩa khác nữa:
Pin Bar đôi khi phản ánh chuyển giao xu hướng
Pin Bar đôi khi phản ánh sự chuyển giao giữa xu hướng tăng và xu hướng giảm (Phe Bò và phe Gấu). Bạn xem ảnh dưới thấy, chúng ta sẽ phân tích về Pin Bar (1):
- Là Pin Bar tăng giá, xuất hiện trong 1 xu hướng tăng.
- Đuôi của nó đánh dấu từ chối 1 vùng giá => Trong thời gian giá bị đẩy xuống và sau đó được đẩy nên => Chứng tỏ có phe mua ở dưới đẩy lên
- Nhưng tại sao đây là Pin Bar tăng giá mà giá lại giảm, có thể giải thích như sau:
- Trong xu hướng tăng, trong giai đoạn đi ngang của giá, ở một thời điểm nào đó, thị trường rơi xuống và đã đẩy lên
- Như vậy, trước đó thị trường có thời điểm rơi xuống khỏi range giá => Chứng tỏ trên thị trường các con Gấu đang tập hợp lại, trở lên đông hơn mới đủ sức đạp thị trường rơi xuống => Chứng tỏ sức mạnh phê Gấu đang tăng lên.
- Sau khi đạp cứ nhử mồi đầu tiên, lần đạp giá thứ 2 phe Gấu đã thành công đẩy giá đi xuống.
Pin Bar cũng là dấu hiệu tiếp diễn xu hướng
Chúng ta xem tiếp Pin Bar (2), đây là Pin Bar tăng giá, nhưng Pin Bar này không tạo ra được động lực tăng cho giá mà sau đó thị trường vẫn tiếp tục bị giảm giá. Tại sao lại vậy:
- Trước đó bạn thấy xu hướng giảm rất mạnh với cây nến giảm dài
- Thị trường phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng nên lực bán rất mạnh
- Cây Pin Bar này chỉ như con châu chấu nó cản đường xe lu mà thôi => Nó chỉ đủ sức đẩy giá đi ngang được một lúc.
Lưu ý khi đặt lệnh với Pin Bar để tăng xác xuất thắng
Để giảm thiểu lệnh lỗi với Pin Bar khi đặt lệnh cần chú ý:
- Đặt giá Buy Stop / Sell Stop các xa điểm đỉnh/đáy của Pin Bar một chút khoảng 5 đến 10 pip => Đảm bảo phá vỡ thực sự.
- Chú ý vị trí của Pin Bar: Pin Bar hình thành không nằm ở những vùng quan trọng (Như ảnh dưới):
- Pin Bar hình thành sau khi vùng hỗ trợ đã bị phá vỡ rồi => Tức là phe bán đã chiếm ưu thế hoàn toàn.
- Pin Bar hình thành ở vị trí này không có nhiều ý nghĩa, nó chỉ nói rằng đây là hành động rung lắc “Shake Out” để thị trường loại bỏ những Trader đang theo lệnh SELL => Khi thấy cây Pin Bar này dân SELL sẽ hoảng sợ vì nghĩ rằng thị trường sẽ tăng và họ sẽ thoát cái lệnh SELL của họ.
Inside Bar chuyên sâu
Inside Bar giống như một nhịp nghỉ của thị trường, sau đó có thể tăng hoặc giảm.
Các biến thể của Inside Bar
- Inside Bar có thân nến nhỏ và chiều dài cây nến ngắn:
- Thể hiện sự vân vân của thị trường lớn, độ biến động thu hẹp lại.
- Gặp Inside Bar này thì khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn là ngang nhau.
- Inside Bar có thân nến lớn: Nếu cây nến Mother Bar và Inside Bar cùng màu thì chúng ta đánh thiên hướng là tiếp diễn xu hướng:
- Xu hướng tăng và hai cây nến cùng màu xanh => Kỳ vọng tiếp diễn tăng => Đặt lệnh Buy Stop
- Tương tự với xu hướng giảm và hai cây nến cùng màu đỏ
- Inside bar có chiều dài lớn và thân nến nhỏ: Khi gặp Inside Bar loại này sẽ thiên hướng đảo chiều.
- Inside Bar đôi: Kỳ vọng đánh tiếp diễn xu hướng. Nếu càng nhiều Inside Bar thì kỳ vọng tiếp diễn còn cao hơn nữa, tối đa nên 3 đến 4 inside bar con là được. Nhiều quá thì không nên giao dịch vì lúc đó thị trường trở nên phức tạp diễn biến khó lường.
- Inside Bar lồng nhau: Các cây nên đằng sau nằm trọn trong cây nến trước đó giống như hình tam giác cân. Khi gặp mẫu này thì ta kỳ vọng thị trường tiếp diễn xu hướng trước đó.
- Fakey (Inside bar false-break) pattern: Cũng là một biến thể của Inside Bar.
- Combo Pinbar rồi đến Inside Bar: Tức Mother Bar là 1 Pin Bar sau đó đến Inside Bar. Đánh theo Pin Bar.
- Combo Inside Bar Pin Bar: Tức là Inside bar cũng là Pin Bar. Đánh theo Pin Bar.
Một số mẹo khi giao dịch với Inside Bar
- Trade inside bar tiếp diễn tại vùng giá ít quan trọng
- Trade inside bar đảo chiều tại vùng giá quan trọng
- Inside bar lồng nhau, fakey, pinbar-inside bar combo, inside-pin bar combo mạnh hơn inside bar thường.
- Tránh giao dịch inside bar có nến mẹ lớn, chứa quá nhiều nến con.
- Không trade chặn 2 đầu với inside bar
Fakey Chuyên Sâu
Khi giao dịch với Fakey cần hết sức chú ý:
- Chỉ giao dịch với Fakey khi có trend hoặc đi ngang tại vùng Hỗ trợ/Kháng cự quan trọng. Tránh giao dịch khi thị trường tích lũy trong vùng tam giác.
- Để ý giá đóng cửa như thế nào của cây nến phá vỡ giả so với Inside Bar(Xem ảnh):
- TH1: Giá đóng cửa của cây nến phá vỡ giả trong range của inside bar => Cho thấy lực tăng là đủ mạnh => Ta kỳ vọng giá sẽ tăng => Có thể vào lệnh
- TH2: Giá đóng cửa của cây nến phá vỡ giả vượt trên đỉnh của inside bar => Động lực tăng còn mạnh hơn so TH1 => Có thể vào lệnh
- TH3: Giá đóng cửa của cây nến phá vỡ giả nằm dưới giá thấp nhất của inside bar => Lực tăng còn yếu, vẫn còn khả năng giảm => Không nên giao dịch trường hợp này.
- Fakey chứa nhiều Inside bar sẽ uy lực hơn
- Để ý cây nến mẹ trong Fakey:
- Không nên vào lệnh nếu cây nến mẹ thể hiện xu hướng ngược chiều với Fakey.
- Xem ở ảnh dưới, bạn để ý ảnh dưới là Fakey phá vỡ giả xác định xu hướng đi lên, nhưng nến mẹ lại là Pin Bar giảm giá => Fakey này không đẹp => Không nên giao dịch.
Bí ẩn trong Nến đuôi dài
Nến đuôi dài là những cây nến quan trọng nhất trên biểu đồ, nói ngắn gọn là vậy. Nến đuôi dài cực kỳ quan trọng bởi chúng thường cho chúng ta các gợi ý rất chất lượng về hành động giá tiếp theo của thị trường, hơn hẳn các mẫu hình nến khác. Chúng ta chỉ tập trung vào đuôi nến, đuôi nó phải thật dài, chiếm phần lớn chiều dài của thân nến. Và nó phải thật nổi bật trên biểu đồ mà chúng ta không thể bỏ qua được.
Nến đuôi dài là gì?
Nến đuôi dài, dịch ra tiếng Việt là cây nến có đuôi (hay bóng, bấc, râu, anh em gọi kiểu nào cũng được) dài hơn trông thấy so với thân của nó.
Đuôi nến là dấu hiệu quan trọng, cho chúng ta biết được chuyện gì đang diễn ra trên market. Đuôi nến xuyên thủng 1 vùng giá nào đó chính là dấu hiệu vùng giá đó đã bị từ chối (reject), và khả năng giá sẽ đi theo hướng ngược lại, SỚM THÔI. Một cái đuôi nến xuyên thủng 1 vùng giá cho thấy hoặc là phe mua cực kỳ muốn mua vào tại giá đó, hoặc phe bán cực kỳ muốn bán. Và đó sẽ là các cơ hội vào lệnh cực kỳ tốt.
Như vậy 1 cái đuôi nến cho anh em 2 mẩu thông tin giá trị: 1) giá sẽ đi theo 1 hướng xác định (ngược với hướng đuôi nến), và 2) giá SẮP CHẠY theo hướng đó rồi. Như vậy với Nến đuôi dài, anh em vừa có vị trí vào lệnh và thời điểm vào lệnh, 2 thông tin quý giá của các lệnh thắng đẹp.
Các đuôi nến trên khung thời gian lớn (D1) sẽ có tác dụng cao hơn trên khung thời gian nhỏ, do chúng để lại dấu hiệu hành động của các tay to – Big Boys, là những kẻ có đủ tiền và tiềm lực để làm market dịch chuyển mạnh trong thời gian ngắn. Khi trade với các setup nến đuôi dài, anh em vừa có được winrate cao, vừa có thể đạt được tỷ lệ lời lỗ cực kỳ hấp dẫn, do nến đuôi dài thường dẫn tới các sóng giá bùng nổ của market. Như vậy quá đẹp phải không anh em?
Các loại nến đuôi dài – Pin Bar cổ điển
Cây pin bar cổ điển là cây nến nhiều anh em đã quen thuộc, và TraderViet đã có 1 lớp học dành riêng cho cây nến huyền thoại này. Nó xứng đáng là cây nến đuôi dài đầu tiên được nhắc tên.
Pin bar thường dẫn tới 1 sự đảo chiều rất mạnh, sau khi giá bị từ chối không thể vượt qua được 1 vùng giá nào đó. Pin bar trên các khung thời gian càng cao thì xác suất đi đúng hướng càng lớn, nôm na nó càng quan trọng. Cách vào lệnh thường gặp nhất khi gặp Pin bar là đặt buy stop/sell stop tại mũi Pin bar với dừng lỗ tại đuôi còn lại của Pin bar.
Hai thứ quan trọng mà anh em cần nhớ khi giao dịch pin bar là xu hướng và vị trí của pin bar.
Các loại nến đuôi dài – Pin bar đuôi dài
Pin bar đuôi dài, đúng như cái tên của nó, là Pin bar với cái đuôi thật dài. Pin bar đuôi dài thường hiếm khi xuất hiện, do đó một khi nó xuất hiện thì anh em biết là có cơ hội vào lệnh tuyệt vời rồi đó. Khi thấy Pin bar đuôi dài, khả năng RẤT CAO là giá sẽ đảo chiều xu hướng trước đó. Pin bar đuôi dài thường dẫn tới các sóng đảo chiều rất mạnh, thậm chí tạo ra 1 xu hướng mới.
Anh em hầu như không thể bỏ qua pin bar đuôi dài bởi vì thường nó rất nổi bật, và BẤT KỂ xu hướng trước đó có mạnh thế nào thì nó đều hầu như dẫn tới đảo chiều. Do đó khi gặp pin bar đuôi dài, anh em hoàn toàn có thể đánh đảo chiều xu hướng, chỉ cần chắc chắn nó là pin bar đuôi dài có cái đuôi dài hơn hẳn so với đám nến lân cận.
Cách vào lệnh tốt nhất với pin bar đuôi dài là vào khi mũi của pin bar phá vỡ, tức là đặt buy stop/sell stop tại mũi pin bar. Do cái đuôi của pin bar dạng này rất dài nên đặt stop loss Theo quy tắc thông thường (tại đuôi pin bar) là không hợp lý. Stop loss tốt nhất nên đặt cách vài pip so với mức 50% của cây nến.
Nến đuôi dài – Double Pin Bar
Cái tên đã nói lên hình dạng của nó, Double Pin Bar đơn giản là 2 cây Pin Bar liên tục xuất hiện trên biểu đồ, thường tại 1 vùng hỗ trợkháng cự quan trọng.
Nếu 1 cây pin bar đã cho thấy sức mạnh đảo chiều, thì double pin bar lại càng tăng khả năng đảo chiều hơn. Cụm nến này cho thấy market đã bị từ chối mạnh mẽ, và khả năng đảo chiều cực cao. Quy tắc vào lệnh của double pin bar cũng tương tự như pin bar, và nên chọn cây pin bar dài hơn làm cây nến tín hiệu, tức là đặt lệnh và dừng lỗ dựa trên cây nến này.
Double pin bar xuất hiện tại hỗ trợ rất đẹp, nhưng lệnh này sẽ bị dừng lỗ nếu stop loss đặt quá chặt. Như vậy stop loss rộng hơn bình thường 1 chút sẽ giải quyết vấn đề, tuy nhiên trong phần lớn các trường hợp thì stop loss vài pip cách đuôi pin bar là ổn rồi.
Nến đuôi dài – Nến đuôi dài không phải pin bar
Nến đuôi dài không phải pin bar là các nến có đuôi dài, nhưng nó không thoả mãn các tiêu chí để được gọi là pin bar. Chúng có thể là các nến đuôi dài nhưng có thân nến lớn, hoặc thân nến không nằm hẳn về mũi của nến, như trên.
Điều quan trọng là chúng có 1 cái đuôi dài, và đuôi nến là dấu hiệu quan trọng của market nếu nó xuất hiện tại đúng vị trí, đúng thời điểm. Như vậy khi phát hiện bất kỳ cây nến nào có đuôi dài so với toàn bộ nến, ta cần phải để ý vì nó có thể là setup để vào lệnh.
Chart trên là 1 setup nến đuôi dài khá cổ điển. Đây là 1 cây nến đuôi dài tăng giá hình thành tại 1 vũng hỗ trợ trong xu hướng tăng và dẫn tới 1 sóng tăng mạnh. Rõ ràng nó không phải là 1 pin bar tăng giá bởi vì thân của nó khá lớn so với toàn bộ nến, và bóng trên của nó khá dài (cho thấy lực bán đè xuống). Nhưng bóng dưới vẫn cho thấy lực bán đủ mạnh.
Chart này sẽ cho anh em thấy sự khác biệt giữa nến đuôi dài với pin bar thực thụ. Điểm quan trọng để phân biệt ở đây là tỷ lệ thân nến so với đuôi nến – tỷ lệ này phải nhỏ thì mới được gọi là pin bar. Tuy nhiên các nến này đều là những setup vào lệnh xác suất cao với lợi nhuận tốt.
Có 1 điều anh em cần lưu ý, là các nến đuôi dài không nên dùng để đánh ngược chiều xu hướng, chúng có thể là điểm kết thúc cho các sóng điều chỉnh để anh em vào lệnh thuận xu hướng. Chỉ các pin bar và pin bar đuôi dài mới đủ mạnh để đánh đảo chiều.
Nến đuôi dài – Các dạng nến đuôi dài khác
Các dạng nến này cũng được coi là nến đuôi dài, và cũng là các setup vào lệnh có xác suất cao. Pin bar-inside bar combo bản thân nó là 1 inside bar, nhưng nến mẹ (mother bar) lại có dạng Pin bar. Anh em nhận diện nó từ trái qua phải như cái tên vậy: Pin bar xong tới inside bar.
Inside-pin bar combo bản thân nó cũng là 1 inside bar, nhưng cây nến đằng sau (inside bar) cũng chính là 1 pin bar. Như vậy từ trái qua phải, nó là inside-pin bar.
2 cụm nến trên, anh em dùng quy tắc inside bar để vào lệnh, đó là đặt buy stop/sell stop tại đỉnh/đáy cây nến mẹ, dừng lỗ tại đáy/đỉnh còn lại của nến mẹ.
Fakey-pin bar combo: cái này anh em quen thuộc rồi, nó là Fakey có chứa pin bar đằng sau. Tức pin bar này là phần phá vỡ giả của inside bar đứng trước.
Ví dụ USDCHF D1 :
Setup pin bar-inside bar rất đẹp xuất hiện tại vùng đỉnh cũ —> sell. Setup nến đuôi dài ngay sau đó —> sell
Ví dụ WTIUSD D1
Setup inside-pin bar xuất hiện sau khi market phá vỡ 1 kháng cự quan trọng, anh em có thể buy khi nến mẹ phá vỡ lên trên.
Ví dụ XAUUSD D1:
Setup fakey có chứa pin bar rất đẹp nằm ngay kháng cự trong xu hướng tăng. Anh em để ý các nến inside bar đứng trước pin bar được lồng vào nhau rất đẹp, các setup thế này có xác suất thắng cực cao trên khung thời gian ngày.
Một số chú ý khi giao dịch với Price Action
Phải có kỹ năng đọc được biểu đồ giá
Một thanh nến được tạo thành từ 1 khoảng thời gian nhất định, có 4 giá trị hình thành 1 cây nến (OHLC):
- Open
- High
- Close
- Low
04 giá trị trên sẽ tạo ra 04 mẫu thông tin, và chúng ta sẽ dựa vào 4 mẫu thông tin này để đọc hiểu thị trường, thấy được thị trường đang kể một câu chuyện gì đó cho chúng ta:
- Độ dài nến (Range):
- Độ dài của toàn bộ hành trình mà hành động giá đi qua trong một khoảng thời gian.
- Cho ta thấy mức độ biến động của thị trường trong khoảng thời gian đó.
- Cây nến càng dài độ biến động càng cao, cây nến càng ngắn thì độ biến động càng thấp (Thị trường yên tĩnh)
- Chức năng khá giống với BB
- Thân nến (Body):
- Đó là vị trí (chiến trường) mà phe Gấu và phe Bò đã đánh nhau và kết quả của cuộc chiến đó.
- Thân nến trắng hoặc xanh thì phe Bò thắng, thân nến đỏ hoặc đen thì Gấu thắng.
- Cho biết phe nào đang thắng thế, phe mua hay phe bán và nó cho thấy sức mạnh của cây nến.
- Bóng trên (Upper Shadow):
- Đại diện cho đoạn giá mà thị trường đã tăng lên được nhưng không thể vượt qua được
- Đại diện cho lực bán xuống
- Bóng dưới (Lower Shadow):
- Đại diện cho đoạn giá mà thị trường đã rơi xuống nhưng phe mua đẩy giá đi lên.
- Đại diện cho lực mua
Đọc hiểu:
- Đọc hiểu từng cây nến:
- Đầu tuần ta đọc cây nến tuần W1 trước đó => Đưa ra kỳ vọng hay dự đoán cho tuần này.
- Sau đó phóng về D1 để tìm Price Action.
- Đọc hiểu cụm nhiều nến: Thông qua các thước đo
- Hoàn cảnh thị trường (Market Context):
- Hoàn cảnh thị trường cho cây nến hiện tại sẽ là cây nến trước đó.
- Ví dụ bạn nó cây nến hiện tại dài thì dài so với cái gì, dài so với cây nến trước đó.
- Kiểm tra (Retest):
- Giá sẽ đi tới vùng giá quan trọng nào đó (được xác định trước thông qua kháng cự, hỗ trợ, trendline,…) để thử xem ở mức đó nó có cho phép thị trường đi qua không?
- Nếu không đi qua => Giá bị từ chối => Giá sẽ quay đầu lại
- Đọc hiểu 3 cây nến:
- Sau đó chúng ta kết hợp lại để đọc 3 cây nến.
- Cây nến thứ 3 thường là cây nến xác nhận để có thể vào lệnh sau đó.
- Hoàn cảnh thị trường (Market Context):
Giao dịch bằng biểu đồ New York
Các Broker thường cung cấp hai dạng:
- Biểu đồ giờ New York:
- Trong tuần giao dịch trên khung ngày có 5 cây nến D1
- Biểu đồ giờ GMT:
- Trong tuần giao dịch trên khung ngày có 6 cây nến D1
- Cây nến dư ra là cây nến của ngày Chủ Nhật (Do việc chênh lệch mũi giờ giữa các quốc gia) => Đây là cây nến thừa => Nến thừa không có ý nghĩa trong PA mà có thể còn làm nhiễu phân tích.
Vì thế với Price Action bạn nên sử dụng Biểu đồ giờ New York.
Phải giao dịch trên khung thời gian lớn
Đó là các khung thời gian từ 4h trở nên (H4, D1, W1), tốt nhất nên sử dụng khung D1. H1 cũng có thể sử dụng nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm. Chi tiết xem: Bài 06: Tại sao nên giao dịch Price Action trên khung thời gian lớn?
Tại sao lại phải giao dịch:
- Lọc nhiễu:
- Các khung thời gian lớn giúp lọc nhiễu rất tốt.
- Các khung thời gian càng nhỏ thì các biến động càng ngẫu nhiên => Khó phân tích. Khung D1 thì các biến động nhiễu đã bị loại bỏ, chart đẹp, không còn nhiễu.
- Xu hướng trong khung thời gian D1 khá dài đôi khi kéo dài hàng tháng nên khả năng dính đỉnh đáy thấp.
- Giảm street và tần suất nhìn chart
- Các setup Price Action đáng tin cậy hơn trên khung lớn.
Nên sử dụng kết hợp các khung thời gian để tối ưu điểm vào lệnh
Quy tắc: Luôn tìm setup trên D1 trước rồi mới xem khung thời gian thấp.
Chi tiết xem: Bài 08 – Kết hợp phân tích đa khung thời gian và Price Action sao cho hiệu quả nhất
Sử dụng khung thấp hơn để:
- Tìm cơ hội vào lệnh lần 2:
- Nếu bạn lỡ lệnh ở khung D1, bạn có thể phóng tới khung thời gian thấp hơn như H4, H1 để tìm điểm vào lệnh tiếp theo.
- Xác nhận tín hiệu trên khung lớn:
- Khung D1 chưa chắc chắn, mô hình PA không đẹp => Khi đó khung H4 và H1 sẽ cho ta câu chuyện rõ ràng hơn.
- Tăng lợi nhuận: Tăng tỉ lệ lợi nhuận (Tức TP/SL) lên khá nhiều.
- Nếu vào lệnh trên khung D1 => Tỉ lệ lợi nhuận chỉ là 3R
- Nhưng nều vào lệnh trên khung H4 => Tỉ lệ lợi nhuận lên đến 6R
Tăng xác suất thắng cho các mẫu hình Price Action
– Thuận xu hướng: Mẫu hình thuận xu hướng có xác suất thành công cao hơn.
– Kích thước của mẫu hình Price Action: Mẫu hình có kích thước lớn so với cây nến trước đó thì xác suất thành công cao hơn.
– Thời gian hình thành mẫu Price Action: Thời gian hình thành Price Action lâu hơn thì trọng lượng của nó mạnh hơn.
– Mức giá đã được test chưa? Xem cách test của đuôi nến
Quy Tắc Tối Thượng Của Price Action Trading
- B1: Chọn 1 mẫu hình và MASTER với nó:
- Điểm vào, dừng lỗ
- Mục tiêu, quản lý vốn
- Cách chọn ra 1 mẫu hình đẹp
- B2: Không thay đổi, kiên trì, lặp lại
- Kiên trì và lặp lại
- Không thêm các chỉ báo khác như MA
- Thêm ghi chú giao dịch, chụp hình lại các mẫu hình đã gặp, lý do vào lệnh, ra lệnh
- B3: Tuân theo các quy tắc duy nhất
- Một mẫu hình
- 1 phương pháp
- 1 khung thời gian
- 1 thời điểm vào lệnh
- 1 cách vào lệnh
Nguồn tham khảo
Nguồn từ TraderViet
- Bài 01: Price Action là gì?
- Bài 02: Các mô hình Price Action quan trọng cần nắm
- Bài 03: Chiến thuật hành động giá đảo chiều
- Bài 04: Chiến thuật hành động giá phá vỡ
- Bài 05: Chiến thuật giao dịch fakey (Inside Bar False Break Out)
- Bài 06: Chiến thuật giao dịch phá vỡ giả – false breakout
- Bài 07: Chiến thuật giao dịch kết hợp inside bar và pin bar
- Bài 08: Chiến thuật giao dịch Pin bar
- Bài 09: Chiến thuật giao dịch ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
- Bài 10: Chiến thuật giao dịch inside bar
- Bài 2: Tại sao pin bar lại lợi hại như vậy
- Mở đầu: Cách xác định các vùng giá quan trọng
- Bài 1: Pin bar là gì
- Bài 3: Chiến thuật vào lệnh bằng Pin Bar
- Bài 4: Kế hoạch thoát lệnh theo pin bar
- Bài 5: Xác định “độ thơm” của pin bar
- Bài 6: Bẻ gãy trendline
- Bài 7: Chú ý mô hình Hanging Man
- Bài 8: Lắp ghép hệ thống giao dịch Pin Bar
Bài viết khác:
- Mô hình bẫy giá Fakey – tín hiệu giao dịch uy lực nhất trong phân tích kỹ thuật
- Nến đuôi dài – Tư duy và một vài lưu ý khi giao dịch
- Bài 01 – Cơ Bản Về Price Action và Pin Bar
- Bài 02 – Cách Giao Dịch Với Mô Hình Inside Bar Kinh Điển
- Bài 03 – Fakey – Làm Sao Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận Với Cú Lừa Của Hành Động Giá?
- Bài 04 – Phân tích xu hướng trên biểu đồ trần trụi
- Bài 05 – Biểu đồ giờ New York và Biểu đồ GMT – Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến kết quả giao dịch của bạn
- Bài 06: Tại sao nên giao dịch Price Action trên khung thời gian lớn?
- Bài 07 – Giao dịch Price Action thì bắt đầu từ đâu?
- Bài 08 – Kết hợp phân tích đa khung thời gian và Price Action sao cho hiệu quả nhất
- Bài 09 – Hướng dẫn đọc hành động giá qua từng thanh nến
- Bài 10 – Thực chiến đọc Hành Động Giá qua từng thanh nến
- Bài 11 – Hướng dẫn đọc hành động giá qua cụm nhiều nến
- Bài 12 – Thực chiến đọc hành động giá qua cụm nhiều nến
- Bài 13 – Cách tăng xác suất trade thắng khi giao dịch với Price Action
- Bài 14: Pin Bar chuyên sâu
- Bài 15: Inside Bar Chuyên Sâu
- Bài 16: Mô Hình Inside Bar Chuyên Sâu
- Bài 17: Fakey Chuyên Sâu
- Bài 18: Bí Ẩn Trong Nến Đuôi Dài
- Bài 19: Bí Ẩn Trong Nến Đuôi Dài
- Bài 20: Quy Tắc Duy Nhất – Quy Tắc Tối Thượng Của Price Action Trading