KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư chứng khoán, Kiến thức Đầu tư

Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu – Tổng hợp kiến thức hữu ích và miễn phí từ Hùng Canslim

Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu – Tổng hợp kiến thức hữu ích và miễn phí từ Hùng Canslim

Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu – Tổng hợp kiến thức hữu ích và miễn phí từ Hùng Canslim

Chia sẻ bài viết
5
(100)

Hiện tại do tình hình dịch Covid-19 nên công việc của mình cũng ít hơn, có nhiều thời gian rỗi hơn. Lại thấy trong tháng 4/2020 vừa rồi có quá nhiều tài khoản mới đăng ký: Nhà đầu tư mở mới hơn 32.000 tài khoản chứng khoán. Mặt khác lại cũng thích ngành đầu tư nên quyết định tìm hiểu về thị trường chứng khoán, vì giai đoạn này có thể là cơ hội tốt để bắt đầu. Sau một hồi lục lọi trên mạng để tìm hiểu các tài liệu về chứng khoán cho người mới, thì thấy bộ video của Hùng Canslim, có kiến thức khá phù hợp với người mới như mình nên đã quyết định tìm hiểu.

Sau khi xem hết các video thì mình đã tổng hợp lại phướng pháp đầu tư như dưới, mình đổi thứ tự lại chút cho phù hợp với những người ít thời gian như mình. Các bạn có thể áp dụng thử luôn nếu ngại xem video, nhưng mình khuyên thực sự vẫn nên xem hết. Các bước của phương pháp như sau:

  • B1: Dự đoán xu hướng chung của thị trường, nên vào khi thị trường có xu hướng tăng. Thỉnh thoảng Hùng có chia sẻ về xu hướng, kết hợp xem tin tức và confirm lại trên Chart.
  • B2: Xác định các CP có điểm mua bùng nổ hàng ngày,
    • Dùng AmiBroker hoặc Tool để quét các CP có khối lượng giao dịch lớn trên 130% so bình quân, giá trị giao dịch trên 3 tỷ.
    • Sau đó cần kiểm tra lại CP bằng mắt => Để xác định CP có điểm mua bùng nổ thực sự
      • Trước đó có tích lũy từ 3 – 5 phiên
      • Giá tăng vượt mô hình Mô hình nền phẳng / Mô hình tam giác / Mô hình cốc cầm tay.
      • Kiểm tra thêm chỉ số khác như MA30, RSI
  • B3: Kiểm tra xem CP này có nằm trong 1 trong các nhóm CP sau:
    • CP Canslim: Cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt
      • EPS cao, từ 3K trở lên, càng cao thì càng tốt
      • ROE cao và tăng dần, đặc biệt càng gần đây càng tăng mạnh.
        • ROE >= 17% => Cao
        • Từ 5% đến 17% => Bình thường
        • Dưới 5% => Thấp
      • Lợi nhuận theo các năm đều tăng trưởng và càng ngày càng cao
      • Lợi nhuận theo quý càng ngày càng tăng, đặc biệt quan tâm tới quý có lợi nhuận đợt biến để tham gia CP.
      • Xem tỉ lệ sở hữu CP của cổ đông lớn và lãnh đạo công ty, càng lớn càng tốt => Chứng tỏ CP trôi nỏi ở ngoài ít.
      • Xem thêm về vị thế ngành, xem thực chất lợi nhuận sinh ra có phải do bán hàng hay không hay là do thanh lý tài sản hoặc do các vấn đề bất thường gì đó.
    • CP Gặp Thiên Thời:
      • Dạng CP mà trong một thời điểm nào đấy nó gặp được những thuận lợi của vĩ mô.
      • Vẫn phải kiểm tra lại chỉ số cơ bản để tìm CP tốt nhất trong nhóm cùng ngành gặp Thiên Thời.
    • Còn 2 dòng Dòng CP GameDòng CP chạy theo ngành => Nhận thấy chưa đủ trình nên không tham gia.
  • B4: Thực hiện mua khi thỏa mãn:
    • Thực hiện mua khi KL trên 150% so trung bình.
    • Thời gian mua thực hiện sau 10h sáng.
    • Nhớ lượng tiền phân bổ đều cho mỗi chứng khoán (Nếu tài khoản 100M, thì chia 5 ra, sẽ đầu tư vào 5 mã CK mỗi mã 20M)
  • B5: Quản lý danh mục
    • Nhóm CP tăng giá:
      • Sau khi mua về, giá CP này tăng liên tục có khi trên 9 đến 10%
      • Đây là những CP đang mang lại lợi nhuận cho chúng ta, cần phải giữ lại, đừng có bán.
    • Nhóm CP sideway:
      • Những CP này sau khi mua về thì giá cứ lình xình dao động quanh giá mua trong khoảng 3%
      • Với những CP này cần phải chờ thêm để đánh giá.
    • Nhóm CP giảm giá:
      • Những CP này mua về là bị lỗ trên 3% (Mức khuyến nghị) => Cần phải bán để cắt lỗ.
  • B6: Xác định điểm bán
    • Bán chốt lời: Với những CP đang tăng giá, phải xem xét bán nếu gặp các trường hợp:
      • Có cây nến giảm mạnh mới KL giao dịch lớn.
      • Hoặc có 2 cây nến đỏ dài => Thể hiện tín hiệu xấu.
    • Bán cắt lỗ: Với CP vừa mua xong đã lỗ thì cần phải bán cắt lỗ. Thời điểm cắt lỗ khi:
      • Cây nến hiện tại bị gãy thấp hơn cây nến ngày mua.
      • Hoặc bị lỗ trên 3% (Xem xét thêm các điểm hỗ trợ)
    • Khi bán thực hiện sau 2h chiều.

Bắt đầu đầu tư 100M để thử nghiệm theo phương pháp này và sẽ điều chỉnh dần theo thực tế và kinh nghiệm cá nhân.

—————————————–

Trong quá trình học thì mình tổng hợp lại trong bài viết “Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu” này để mọi người tiện theo dõi nội dung cũng như để mình có thể xem lại về sau.

Phương pháp của Hùng Canslim tập trung vào:

  • Nhận định xu hướng thị trường chung
  • Chọn ngành tiềm năng
  • Chọn CP cơ bản cổ phiếu
  • Chọn điểm ra vào khoa học
  • Phân bổ vốn hợp lý

=> Kết hợp KỸ THUẬT + CƠ BẢN + THÔNG TIN:

  • 50% là PTKT => Xác định tổng lượng giao dịch, tiền vào, tiền ra
  • 30% theo Cơ bản
  • 20% theo Thông tin
  • Phân bổ vốn, quản trị vốn, quy tắc Lợi nhuận/Rủi ro3:1 hoặc 2:1

Mục lục

Bài 01: Chứng khóa cho người mới bắt đầu

Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Chia sẽ kiến thức đầu tư

Đây là bài viết chia sẻ kiến thức cho nhà đầu tư mới khi tham gia thị trường. Trong thời gian vừa qua, số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường vô cùng lớn và có rất nhiều trong số đó chưa có kiến thức cũng như kinh nghiệm để đầu tư.

Bài viết này hy vọng sẽ rút ngắn được cho các anh chị em rút ngắn được thời gian tự mày mò, và tiết kiệm được chi phí thời gian cũng như công sức của anh chị. Và giúp cho anh chị tránh được các sai lầm cơ bản trên thị trường chứng khoán, cũng như tìm được những cơ hội đầu tư hiệu quả

Tại sao không giữ tiền mà phải đầu tư?

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn thấy rằng giá cả tăng lên từng ngày trong khi lương của bạn tăng rất chậm. Vấn đề chính ở đây, đó là do Lạm Phát.

  • Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó
  • Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên 1 đơn vị tiền tệ.
  • Lạm phát ảnh hưởng như thế nào:
    • Xem biểu đồ giá Gạo thô: Năm 2019 giá 11K, năm 2020 giá nên đến 14K => Như vậy cùng 1 số tiền, bạn sẽ mua được ít gạo hơn so với năm ngoái.
    • Giá vàng SJC ngày càng tăng, năm 2019 là 37 triệu/lượng thì đến năm nay phải gần 50 triệu mới mua được 1 lượng => Cùng 1 số tiền, chúng ta mua được ít vàng hơn.
    • Trong các năm trước, giá BĐS ở nhiều khu vực tăng phi mã, nhiều mảnh đất tăng vài lần.
    • Siêu lạm phátZimbabwe Venezuela => Tiền không còn giá trị
      • Có thời điểm phải xếp 1 chồng tiền lớn mới mua được 1 cuộn giấy vệ sinh.
      • Người dân phải chở cả một xe tiền để đổi lấy 1 cái bánh mỳ.
    • Một số bài báo năm 2019: 12 sổ tiết kiệm trị giá căn nhà: Sau 20 năm còn 3 bát phở, bạn đọc sẽ thấy:
      • Gửi tiết kiệm 2 chỉ vàng sau 34 năm còn 0 đồng
      • Gửi tiết kiệm một chỉ vàng, hơn 30 năm sau nhận lại… 20.000 đồng
      • Gửi 1 căn hộ, sau 20 năm nhận… 3 bát phở
      • Gửi tiết kiệm 5 tháng lương, 30 năm chỉ mua được 1 mớ rau
      • Sau gần 30 năm, lãi tiết kiệm không đủ tiền xe lên ngân hàng

Cũng do vấn đề Lạm phát mà người ta luôn tìm cách để gia tăng sức mua của tiền, để chống chọi với lạm phát:

  • Do các vấn đề trên nên mọi người ai cũng muốn tìm cách gia tăng sức mua của tiền, giữ nguyên tiền tức là bạn đang nghèo đi do lạm phát.
  • Xuất hiện nhu cầu ĐẦU TƯ

Các kênh đầu tư phổ biến

  • Gửi tiết kiệm:
    • Ưu điểm:
      • Kênh an toàn, không thua lỗ
      • Sinh lời cố định từ 4 đến 8% năm
    • Rủi ro:
      • Có thể mất lãi nếu rút trước hạn
      • Rủi ro lạm phát, đồng tiền mất giá (Do lãi suất không cao)
      • Rủi ro ngân hàng phá sản nhưng xác suất cực thấp
  • Đầu tư trái phiếu:
    • Ưu điểm:
      • Lợi nhuận ổn định từ 6 đến 10% tùy doanh nghiệp và tùy giai đoạn.
    • Rủi ro:
      • Rủi ro lớn nhất nếu doanh nghiệp phá sản vỡ nợ thì sẽ không trả được cho chúng ta.
  • Đầu tư vàng:
    • Ưu điểm:
      • Vốn đầu tư ít, thời gian đầu tư linh hoạt.
      • Dễ mua bán, thanh khoản cao
      • Về lâu dài thì vàng vẫn là kênh trú ẩn an toàn.
    • Rủi ro:
      • Giá vàng biến động thất thường.
  • Đầu tư Forex
    • Ưu điểm:
      • Lợi nhuận cao, đòn bẩy lớn từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.
      • Vốn đầu từ nhỏ từ 100$ đến 200$.
    • Rủi ro:
      • Rủi ro cực lớn vì dùng đòn bẩy cao.
      • Cần am hiểu thị trường tài chính
  • Quỹ đầu tư:
    • Ưu điểm:
      • Quản lý bởi chuyên gia có kinh nghiệm => Lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp hơn so với việc tự đầu tư.
      • Vốn đầu tư ít
      • Thanh khoản cao
    • Rủi ro:
      • Vẫn có rủi ro bởi vì không phải cứ chuyên gia là đoán đúng được thị trường.
  • Đầu tư bất động sản:
    • Ưu điểm:
      • Mức sinh lời cao từ 8% đến 12%/năm, thậm chí gấp đôi gấp 3 lần.
    • Rủi ro:
      • Nhưng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
      • Thanh khoản thấp, đặc biệt khi thị trường suy giảm
      • Rủi ro đọng vốn nếu thị trường bất lợi
  • Đầu tư chứng khoán:
    • Ưu điểm:
      • Lợi nhuận cao, không cần nhiều vốn.
      • Đâu tư linh hoạt
      • Thanh khoản cao nếu biết lựa chọn cổ phiếu.
    • Rủi ro:
      • Rủi ro thua lỗ khi đầu tư vào các doanh nghiệp kém, hoặc ko có kiến thức.

Đầu tư chứng khoản phải bắt đầu từ đâu?

  • Bước 1: Mở 1 tài khoản và hoàn thiện hồ sơ
    • Phải mở 1 chứng khoán ở một công ty chứng khoán nào đó. Ở Việt Nam có rất nhiều công ty chứng khoán, để an tâm thì cứ chọn công ty chứng khoán ở top 5.
    • Nhiều công ty cho mở tài khoản online, sau đó lên sàn để hoàn thiện hồ sơ.
  • Bước 2: Tải và cài đặt phần mềm giao dịch:
    • Các công ty chứng khoán nào cũng có phần mềm ứng dụng để bạn giao dịch trên điện thoại cũng như trên Web.
  • Bước 3: Hỏi nhân viên tư vấn một số vấn đề trước khi giao dịch.
    • Cách đặt lệnh nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật nhất.
    • Phí giao dịch bao nhiêu
    • Lãi vay margin
    • Xu hướng thị trường hiện tại, đang uptrend hay downtrend, có nên tham gia khay không?
    • Ngành nghề nào nên quan tâm trong giai đoạn này, các mã cổ phiếu nào nên chú ý.
  • Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản
    • Nộp trước 1 khoản nhỏ để xem cách chuyển đã đúng chưa?
    • Rút ra thử để xem tốc độ xử lý thế nào?
    • Nếu đã thấy ổn, thì bắt đầu nộp tiền dành cho chứng khoán và bắt đầu giao dịch.
  • Bước 5: Mua bán
    • Biết cách xem bảng giá chứng khoán, nhìn giá mua, giá bán.
    • Đặt lệnh test thử hệ thống. Trên HOSE mua tối thiểu 10 CP, trên sàn HNX tối thiểu là 100 CP. Thực hiện hủy, sửa lệnh cho thành thạo.
    • Cần nắm chắc cách đặt lệnh mua bán thành thạo, hạn chế tối đa đặt lệnh qua môi giới/công ty vì sẽ bị động, trừ trường hợp có bất thường xảy ra như lỗi không đặt được.
  • Bước 6: Nghiên cứu kiến thức
    • Biết cách xem bảng giá giao dịch
    • Biết cách xem thông tin vĩ mô, kinh tế ngành doanh nghiệp.
    • Biết cách xem một số chỉ số cơ bản của doanh nghiệp như EPS, ROE, P/E, Lợi nhuận, Doanh thu, nợ, cổ tức, vị thế ngành, các dự án chính, tiềm năng trong tương lại,…
    • Một số trang web để bạn theo dõi thông tin dữ liệu:
    • Một số group chứng khoán: Theo dõi các thành viên có nhiều năm kinh nghiệm, xem các bài chia sẻ kiến thức và nhận định của họ trong thời gian dài
    • Cần đọc và theo dõi thông tin gì:
      • Tăng trưởng lợi nhuận
      • Cổ tức
      • Mua bán cổ phiếu của cổ đông lớn
      • Thông tin bất thường ảnh hưởng tới doanh nghiệp: Hưởng lợi vĩ mô, cháy nhà máy,…
      • Ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp
    • Biết cách xem biểu đồ kỹ thuật, sử dụng phần mềm Ami Broker, biết cách dùng vài chỉ báo kỹ thuật nền tảng như MA, MACD, Volume, RSI, Bolinger Band, Ichimoku. Xem phân tích kỹ thuật ở đâu:
      • Trading View
      • Investing
      • Phần mềm AmiBroker: Cài đặt sử dụng phần mềm Ami Broker. Có video hướng dẫn. cách phân tích kỹ thuật.
    • Đọc các cuốn sách mà mọi người khuyến nghị là chất lượng, vì sách quá nhiều, đọc lan man rất tốn thời gian. Đọc sách của những người thành công nhất:
      • Warrent Buffet => Phương pháp mua và giữ dài => Chỉ phù hợp với nhà đầu tư lớn, quỹ lớn
      • Giàu từ chứng khoán => Kể về 5 nhà đầu tư huyền thoại của Mỹ:
        • William J’Oneil là người còn sống và thành công. Ông đưa ra Phương pháp gọi là CANSLIM.
        • Danzanger
        • Minervini
        • Darvas
    • Xem các video trên YouTube, thực ra 70% lượng kiến thức bạn cần có đều ở trên đó hết rùi.
  • Bước 7: Tìm phương pháp riêng cho mình
    • Không có phương pháp nào đúng 100%, không có phương pháp nào mà ai áp dụng cũng thành công. mà phải phù hợp với từng người.
    • Số vốn ít, vị thế không tốt, đừng học theo Warren Buffet, đừng cố nào theo quỹ tỉ đô… Bạn là Mèo, không thể kiếm ăn theo kiểu Hổ Báo, Sư tử; Bạn là Chim sẻ, không thể kiếm ăn theo cách của Đại bàng.
    • Lựa chọn ra phương pháp phù hợp với khả năng, với tính cách của mình, rồi mới đi học chuyên sâu.
  • Bước 8: Trải nghiệm thực tế
    • Lao vào thị trường và trải nghiệm.
    • Kinh nghiệm từ thực tế là quan trọng nhất
    • Dù học được bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu chưa tự trải nghiệm, bạn sẽ chưa tin, chưa thấu hiểu.
Chứng khoán cho người mới bắt đầu - Tin tức về chứng khoán
Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Tin tức về chứng khoán
Chứng khoán cho người mới bắt đầu - Các chỉ số của Chứng khoán
Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Các chỉ số của Chứng khoán

Kinh nghiệm giao dịch

Các sai lầm cần tránh khi đầu tư

  • Không nên chơi cổ phiếu penny đánh bạc, CP móc cống trà đá.
    • Bạn phải đặt câu hỏi tại sao giá CP lại rẻ như vậy, rẻ do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, làm ăn bết bát hoặc sắp phá sản. Mọi thứ phản ánh vào giá, nếu công ty tốt, nhà đầu tư tranh nhau mua thì không thể giá của CP lại rẻ thế được.
    • Nếu ai chơi thắng CP này giai đoạn đầu thì làm cho tư duy sai hẳn, sau này khó có thể quay về tư duy chuẩn.
  • Không nên All-In vào 1 mã CP
  • Không nên đu mua CP đã tăng giá liên tục
  • Khi đã lỗ, không nên mua bình quân giá giảm.
  • Không nên có tư tưởng BẮT ĐÁY. Mà nên chờ CP sau khi lao xuống dốc, bắt đầu dừng lại sideway ở một khoảng thời gian nào đó, khi bắt đầu quay đầu lên thì ta mua.
  • Cần có ngưỡng cắt lỗ rõ ràng khi vào lệnh mua.

Một vài kinh nghiệm có ích

  • Luôn hướng tới CP có thanh khoản tốt, giá trị giao dịch bình quân trên 1 tỷ 1 phiên.
  • Luôn chú ý tới ngành CP đang khỏe nhất thị trường hiện tại, chọn ra 3 nhóm ngành tốt nhất hiện tại là đủ, không nên đầu tư lan man.
  • Khi mua bán phải theo dõi đồ thị để ra quyết định tối ưu.
  • Phân bổ vốn đều cho các mã.
  • Khi 1 ai đó khuyên bạn mua CP thì hãy hỏi lại:
    • Doanh nghiệp đó làm ngành nghề gì? Nghề đó hiện tại có tốt không? Hay tương lai của ngành có tiềm năng không?
    • Vị thế DN trong ngành thế nào? Có đứng top đầu hay không? Có lợi thế cạnh tranh gì không?
    • Thị trường của nó thế nào? Các dự án, công trình của nó ra sao?
    • Tương lai có triển vọng gì không?
    • Lúc nào thì mua được? Khi nào thì bán chốt lãi? Lúc nào bán cắt lỗ?
  • Khi trả lời được đa số câu hỏi trên một cách rõ ràng và thuyết phục, thì bạn có thể mua CP và nhớ hành động theo đúng kế hoạch.
  • Đừng để tình trạng ban đầu định mua đầu tư ngắn hạn, nhưng khi “lỗ” lại chuyển sang đầu tư dài hạn.
  • Mức giá cắt lỗ là cái quan trọng nhất phải ghi ra trước khi vào lệnh mua, hãy tuân thủ nó.

Ví dụ cụ thể

Xem video ở thời gian 59 phút 16 giây: https://www.youtube.com/watch?v=1HJRcbM_82k&t=3556

Bài 02: Các phương pháp đầu tư chứng khoán

Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Các phương pháp đầu tư chứng khoán

Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức 14 năm đầu tư chứng khoán thực chiến của Hùng Canslim.

Các phương pháp đầu tư chứng khoán

Phương pháp đầu tư theo thông tin

  • Nghe lời khuyên của bạn bè, người quen, người có kinh nghiệm
  • Nghe theo lời tư vấn của môi giới, của các bài phân tích trên diễn đàn
  • Nghe theo bài phân tích trên báo cafef, ndh,…
  • Nghe theo đội lái, chủ doanh nghiệp, tổ chức lớn, quỹ,…

Phương pháp đầu tư theo CƠ BẢN

Đọc báo cáo tài chính để phân tích về doanh nghiệp:

  • Ngành nghề của doanh nghiệp có triển vọng hay không?
  • Chỉ số cơ bản của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, EPS, ROE, Cổ tức, Nợ,…
  • Vị thế của doanh nghiệp trong nghành như thế nào?
  • Tiềm năng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp
  • Triết lý niềm tin cơ bản của PTCB là: Nếu DN làm ăn tốt (Lợi nhuận ngày càng gia tăng) thì giá CP cũng sẽ gia tăng theo đó.

Trong PTCB chia làm các trường phái:

  • ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ:
    • Hiểu sâu ngành nghề, đặc thù mỗi ngành
    • Định giá chính xác doanh nghiệp (Việc khó). Mỗi nghành nghề cách định giá phải khác nhau, nhiều doanh nghiệp nhân sự là quan trọng để đánh giá rất khó.
    • Kiên nhẫn chờ đợi thị trường gặp vấn đề bất thường, CP bị bán tháo, khiến giá CP thấp hơn 50% giá trị
    • Mua vào và kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi thị trường nhận ra giá trị thật của DN (Xem phim The Big Short).
    • Khi CP về lại giá trị hoặc vượt giá trị, bán CP ra.
  • ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG:
    • Lựa chọn ngành nghề, DN đang có ĐÀ TĂNG TRƯỞNG sẵn
    • Đánh giá triển vọng DN tương lai có tiếp tục TĂNG TRƯỞNG mạnh nữa không?
    • Sẵn sàng MUA LUÔN GIÁ CAO, chờ đợi DN tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.
    • Khi nào ngành nghề/DN chững lại, không còn khả năng tăng trưởng nữa thì BÁN (CTD, VCS, HBC, HSG…)
    • Ví dụ siêu CP một thời VCS => CP tăng 3 năm liên tiếp, đến quý đầu tiên báo không tăng trưởng => Cắm đầu đi xuống.
  • Đầu tư ăn cổ tức
Chứng khoán cho người mới bắt đầu  - Siêu cổ phiếu HBC
Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Siêu cổ phiếu HBC
Chứng khoán cho người mới bắt đầu - Siêu cổ phiếu CTD
Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Siêu cổ phiếu CTD

Đầu tư theo sự kiện

  • Đầu tư theo game sát nhập, thoái vốn, hủy niêm yết, bán cho đối tác chiến lược…
  • Đầu tư theo game vào ETF…
  • Nói chung là xác định được giá sẽ bán cao hơn nhiều so với giá hiện tại, nên mua vào trước, chờ đợi sự kiện đó diễn ra để hưởng lợi chênh lệch.

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là gì?

  • Giá phản ánh tất cả hành động của thị trường:
    • Theo PTKT, giá CP phản ánh tất cả các yếu tố như xu hướng thị trường, môi trường kinh tế chính trị, biến động vĩ mô, vi mô, tâm lý các nhà đầu tư, tin tức, tin đồn, kết quả hoạt động kinh doanh… => Do vậy khi đầu tư không cần quan tâm đến các yếu tố khác, chỉ cần chú trọng vào sự biến động của giá và tìm cách phát hiện ra xu hướng dịch chuyển của giá để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp.
    • Từ nguyên lý của PTKT này, rút ra một hệ quả, đó là: Không dùng các yếu tố cơ bản, tin tức… để định hướng giá CP. Hãy quan tâm đến hành động của giá trên biểu đồ.
    • Nhiều NĐT vì quá tin tưởng vào các nhận định của mình, vào các tin tức mà mình thu thập được, nên kiên quyết giữ CP mặc dù giá CP đó đang trong xu hướng đi nên đã gánh chịu những thua lỗ khá nặng nề.
  • Giá dịch chuyển theo xu hướng
    • Theo nguyên lý này thì một khi xu hướng được hình thành thì xu hướng đó sẽ tiếp tục hơn là việc có thể đảo chiều.
    • Điều này có nghĩa rằng, khi giá CP vào xu hướng tăng thì nó sẽ tiếp tục tăng, và khi xu hướng giảm nó sẽ tiếp tục giảm.
    • Điều này cũng giống như định luật 1 của NEWTON về quán tính: Một vật thường có khuynh hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động của nó cho đến khi có 1 lực tác động đủ lớn để thay đổi xu hướng cũ.
    • Tâm lý của con người cũng vậy, một khi hình thành đức tin thì sẽ tiếp tục theo đức tin đó
  • Quá khứ tự nó sẽ lặp lại
    • Chính bởi điều này cho nên khi giá CP dịch chuyển thường tạo ra các mẫu hình, mô hình, chỉ báo… lặp đi lặp lại trên 1 cơ sở nhất định, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
    • Một số mẫu kinh điển như cốc tay cầm, mô hình nền phẳng… được ứng dụng khá rộng rãi.
    • Ngoài ra các tín hiệu giao cắt của các chỉ báo như: Đường trung bình, MACD, Stochastic, RSI, Ichimoku… cũng được áp dụng khá hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng phân tích kỹ thuật

  • Khi ứng dụng PTKT cho chúng ta khá nhiều cơ hội đầu tư. Giúp chúng ta trả lời được câu hỏi giao dịch CP nào, khi nào giao dịch và giao dịch như thế nào?
  • Tuy nhiên, PTKT không phải là tuyệt đối hoàn hảo. Nó luôn tồn tại các lỗi, các điểm mù riêng. Với đa số các nhà đầu tư thông thường, việc nhận diện được các lỗi này thường rất khó.

Nên đầu tư theo phương pháp nào

  • Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không có phương pháp nào tuyệt đối đúng.
  • Chỉ có phương pháp phù hợp với khả năng và vị thế của từng người.
  • Người vốn lớn, dài khác với người vốn nhỏ, ngắn khác
  • Người thành thạo máy tính khác, người thích tỉ mỉ đọc số liệu khác
  • Người có thời gian bám bảng khác, người bận rộn khác

Cách phân tích của Hùng Canslim

  • Dựa trên kinh nghiệm 13 năm từ năm 2006
  • Dựa trên nền tảng phương pháp Canslim của William J’Oneil, và đọc rất nhiều sách của W. Buffet, Minervini, Peter Lynch, Fisher, Phil town, Adam Khoo…
  • Dựa trên nền tảng tư duy logic toán học, cờ vua, poker quản trị vốn, lý thuyết trò chơi…
  • Kỹ năng lập trình, tự học viết code phân tích kỹ thuật

Phương pháp tổng hợp

  1. Xác định xu hướng thị trường chung (VN-Index) => 70 đến 80% CP đi theo xu hướng thị trường chung.
  2. Xác định ~3-4 ngành, dòng cp tốt nhất trong giai đoạn đó
  3. Xác định list danh sách cổ phiếu sẽ theo dõi khoảng ~20 – 30 mã
    1. Tính cách CP mượt mà, xu hướng giá rõ ràng.
    2. Quá khứ có những giai đoạn tăng mạnh
    3. Cơ bản sẵn tốt hoặc tiềm năng tương lai tốt
    4. Có thông tin hỗ trợ tích cực như mua CP quỹ…

Câu hỏi thường gặp

  1. Sao phương pháp Canslim lại đoán đáy
    1. Nếu chịu khó nghiên cứu sâu thì sẽ thấy phương pháp Canslim là phương pháp xác định đáy và đỉnh có độ tin cậy cao
    2. Tham khảo một số bài nhận định trên F319. Kỹ năng học được nhiều từ chương 7 “Xu hướng thị trường” trong cuốn “Làm giàu từ chứng khoán”.
  2. Tại sao dùng phương pháp Canslim lại nói đến đầu tư giá trị? Sao lại có những điểm mua phục hồi ở đáy CP? Tưởng chỉ chơi khi vượt đỉnh chứ?
  3. CP quá nhiều, làm sao tôi lựa chọn được danh sách ngắn gọn tiềm năng để theo dõi?
    1. Chọn lựa ngành nghề tiềm năng
    2. Chọn lựa CP có danh tiếng, có vị thế tốt trong ngành
    3. Chọn lựa CP có thanh khoản tốt > 1 tỷ 1 phiên
  4. Tôi không có nhiều thời gian, muốn mua CP rồi để dài hạn (Trên 6 tháng) vậy nên chọn ngành nào?
    1. Để giữ dài thì ngành nghề cần phải thiết yếu, lợi nhuận ổn định và tăng trưởng, nhu cầu xã hội lớn, ít biến động theo thời thế, là những doanh nghiệp đầu ngành, thanh khoản tốt, cổ tức đều đặn…
    2. Các ngành như Bảo hiểm, Ngân hàng, Bán lẻ, Điện nước, Công nghệ, Vận tải, Hàng không, Phụ trợ hàng không
  5. PTKT quá phức tạp với người mới như tôi, có công cụ gì để hỗ trợ và hướng dẫn không?

Phân tích một số cổ phiếu thời gian sắp tới

Bài 03: Sử dụng AmiBroker và cách phân tích kỹ thuật

Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Sử dụng AmiBroker và hướng dẫn phân tích kỹ thuật

Hoặc xem thêm video: Hướng dẫn sử dụng AmiBroker

Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt AmiBroker, cài đặt dữ liệu DataFeed của VnDirect. Đồng thời chia sẻ cách PTKT đơn giản hiệu quả. Hướng dẫn viết code đơn giản để có thể lọc ra một vài tiêu chí quan tâm.

Cài đặt phần mềm AmiBroker

Chi tiết cài đặt bạn có thể xem trên trang: http://hungcanslim.com/amibroker/

Các bước cài đặt cụ thể như sau:

  • B1: Cài đặt AmiBroker:
    • B1.1: Tải AmiBroker từ link https://goo.gl/DsyK4q hoặc https://bit.ly/3bws8DO
    • B1.2: Giải nén và cài đặt bình thường. Cài xong không mở AmiBroker ngay.
    • B1.3: Thực hiện copy tệp Brokey.dll vào thư mục cài đặt AmiBroker.
  • B2: Cài đặt Pattern Explorer. Đây là PM tiện ích thôi, có thể không cài cũng được.
    • B2.1: Tải Pattern Explorer từ địa chỉ: https://goo.gl/DsyK4q
    • B2.2: Giải nén rồi mở tệp “Huong dan.doc” để xem hướng dẫn cài đặt và thực hiện cài đặt.
  • B3: Cài đặt DataFeed:
  • B4: Tích hợp Data vào AmiBroker. Bạn phải sử dụng một phần mềm để lấy dữ liệu chứng khoán Việt Nam. Một trong số các phần mềm có thể lựa chọn:
    • Miễn phí:
      • CafeF: Làm thủ công, tay to chút.
      • CoPhieu68: Xem hết phiên thì okie, trong phiên thường chậm. Không mất tiền thì ông này là ổn rồi.
    • Trả phí:
      • Datafeed: Tốt, nhưng bị ngưng với anh em bên ngoài VnDirect từ năm ngoái 2019.
      • DataPro: Tốt, ổn định, giá rẻ, thỉnh thoảng có lỗi ko cập chuẩn, phải soi các bảng mới phát hiện ra. Ưu điểm giá hạt rẻ với gói Silver (tầm 100k/tháng).
      • Fireant: Nuột nhất trong tất cả, giá gói mềm nhất cũng tầm 200k/tháng.
  • B5: Cấu hình lại màu sắc nếu muốn

Thêm một số chỉ báo hay dùng

Sau khi cài đặt xong, hãy thêm một số chỉ báo hay sử dụng trong PTKT:

  • Bollinger Bands (Area)
  • SMA(15), SMA(30)
  • MACD (12, 26, 9): Xác định xu hướng trung hạn:
    • Đường xanh trên đường đỏ => Cỏ mọc trên tức là xu hướng tích cực.
    • Đường xanh dưới đường đỏ => Cỏ mục phía dưới là báo rủi ro có khả năng cao mã CP đang tạo đỉnh.
  • RSI (14): Nhạy hơn sử dụng trong một vài trường hợp bắt đáy.
    • RSI trên vùng 60 tức giá CP rất tích cực => Điều kiện thêm cho điểm bùng nổ.
    • RSI sử dụng để bắt đấy VNINDEX => RSI từ dưới 30 cắt lên đường 30 thì có sóng hồi . Có thể áp dụng cho các CP khác.
    • Được coi là chỉ số bắt đáy tin cậy nhất.
  • Volume + MA(15) cho Volume

Xác định dòng CP

Trước khi thực hiện PTKT, chúng ta cần tìm các CP tiềm năng trước. Các CP thuộc dòng Canslim là CP số 1, được ưu tiên phân tích, nhưng ở VN còn có 1 số dòng khác cũng có thể lợi nhuận lớn, không nên bỏ qua.

Đầu tiên phải lựa chọn được CP, nên chọn các CP thuộc 1 trong 4 dòng CP dưới đây:

  • CP Canslim: CP tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, chỉ số cơ bản tốt => Tự hút được dòng tiền bên ngoài vào. Khi kiểm tra thấy cổ đông nội bộ nắm giữ số lượng CP rất lớn. CP như VCF, VTD, VNM, DHG. CP này giống như người có năng lực thực sự và được thăng cấp dần dần theo thời gian. Đặc điểm của CP Canslim (VCS là một điển hình):
    • EPS trên 3K
    • ROE trên 17%
    • Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, đặc biệt xem quý gần nhất. Nếu quý gần nhất mà lợi nhuận đột biến thì giá rất dễ tăng ngay sau đó. Quan trọng nhất là tăng trưởng EPS của quý gần nhất là quan trọng nhất => Người ta thường ấn tượng với cái gì diễn ra gần nhất.
    • Tổng nợ càng ít càng tốt, nợ ko nên tăng liên tục
    • Sở hữu của cổ đông lớn và ban lãnh đạo
    • Vị thế doanh nghiệp
    • Chi tiết xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=AO6Dt8-tqG8https://www.youtube.com/watch?v=qeCRBK6dF40
  • CP Gặp Thiên Thời: Dạng CP mà trong một thời điểm nào đấy nó gặp được những thuận lợi của vĩ mô. Ví dụ như:
    • Giá dầu tăng thì ngành dầu khí hưởng lợi
    • Giá cao su tăng thì CP dòng cao su cũng tăng theo
    • Những CP được hưởng lợi từ chính sách
  • Dòng CP Game: Được ví như dạng Con ông cháu cha, tức là không có năng lực gì cả nhưng vẫn tăng giá rất nhanh. Bản chất doanh nghiệp đó kém, làm ăn thua lỗ, có những thời điểm giá tăng vùn vụt nhưng hết game thì giá lao dốc rất nhanh. Để tham gia được dòng CP này, đòi hỏi chúng ta phải thực sự hiểu rõ câu chuyện đằng sau của nó, biết được đội lái, đến hẳn doanh nghiệp và có những nguồn thông tin đáng tin cậy. Ví dụ về một số game:
    • Game thoái vốn
    • Game tái cơ cấu
    • Game sát nhập
    • Game vào ETF
  • Dòng CP chạy theo ngành: Cứ thỉnh thoảng tự nhiện bạn lại thấy có một dòng CP ngành náo đó tăng một loạt liên tục trong khi chưa có tin tức gì lợi nhuận, cũng ko có sự kiện gì nhưng nó cứ tăng. Thời gian nhanh, trong vòng 2 đến 3 tuần nên khó bắt đúng thời điểm:
    • Có khi bạn thấy dòng Bank tăng một loạt.
    • Có khi lại thấy dòng Chứng khoán tăng một loạt.
    • cứ tăng vài phiên xong lại lình xình mặc dù những thông tin hỗ trợ của nó chưa ra.

Nhớ rằng bạn chỉ tham gia 04 dòng trên thôi nhé.

Có dòng CP khác gọi là CP Móc Cống. Đây là dòng CP tuyệt đối không nên tham gia, vì theo xác suất về lâu dài bạn sẽ mất tiền với chúng. Dòng CP này có đặc điểm sau:

  • Kết quả kinh doanh lẹt đẹt, lỗ liên tục.
  • Các chỉ số EPS, ROE rất thấp.
  • Thường có giá dưới 5K
  • Thanh khoản rất thấp
  • Tương lai không có triển vọng

Hầu hết mọi người mua dòng CP đều nghĩ:

  • Vì tiền ít nên mua dòng CP này sẽ có được lượng CP nhiều hơn => Đây là suy nghĩ sai lầm, bạn có 20M bạn mua được 2000 CP A và mua 100 CP B, bạn thu được lợi nhuận 10% thì tiền lời vẫn như nhau mà thôi
  • Vì giá thấp nên việc tăng lên gấp 1 vài lần dễ xảy ra hơn

Nhiều người mua dòng CP này đều than phiền là do đen, cứ mỗi khi bán CP đi thì giá nó tăng. Thực sự không phải do bạn đen đâu mà là do bạn bán đi thì giá nó mới tăng. Khi NĐT giữ nhiều CP này, đội lái không làm gì được, nhưng khi NĐT bán đi thì CP chủ yếu nằm trong tay đội lái, vì thế đội lái họ mới có thể đánh lên được.

Xem thêm video sau để hiểu rõ hơn:

Sử dụng PTKT để xác định điểm mua hiệu quả

Sau khi xác định được CP rồi thì ta cần phải trả lời câu hỏi “Mua ở điểm nào?“. Lúc này cần phải sử dụng PTKT để tìm Điểm mua/Điểm bán hợp lý. Chi tiết xem: Xem chi tiết: https://www.youtube.com/watch?v=DHANCzS1b0I&t=2040

Các điểm cần chú ý trong PTKT:

  • Các ngưỡng Kháng cự / Hỗ trợ rất quan trọng trong PTKT.
  • Đường Trend Line hay được sử dụng trong PTKT => Giá vượt Trend Line với KL giao dịch lớn => Xu hướng tăng mạnh.

Điểm mua chuẩn: Là những điểm bùng nổ, thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Phiên đầu tiên có KL tăng vọt
  • Giá vượt qua đường cản chéo vượt qua nền hoặc vượt qua hộp hoặc vượt qua đỉnh.
  • Các chỉ số kỹ thuật khác đẹp như (Yếu tố thêm để confirm lại):
    • RSI trên 60
    • MACD bắt đầu cỏ mọc xanh.

Phân tích tại sao mua tại điểm bùng nổ lại có tỉ lệ thắng cao. Lý do là:

  • KL tăng mạnh thường do tổ chức vào hàng, phải có lý do hay thông tin nào đó tổ chức mới vào hàng.
  • Mà tổ chức thường đầu tư lâu dài => Xu hướng tăng dài.

Điểm bùng nổ nhưng phải kết hợp với CP thuộc trong 4 nhóm ở trên. Đã có lần mua thất bại BCC => Đạt hết các tiêu chí của điểm bùng nổ ở trên nhưng sau đó giá giảm, hàng vừa về phải bán cắt lỗ ngay. Sau đó kiểm tra lại xem sai ở đâu thì thấy:

  • Đây không phải là CP Canslim, EPS chỉ 12K không quá cao và chỉ số không tốt.
  • Nó không có tăng trưởng gì cả.
  • Nó không phải là hàng thiên thời, ngành hàng không có được yếu tố vĩ mô gì cả.
  • Chẳng có game gì cả
  • Cả ngành của nó cũng gì đặc biệt, đơn giản chỉ là phiên phục hồi sau khi giảm sâu.
Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu - Case sai khi mua BCC vào giữa năm 2017
Tìm hiểu về chứng khoán cho người mới bắt đầu – Case sai khi mua BCC vào giữa năm 2017

Quy trình mua bán chuẩn

  • B1: Xét CP có thuộc 1 trong 4 dòng đã nói ở trên không? (Xem phần trên)
  • B2: Mở PTKT để tìm điểm bùng nổ để xác định đúng điểm mua (Xem phần trên)
    • Dùng công cụ để filter những CP có điểm bùng nổ.
    • KL giao dịch bẳng 130% so với trung bình là phải theo dõi rồi.
    • Kiểm tra bằng mắt CP bùng nổ có vượt qua mô hình nào không?
    • Chi tiết hơn về điểm mua chuẩn xem thêm: http://hungcanslim.com/diemmuachuan/
  • B3: Phân bổ vốn hợp lý. Ví dụ có 100M chia làm 5 phần mỗi phần là 20M sẽ mua 1 mã CP.
  • B4: Quản lý danh mục chứng khoán đã đầu tư. Sau khi mua xong, bạn sẽ có 1 danh sách các mã CP, sẽ chia làm 3 nhóm:
    • Nhóm CP tăng giá: Sau khi mua về, giá CP này tăng liên tục trên 9 đến 10% => Đây là những CP đang mang lại lợi nhuận cho chúng ta, cần phải giữ lại, đừng có bán.
    • Nhóm CP sideway: Những CP này sau khi mua về thì giá cứ lình xình dao động quanh giá mua => Với những CP này cần phải chơ thêm, giống như bạn cho nó thêm cơ hội.
    • Nhóm CP giảm giá: Những CP này mua về là bị lỗi trên 3% (Mức khuyến nghị) => Cần phải bán để cắt lỗ.
  • B5: Bán chốt lời hoặc cắt lỗ. Khi bán cũng phải sử dụng PTKT để xác định điểm bán (Chi tiết xem: https://www.youtube.com/watch?v=DHANCzS1b0I&t=6960):
    • Bán chốt lời: Với những CP đang tăng giá, phải xem xét bán nếu gặp các trường hợp:
      • Có cây nến giảm mạnh mới KL giao dịch lớn.
      • Hoặc có 2 cây nến đỏ dài => Thể hiện tín hiệu xấu.
    • Bán cắt lỗ: Với CP mua về mà lỗ thì cần phải bán cắt lỗ. Thời điểm cắt lỗ khi:
      • Cây nến hiện tại bị gãy thấp hơn cây nến ngày mua.
      • Khuyến nghị bán cắt lỗ khi mức lỗ trên 3%.
    • Thời điểm mua bán khuyến nghị:
      • Khi mua nên thực hiện sau 10h sáng.
      • Khi bán nên thực hiện sau 2h chiều.

Hướng dẫn viết code đơn giản để thực hiện sàng lọc CP theo mong muốn

Trên AmiBroker, vào menu Analysic => Fomular Editor, sẽ hiển thị hộp thoại cho phép bạn viết code để filter. Chi tiết xem: https://www.youtube.com/watch?v=DHANCzS1b0I&t=7318

Khi viết code xong nhớ save lại vào 1 file để sẽ dùng sau này. Phần dưới sẽ hướng dẫn bạn viết hai code Filter đơn giản:

Viết code filter các CP hôm nay có điểm bùng nổ

Code filter sẽ bắt đầu bằng dòng “Filter = ” theo sau là biểu thức điều kiện, Trong biểu thức điều kiện có thể dùng:

  • Từ khóa AND, OR,…
  • Các biến có sẵn:
    • C: Giá đóng cửa
    • V: Khối lượng giao dịch
  • Các hàm như:
    • MA: Tính trung bình
    • Ref: Lấy giá trị quá khứ hoặc tương lai
    • có thể dùng từ khóa AND, OR,… và các hàm

Điều kiện để xác định điểm bùng nổ:

  • C>=5 : Chỉ lấy CP có giá trên 5, các CP giá thấp coi CP rác nên bỏ qua.
  • C*V>=3000000 : Các CP có giao dịch trên 3 tỷ (Chú ý đơn vị giá là 1K).
  • V>1.3*MA(V, 15) : KL giao dịch tăng 30% so với trung bình 15 ngày.
  • C>1.01*Ref(C, -1) : Giá phải tăng ít nhất 1% so với phiên trước đó
  • C>=MA(C, 30) : Quan tâm tới CP có giá trên đường MA30 => CP trên MA30 là CP tích cực, đang trong xu hướng Uptrend.

Code sẽ như sau:

Filter = 
    C>=5
    AND C*V>=3000000
    AND V>1.3*MA(V,15)
    AND C>1.01*Ref(C, -1);
 AddColumn(((C - Ref(C, -1))/Ref(C,-1))*100, "% Tang gia");
 AddColumn(C*V, "Gia tri GD");
 AddColumn(C, "Gia today");
 AddSummaryRows(16, 1.2, 5);

Viết code filter các CP đang sideway

Tương tự thì code sẽ như sau:

Filter =
    (HHV(C,15) - LLV(C,20))/LLV(C,20) <= 0.1 AND (HHV(C,10)-LLV(C,10))/LLV(C,10) <=0.05    AND CV>=300000 AND CV < 500000000    AND C>=Ref(C,-1)
    AND MA(V, 30)>=30000
    AND RSI(14)>=40
    AND C>MA(C,30);
 AddColumn(((C - Ref(C,-1))/Ref(C, -1))*100, "% Tang gia"); AddColumn(CV, "Gia tri GD");
 AddColumn(C, "Gia hom nay");
 AddSummaryRows(16, 1.2, 5);

Hướng dẫn lọc CP với các file code ở trên

Trên AmiBroker, vào menu “Analysis => Automatic Analysis…“, chọn các thông số như hình:

  • (1): Đầu tiên chọn file vừa lưu code filter.
  • (2): Chọn symbol, thường “All symbols”. Nếu muốn filter theo ngành thì phải tạo các group chứa các CP từng ngành.
  • (3): Chọn n=1 => Tức là theo dữ liệu ngày hiện tại.
  • (4): Kích nút Explore để bắt đầu xử lý filter.
Chứng khoán cho người mới bắt đầu - Hướng dẫn lọc Cổ phiếu
Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Hướng dẫn lọc Cổ phiếu

Bài 4: Các phương pháp đầu tư có thể kiếm tiền trên thị trường chứng

Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Các phương pháp đầu tư có thể kiếm tiền trên thị trường chứng

Có hai phương pháp đầu tư chính khoán chính:

Tập trung 100%

Phương pháp tiếp cận

Phương pháp này thường phù hợp với nhà đầu tư là tổ chức. Phải tập trung 100% vào cho doanh nghiệp, khi phân tích 1 doanh nghiệp nào đó thì phải phân tích thật sâu:

  • Đọc báo cáo tài chính
  • Đến hàng doanh nghiệp đó để xem quy trình sản xuất ra sản phẩm như thế nào
  • Đến hẳn nơi phân phối để xem sản phẩm đó có bán chạy hay không?
  • Thậm chí đến gặp ban lãnh đạo họ có phải là người ngay thẳng trung thực hay không? Họ có tham vọng để tiếp tục phát triển doanh nghiệp? Chúng ta xem nhân viên nói gì về lãnh đạo, xem khách hàng nói gì về sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Mục đích chính để chúng ta thực sự hiểu về doanh nghiệp, định giá được doanh nghiệp, và sẵn sàng đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp, ít nhất vào 6 tháng, 1 năm thậm chí vài năm. Nếu giá giảm thì tiếp tục mua thêm, vì ta đang tin tưởng vào doanh nghiệp.

Đây là trường phái điển hình của đầu tư giá trị.

Ưu điểm phương pháp

  • Khi chúng ta hiểu rõ về doanh nghiệp, chu trình hoạt động của doanh nghiệp => Chúng ta tin tưởng vào doanh nghiệp, việc định giá về doanh nghiệp cũng sẽ chính xác hơn
  • Mua doanh nghiệp tốt với giá hợp lý, càng giảm càng mua => Đầu tư dài hạn sẽ lãi nhiều (Kiểu như Warrent Buffet).

Nhược điểm của phương pháp

  • Việc phân tích báo cáo tài chính không phải nhà đầu tư mới nào cũng làm được.
  • Không phải ai cũng có điều kiện đến thăm doanh nghiệp, đến nơi phân phối.
  • Khó có thể tiếp cận được ban lãnh đạo, ý kiến nhân viên,…
  • Nhà đầu tư cá nhân rất khó làm được
  • Giá không tăng ngay mà có khi còn giảm, hoặc lình xình rất lâu. Nhưng khi tăng thì tăng rất mạnh. Nhà đầu tư nhỏ lẻ khó mà có thể chờ đợi được lâu như vậy.

Một số kinh nghiệm thực tế: HAG, PNJ

Hùng Canslim đã áp dụng phương pháp đầu từ này để áp dụng một vài mã CP như HAG, PNJ

* HAG: Có bài viết trên F319 khuyến nghị mọi người tất tay vào HAG ở giá quanh 5. Tại sao lại khuyến nghị như vậy:

  • Nắm nhiều và rõ nhiều thông tin về Hoàng Anh Gia Lai
  • Trong thời gian đó khách hàng của Hùng cùng với nhóm khách hàng VIP khác gặp Bầu Đức và sau đó sang Lào, Myanma để xem trực tiếp rừng cao sao, chanh leo, bò, rồi còn trực tiếp lên cửa khẩu biên giới Trung Quốc xem nhà máy giết mổ bò làm như thế nào, có thực sự bán được hàng hay không => Niềm tin HAGL rất cao.
  • Ngoài ra thông tin HAGL tái cơ cấu, bám sát tình hình, tra cứu thông tin nợ…
  • Vì thế kỳ vọng giá từ vùng 5 lên ít nhất giá 10, thậm chí 15, hoặc cao hơn trong lương lai.
  • Nắm giữ CP đó 4 đến 5 tháng mới có lãi, trong khi đó nhiều khách hàng đầu tư theo hỏi => Rất áp lực. Lúc đó hoài nghi:
    • Liệu có phải có thông tin gì mình thực sự chưa biết
    • Có thông tin gì xấu mà họ đang dấu mình
    • Hay phân tích của mình có vấn đề
    • Sau đó có cuối cùng thì cũng có lãi…

* PNJ: Doanh nghiệp PNJ, khi phân tích thấy:

  • Đây là doanh nghiệp đầu ngành
  • Lợi nhuận năm vừa rồi tăng rất mạnh
  • Đặt mục tiêu rất tham vọng
  • Có quen một người bạn làm lãnh đạo bên PNJ, chị này bảo ở PNJ mọi quy trình đều rất chuẩn, có nhân viên cả đời ở PNJ
  • Khách hàng rất thích sản phẩm của PNJ, khi cưới nhiều khách hàng mua trang sức của PNJ

Đã khuyến nghị khách hàng vào PNJ và đã có lợi nhuận rất tốt.

Đánh hoàn toàn theo xác suất

Cách này vô cùng phù hợp với nhà đầu tư cá nhân. Chúng ta sẽ thực hiện việc nghiên cứu thị trường theo các bước:

  • B1: Tìm ra tất cả các CP của các doanh nghiệp tăng dài nhất trong quá khứ. Ví dụ: CVT, VCS (Tăng 10 lần trong 3 năm), DHG, HAX
  • B2: Nghiên cứu tất cả các mã doanh nghiệp này, tìm điểm chung của chúng là gì, tại sao chúng lại tăng giá kinh như vậy để ta tìm các doanh nghiệp tương tự trong tương lai để đầu tư.
    • Tìm hiểu về CVT:
      • EPS trên 12, thậm chí EPS pha loãng trên 5. Theo kinh nghiệm trên 3 là tốt.
      • ROE qua các năm tăng dần và khá cao, trên 30%
      • Lợi nhuận sau thuế ngày càng tăng theo các năm, năm sau cao hơn năm trước, theo quý cũng tăng, đặc biệt quý gần nhất tăng mạnh (Thương 20/1 sẽ ra báo cáo quý 4 năm trước)
      • Ban lãnh đạo vào cổ đông lớn nắm giữ lượng CP rất lớn, trên 70%. Lượng CP trôi nổi trên thị trường ít.
      • Vị thế doanh nghiệp xem trên VnDirect trong mục Hồ sơ doanh nghiệp => Vị thế doanh nghiệp.
    • Tìm hiểu về VCS:
      • EPS trên 11 khá cao
      • ROE tăng mạnh, trên 40%
      • Ban lãnh đạo, cổ đông lớn giữ nhiều CP
      • Vị thế doanh nghiệp tốt
  • B3: Phân tích để xem:
    • Điểm mua nào là hợp lý, tại sao mua ở đó xác suất tăng giá cao
    • Khi mua thì phân bổ thế nào cho hợp lý.
    • Khi bán thì chia ra trường hợp nào cần bán, trường hợp nào theo dõi, trường hợp nào không được bán.

Sau khi phân tích thấy:

  • Chọn doanh nghiệp có cơ bản tốt:
    • Doanh nghiệp có chỉ số cơ bản tốt: EPS cao, REO cao và tăng dần
    • Lợi nhuận theo các năm đều tăng trưởng và càng ngày càng cao
    • Lợi nhuận theo quý càng ngày càng tăng, đặc biệt quan tâm tới quý có lợi nhuận đợt biến để tham gia CP.
    • Xem thêm về vị thế ngành, xem thực chất lợi nhuận sinh ra có phải do bán hàng hay không hay là do thanh lý tài sản hoặc do các vấn đề bất thường gì đó.
  • Chọn điểm mua/bán chuẩn:

Những sai lầm cần tránh trong thị trường chứng khoán

Chứng khoán cho người mới bắt đầu – Những sai lầm cần tránh trên thị trường chứng khoán

Bạn cần tránh những sai lầm sau khi tham gia thị trường Chứng khoán:

  • Cố gắng bắt đáy => Rủi ro rất lớn trong khi lợi nhuận không được nhiều.
  • Mua bình quân giá => Thì trường càng giảm càng mua trung bình giá càng lỗ, và bạn không biết bao giờ thị trường hết downtrend, cực kỳ nguy hiêm khi downtrend dài. Đã gặp nhiều bậc tiền bối có hàng trăm tỷ, cứ mua bình quân giá khi giá xuống => Dẫn đến âm tài khoản, và phải kiếm nghề khác trả nợ.
  • Không thực hiện Stoploss
  • Full Margin và Allin vào một mã.
  • Mua cổ phiếu mốc cống.

Mình cũng là người mới, vì thế mình cũng bắt đầu tìm hiểu Chứng khoán cho người mới bắt đầu, và mình thấy thực sự bộ video này rất hữu ích. Nếu muốn bắt đầu đầu tư bạn hãy đọc hết bài viết này hoặc xem đầy đủ bộ Video của Hùng Canslim. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể giảm thời gian

Tham khảo thêm kiến thức Chứng khoán cho người mới bắt đầu:

Bạn nên xem thêm: 100 videos chứng khoán miễn phí nhưng cực chất của Hùng Canslim

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 100

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén