KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư tiền số, Khóa học hữu ích, Kiến thức Đầu tư

Tổng hợp kiến thức đầu tư Crypto từ GFS Blockchain

Tổng hợp kiến thức đầu tư Crypto từ GFS Group

Tổng hợp kiến thức đầu tư Crypto từ GFS Group

Chia sẻ bài viết
5
(8)

Tổng hợp video kiến thức đầu tư trong thị trường Crypto Currency từ GFS Group. Rất nhiều kiến thức hay và hữu cho cho những người mới. Thông tin về GFS:

Phần kiến thức cho người mới tập trung ở GFS Talk Show, còn GFS Blockchain Insights chỉ dành cho người đã có kiến thức trước rồi.

GFS Talk Show

GFS Talk Show #1: ĐẦU TƯ CRYPTO – KIẾM TIỀN DỄ HAY KHÓ?

GFS Talk Show #1: ĐẦU TƯ CRYPTO – KIẾM TIỀN DỄ HAY KHÓ?

GFS Talk Show #2: Quản lý vốn hiệu quả trong đầu tư Crypto

GFS Talk Show #2: Quản lý vốn hiệu quả trong đầu tư Crypto
  • Nguồn vốn lấy từ đâu?
    • Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi, thực sự nhàn rỗi. Nguồn vốn này phải tách bạch với các nguồn vốn khác.
    • Nếu không có vốn có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi => Sử dụng công sức thời gian để kiếm tiền =>Lấy tiền đó đầu tư lại thị trường.
  • Phân bổ vốn như thế nào?
    • Ở thị trường hiện tại có 10 lĩnh vực hay 10 giỏ để có thể bỏ vào:
      • Cơ sở hạ tầng: Near, Polkadot, Solana,…
      • Oracle: Thực ra coi nó thuộc cơ sở hạ tầng, nhưng nó quá rộng nên tách riêng. Ví dụ: Link, Band, TRB…
      • Sàn giao dịch: Gồm sàn tập trung, sàn phi tập trung và sàn phái sinh
      • Audit
      • Vay và cho vay (Lending and Borrowing)
      • Farming và Staking
      • Bảo hiểm (Insurance)
      • Quản lý tài sản (Asset Management)
      • Stable coins
    • Tùy theo vốn ít hay nhiều mà chọn phân bổ đồng đều hay tập trung vào một số giỏ. Tác giả đang sử dụng chiến thuật 3:3:3:1:
      • Nhóm 1: 30% dành vốn cho những dự án an toàn (Cơ bản tốt, tiềm năng, có sản phẩm rõ ràng, người dùng nhiều, vốn hóa trong khoảng $1B đến $10B) => Mục tiêu để hạn chế rủi rỏ => Có thể hiểu 30% dành cho phòng thủ.
      • Nhóm 2: Dành 30% cho các dự án đã có sản phẩm, đã có người dùng nhưng chưa nhiều, có tiềm năng phát triển trong tương lai. Vốn hóa từ $100M tới $1B.
      • Nhóm 3: Dành 30% cho các dự án mới, dự án theo trend, vốn hóa thấp từ $10M đến $100M, có thể tăng trưởng mạnh nếu nó thành công. Nhưng rủi ro cao hơn vì sản phẩm chưa rõ ràng, lượng khách hàng hơi ít.
      • Nhóm 4: Dành 10% còn lại cho stable coins để chờ những cú dump mạnh của thị trường. Thị trường nhiều khi có cú sập 25%, sau đó hồi 15% đến 20% => Khi hồi 10% đến 15% bắt buộc phải cắt => Chỉ áp dụng với cặp có vốn hóa lớn.
  • Chỉ DCA khi thị trường Sideway hoặc Uptrend, chứ không DCA khi downtrend.
  • Tài sản từ trên $100K nên giữ ở ví cá nhân, nếu tài sản trên $1M thì nên giữ ở ví lạnh.
  • Sau khi đã chốt tiền xong trong 1 nhóm => Có xu hướng chuyển tiền sang con khác để tối ưu => Khi đó phải chuyển vào nhóm ít rủi ro hơn. Bởi vì giữ tiền quan trong hơn kiếm tiền.
  • Loại bỏ tâm lý khó chịu khi cầm USDT.
  • Thông thường chu kỳ thị trường Crypto là 4 năm, tương ứng với chu kỳ Bitcoin Halving => Hiện đã đúng 3 lần rồi => Các bạn cần hiểu rằng thị trường tăng hay giá tăng là do MM họ làm. Thực ra Bitcoin Halving nó không ảnh hưởng tới việc này, nhưng MM sử dụng nó để hợp lý hóa việc tăng giá mà thôi.

GFS Talk Show #3: Quy luật dòng tiền trong đầu tư Crypto

GFS Talk Show #3: Quy luật dòng tiền trong đầu tư Crypto

Quy luật chung của dòng tiền trong thị trường Crypto:

  • GĐ1: Dòng tiền đầu tiên vào Bitcoin
    • MM đầu tiên bơm tiền đẩy giá Bitcoin, ra nhiều tin tốt cho Bitcoin
    • Bitcoin tăng những người trước đây ko tin giờ thi nhau vào mua và đu đỉnh Bitcoin.
    • Nhiều người đang ôm Altcoin thì thấy lượng Bitcoin của mình giảm, trong khi giá Bitcoin tăng => Không chịu được và chuyển sang Altcoin.
  • GĐ2: Dòng tiền chuyển sang Altcoin:
    • MM dùng Bitcoin để mua Altcoin với giá.
    • Lúc này thường
    • Lúc đầu bơm Altcoin vốn hóa lớn để nhiều người biết đến => Sau đó đến Altcoin vốn hóa nhỏ.
    • Lúc này các nhà đầu tư Bitcoin chuyển từ Bitcoin sang Altcoin
  • GĐ3: Chốt tiền sang Bitcoin và Stable coin
    • Liên tục có tin tốt.
    • Lúc này có cú dump rùi có sóng hồi

Làm sao dự đoán được dòng tiền:

  • Hiểu được hiện tại Blockchain đang như thế nào, bài toán nào đang cần giải quyết, sắp tới phát triển mảng gì?
  • Hiểu được cách vận hành của thị trường
  • Quan sát dòng tiền Smart Money (Dòng tiền của Quỹ đầu tư lớn).
  • Khi đẩy ra truyền thông, đám đông => Thận trọng, có thể rút ra
  • Quan sát Bitcoin Dominance và tổng vốn hóa của thị trường
  • Quan sát tình hình kinh tế vĩ mô:
    • Như tin từ FED. Ví dụ hiện nay số tiền in ra nhiều do Covid, trong khi sản xuất đình trệ => Tiền chảy vào thị trường tài chính.
    • FED mà tăng lãi suất, siết chặt dòng tiền => Tiền sẽ ra khỏi thị trường tài chính.
    • Thông tin pháp lý từ các nước.
    • Thông tin Insider từ quỹ lớn.
  • Thông thường dòng tiền thường đẩy đầu tiên vào Native Token => Sau đó đẩy vào con cơ sở hạ tầng => Đến con mới và dự án theo trend GameFi trong nền tảng đó.
  • Hiện tại thì có mảng Audit, Bảo hiểm, Chỉ số tổng hợp, Sàn phái sinh, Farming chưa được đẩy mạnh. Đặc biệt với Bảo hiểm trong ngắn hạn khá phát triển kịp nhưng tương lai là mảnh ghép rất quan trọng trong tài chính => Các dòng này khả năng sẽ được đẩy khi Downtrend.
  • Thời điểm mua vào khi thị trường tích lũy khoảng vài tháng, không đám đông, mọi người không còn nói đến nó nữa. Còn nếu chờ tín hiệu xác nhận thì vị thế không đẹp.

GFS Talk Show #4: Crypto – Từ Số 0 Đến Thành Công

GFS Talk Show #4: Crypto – Từ Số 0 Đến Thành Công

GFS Talk Show #5: Góc Khuất Thị Trường – Hiểu Để Kiếm Được Tiền

GFS Talk Show #5: Góc Khuất Thị Trường – Hiểu Để Kiếm Được Tiền

Muốn đẩy giá đồng coin thì phải có tiền và lượng lớn đồng coin. Thông thường, khi nắm giữ khoảng trên 70% số lượng coin thì coi lượng đẹp để bắt đầu đẩy giá. Ở mức này mà đẩy giá thì chi phí sẽ thấp.

Muốn đạp giá đồng coin thì chỉ cần có số lượng coin lớn, chỉ cần khoảng 20% đến 30%.

Quá trình làm giá gồm:

  • GĐ1 – GOM HÀNG: Cá mập, partner, đội dự án thực hiện gom hàng ở giai đoạn cuối downtrend khi đang sideway ở vùng đáy. Lúc mà tất cả mọi người đang chán lản, cắt lỗ rồi bỏ thị trường (Cuối 2018 đến đầu năm 2020).
  • GĐ2 – BƠM THỬ: Chờ đến khi cả thị trường chung xác nhận là sang uptrend, lúc này cá mập và đội dự án đã có số lượng lớn các đồng coin. Cá mập bắt đầu thực hiện đẩy giá để test tâm lý đám đông, những holder cuối cùng của mùa trước thấy giá coin tăng x2, x3 thì sẽ tâm lý chốt lời để sang đồng coin khác hoặc rời bỏ thị trường.
  • GĐ3 – BƠM THẬT: Họ nắm trong tay số lượng lớn đồng coin, họ tự do đẩy giá, họ có thể tăng volume trong ngày đột biến. Liên tục ra tin mới, liên tục cập nhật tính năng, thêm các partner mới, mua tin trên báo đài tạp chí, share tin các goup share kèo,… Mọi người sẽ tin giá tăng rất hợp lý, hứa hẹn tương lai tương sáng cho nhà đầu tư. Những người mới nhảy vào, thấy lãi tiếp tục bỏ nhiều tiền hơn. GĐ này giá đẩy lên hàng chục thậm chí hàng trăm lần.
  • GĐ4 -THOÁT HÀNG: Dự án vẫn tiếp tục đưa ra các tin tốt để cũng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Họ xả nhanh hay chậm mạnh hay yếu phụ thuộc vào thị trường và chiến lược của họ. Nhưng thông thường họ xả theo đúng các điểm PTKT mà bạn đã được học. Bán ở kháng cự, về hỗ trợ thì dừng bán. Đám đông thấy rằng giá đi lên đi xuống theo đúng PTKT, thậm chí những người đã bán đi trước đây lại nhảy vào ôm lại.

GFS Talk Show #6: Phương Pháp Kiếm Tiền Hiệu Quả – PTKT hay PTCB?

GFS Talk Show #6: Phương Pháp Kiếm Tiền Hiệu Quả – PTKT hay PTCB?

Khái niệm:

  • Phân tích kỹ thuật (PTKT): Sử dụng các dữ liệu trên đồ thị ở quá khứ để đưa ra các phương án giao dịch trong tương lai. Không cần quan tâm tới giá trị thực của dự án hay các thông tin liên quan.
  • Phân tích cơ bản (PTCB): Phương pháp xác định Giá trị thực của dự án thông qua việc phân tích các thông tin nội tại của dự án và những thông tin liên quan khác.
    Giá Coin/Token = Giá trị thực + Tâm lý đám đông

Phương pháp phân tích:

  • PTKT:
    • Niềm tin: Con số không nói dối
    • Sử dụng công cụ và các chỉ báo
    • Mô hình giá, Trendline, vùng hỗ trợ kháng cự…
    • Dữ liệu lịch sử dự đoán tương lai
  • PTCB:
    • Định giá dự án theo từng giao đoạn phát triển
    • Kinh tế vi mô, vĩ mô, pháp lý…
    • Tiềm năng của ngành trong thị trường
    • Thông tin dự án

Điểm mua:

  • PTKT:
    • Chỉ mua vào khi có xác nhận của phương pháp bản thân theo đuổi và “Không cần quan tâm giá trị” hoặc các thông tin khác.
    • Không DCA
    • Cắt lỗ khi giá chạm điểm cắt lỗ đã định theo các mô hình được học
    • Chỉ mua những đồng coin đã lên sàn và có lịch sử giá đủ để phân tích.
  • PTCB:
    • Mua vào khi giá thấp hơn giá trị thực của dự án.
    • DCA khi giá giảm sâu so với giá trị thực
    • Cắt lỗ khi dự án không tiếp tục phát triển hoặc không cạnh tranh được so với các đối thủ.
    • Có thể mua các loại coin từ ban đầu: Vòng Seed, Private, Public.

Điểm bán:

  • PTKT:
    • Theo Fibo Extension
    • Theo xác nhận đảo chiều
    • Theo sóng, theo mô hình giá, theo trendline
  • PTCB:
    • Theo định giá token
    • Theo thời điểm

Ưu điểm:

  • PTKT:
    • Dễ học, dễ thực hành, tài liệu nhiều
    • Kết quả có ngay, không cần chờ đợi lâu
    • Kèo có liên tục, tạo sự hưng phấn
    • Cộng đồng rất đông. Được sự hướng dẫn rất “Nhiệt tình” của nhiều “Thầy” học những người đang muốn được làm “Thầy”.
  • PTCB:
    • Ít rủi ro
    • Không tốn nhiều time
    • Nâng cao kiến thức về dự án, ngành nghề và lĩnh vực đầu tư.
    • Hiểu sâu về tổng quan về thị trường, kinh tế vĩ mô và vi mô.
    • Mức lợi nhuận đạt đượ có thể cao hoặc rất cao.

Nhược điểm:

  • PTKT:
    • Tốn rất nhiều thời gian để theo dõi, sửa sai và tìm “CHÉN THÁNH” mới
    • Tốn thời gian tìm các “ván bài mới” liên tục
    • Tốn sức khỏe và stress liên tục
    • Lợi nhuận không cao.
  • PTCB:
    • Cần kiến thức về công nghệ cũng như kinh tế
    • Cần năng lực thẩm định dự án
    • Cần phương pháp thẩm định hiệu quả
    • Cần nguồn thông tin chuẩn xác
    • Cần thời gian dài chứng minh kết quả.

TỔNG KẾT:

  • PTKT:
    • Dùng phương pháp xác suất nên tỉ lệ thắng thua không xác định
    • Chỉ giao dịch theo các công thức chung có sẵn
    • Không quan tâm giá trị nên có thể giao dịch mọi thứ.
    • Giá và volume bị điều khiển hoàn toàn bởi MM => Con số biết nói dối.
    • Theo dõi được tâm lý đám đông.
    • Vị thế vào trễ nên lợi nhuận không cao.
  • PTCB:
    • An toàn và chính xác cao do tập trung vào giá trị thực của dự án
    • Không giao dịch những thứ không giá trị
    • HIểu giá trị thực và tổng quan thị trường nên có thể gồng lời dài hạn
    • Không nhìn thấy được tổng quan về giá và tâm lý giao dịch của đám đông
    • Vị thế sớm => Lợi nhuận cao
    • Phương pháp chậm nhưng có “Nguy cơ” giàu nhanh.

GFS Talk Show #7: Đầu Tư Crypto Theo Lĩnh Vực – Cách Đón Đầu Dòng Tiền

GFS Talk Show #7: Đầu Tư Crypto Theo Lĩnh Vực – Cách Đón Đầu Dòng Tiền

Hiện tại tổng vốn hóa thị trường tiền điện tử là $2400B, nhưng thực tế lượng tiền trong thị trường chỉ bằng 1/3 tức là khoảng $800M.

Hiện tại vốn hóa trị trường Vàng là $11000B, chứng khoán trên $95000B, phái sinh trên $640000B. Blockchain hiện đang được áp dụng trên thực tế, nhiều ngân hàng đã áp dụng blockchain, ngay cả ngân hàng ở VN. Như vậy vốn hóa của thị trường Crypto còn quá nhỏ, trong tương lai vốn hóa còn tăng có thể bằng 1/6 thị trường CK.

Nhóm ngành tiềm năng:

  1. Nhóm dự án cơ sở hạ tầng: Là các dự án cốt lõi, các dự án khác cần có nó để phát triển tiếp. Cân nhắc các dự án cơ sở hạ tầng trên NEAR, AVAX, Harmony.
  2. Dự án làm về Oracle và chỉ mục
    • Oracle trên NEAR có Flux, Supra,…
    • Dự án làm về chỉ mục: Kiểu như Graph (Giá khá cao), SubQuery (Là hidden GEM)
  3. Sàn giao dịch:
    • Tương lai sàn DEX sẽ phát triển nên tham khảo token sàn top trên các hệ sinh thái mới.
    • Thị trường phái sinh thường phát triển mạnh ở thời điểm thị trường đi xuống.
  4. Dự án Lending/Borrow như Maple
  5. Dự án làm về Audit: Như Certik,…

Dự đoán tương lai đợt uptrend mùa sau sẽ là các dự án Doanh nghiệp. Bới khi đó:

  • Hành lang pháp lý thông thoáng hơn
  • Các dự án có thời gian để hoàn thiện
  • Lượng người dùng tham gia Crypto đủ lớn
  • Cơ sở hạ tầng số hóa tương đối hoàn thiện

Một số quan điểm từ cá nhân tác giả, không phải lời khuyên đầu tư:

  • Dự án API3 là dự án oracle có cách làm mới so với các dự án oracle hiện tại. Một dự án tiềm năng.
  • Hiện tại có nhiều hệ sinh thái phát triển mạnh như FTM, AVAX, Harmony, Near… Có thể tìm hiểu để tìm các cơ hội đầu tư.
  • Các nền tảng như EOS, TRON,… thì hiện tại đang khá èo uột, hạn chế tham gia, nên tìm các hệ sinh thái tiềm năng khác.
  • Dự án OCT tiềm năng, kỳ vọng sau khi ra mainnet sẽ thu hút được DApp tham gia => Giá sẽ có sự bứt phá.
  • Aurora cũng tiềm năng nhưng chỉ sợ ra không kịp đợt cuối năm này.
  • Ref Finance thì okie, AMM khá tiềm năng, nếu tích hợp thêm Lending/Borrowing/IDO thì sẽ tốt hơn. Nhưng đội Marketting, MM hơi yếu.
  • ONT cũng okie nhưng mức độ trung bình, team Trung Quốc nên cũng ko thích. Kỳ vọng vể đỉnh cũ trên 2$.
  • OIN ứng dụng trên NEAR nhưng thấy không an toàn lắm. Team làm nhiều dự án, đang làm cái nọ nhảy sang cái kia, không thích cách làm việc như vậy.
  • Hiện tại đầu tư MATIC thì rủi ro tương đối cao vì đã x quá cao. Ai còn thì có thể giữ đến cuối năm, còn mua mới thì không nên.

Ngoài ra GFS dự định tổ chức game show hàng tuần lúc 21h Chủ nhật hàng tuần theo dạng tham gia trả lời câu hỏi ngắn. 10 người cao điểm nhất sẽ nhận giải có giá trị từ vài trăm nghìn VNĐ tới vài triệu VNĐ.

GFS Talk Show #8: Đầu Tư Crypto Theo Lĩnh Vực – Cách Đón Đầu Dòng Tiền #2

GFS Talk Show #8: Đầu Tư Crypto Theo Lĩnh Vực – Cách Đón Đầu Dòng Tiền #2

Nhóm ngành tiềm năng (Tiếp):

  1. NFT:
    • Dự án thu hút người dùng thực: NFT thứ trong đời thực đưa vào Blockchain.
    • Người dùng sở thích sưu tầm: Sưu tầm thẻ, nghệ thuật, IDOL
    • Người dùng sử dụng NFT để rửa tiền
    • Người tạo lập thị trường: Dùng để lùa gà mới vào thị trường.
  2. GameFi: Thường nhiều game tào lao, dự án thuê 1 DEV tầm 20M rùi clone source code game truyền thống, chỉnh sửa để tạo game blockchain. Nên chọn những dự án game làm thật, câu chuyện hấp dẫn,…
  3. Storage: Rất cần thiết cho thị trường. Hiện tại để lưu 1G dữ liệu trên Ethereum tiêu tốn $180M
  4. Insurance (Bảo hiểm): Ngành có rủi ro cao thì nhu cầu bảo hiểm lớn, đặc biệt ngành tài chính. Ngành bảo hiểm chính là mô hình Ponzi có thể tồn tại lâu nhất, ví dụ bảo hiểm nhân thọ, lấy tiền người trẻ cho người già. Dự sẽ phát triển mạnh vào mùa sau. Hiện tại có INSUR, InsureAce, NayZza
  5. Asset Management (Quản lý tài sản): Wallet chứa tài sản đồng thời phải có chức năng quản lý, mua bán, staking, chuyển đổi, hỗ trợ API…
  6. AI và IoT: AI và IoT hiện công nghệ đã khá hoàn thiện, bây giờ cần dữ liệu đúng, dữ liệu an toàn, cái này cần đến Blockchain.

GFS Talk Show #9: Thế Giới Metaverse – Cơ Hội Thật Trong Tương Lai Ảo

GFS Talk Show #9: Thế Giới Metaverse – Cơ Hội Thật Trong Tương Lai Ảo

GFS Blockchain Insights

Blockchain Insights #4: GameFi – Cơ Hội & Thách Thức

Blockchain Insights #4: GameFi – Cơ Hội & Thách Thức

Diễn giả:

Tóm tắt một số nội dung:

  • Theo chia sẻ của anh Long Vương, để ra GameFi ngon thì ít nhất đội dự án đó tầm 15 người. Dev (ít nhất 6 đến 7 người) bao gồm Blockchain Dev và Game Dev, ngoài ra còn thiết kế, marketting,…
  • Có nhiều trường hợp Game Studio kết hợp với công ty Crypto => Hình thức tận dụng lợi thế của hai bên. Nhưng vẫn phải ngồi nói chuyện trực tiếp thì mới biết được người ta có làm thật hay không?
  • Dự án có thể đầu tư ít nhất phải:
    • Nếu chưa có sản phẩm thật thì ít nhất phải có Testnet. Có Testnet chứng tỏ có DEV.
    • Project Leader hay CoFounder là rất quan trọng. Không thấy có Project Leader hoặc Project Leader không đáng tin cậy thì bỏ qua luôn.

Chia sẻ GameFi trong DeFi Warrior:

  • Concept: Đưa thế giới Crypto vào trong Game. Mỗi đồng tiền Crypto sẽ là một nhân vật.
  • Game Rules:
    • Các nhân vật sử dụng kỹ năng để tấn công kẻ thù.
    • Giá của đồng Crypto sẽ tác động vào sức mạnh của nhân vật.
    • Các người chơi yếu hơn có cơ hội để chiến thắng
  • IGO – Initial Game Offering:
  • Roadmap:
    • Idea từ 2018
    • Tối ngày 2021-09-09 sẽ phát hành 3000 Warrior (Giá tầm khoảng 10$). Một vài ngày sau ra tính năng Stake NFT, sau đó cuối tuần sau ra Game để chơi,…
    • Tháng 10/2021 thì full functions
  • Dự án được Chainlink chủ động đề xuất hợp tác.

Blockchain Insights #18: Aurora – Ethereum 2.0 On NEAR Protocol

Blockchain Insights #18: Aurora – Ethereum 2.0 On NEAR Protocol
  • Alex Shevchenko là CEO dự án, trước anh làm việc cho NEAR ở dự án Rainbow Bridge và Near EVM, sau đó đội NEAR tách riêng project NEAR EVM thành AURORA. Alex đã tham gia lĩnh vực Blockchain từ 2015, ban đầu làm dự án Private Blockchain.
  • Thông tin kỹ thuật về AURORA:
    • Phần core của AURORA là SputnikVM – Rust EVM implementation
    • Hỗ trợ tất các mã smart contract trên Ethereum như Solidity, Vyper
    • Hỗ trợ tất các công cụ sẵn có trên Ethereum như MetaMask, Truffle, HardHat, Remix,…
    • Base token trên AURORA là ETH.
      • Người dùng trả phí giao dịch bằng ETH
      • Nhà phát triển không cần fork code của họ để support network khác.
  • $AURORA là token quản trị. Người nắm giữ token sẽ có thể được phân phối 20% lượng token thông quan nền tảng giống Kickstarter.
  • Ecosystem:
    • Trisolaris, một AMM giống Uniswap
    • SmartPad, giải pháp launchpad
    • Blockscout, trá cứu thông tin giao dịch, ví,… giống etherscan
    • Tích hợp Etherscan => Đang thực hiện
    • Tích hợp Oracle => Đang thực hiện
    • Giải pháp indexing (The Graph, Covalent) => Đang thực hiện
    • Các DeFi lớn như Curve, Sushi, 1Inch, AAVE, KyberNetwork đã bắt đầu join vào hệ sinh thái
    • Chương trình $800M cho hệ sinh thái NEAR.
Sends signed Ethereum tx as parameter of the Aurora contract call
Sends signed Ethereum tx as parameter of the Aurora contract call

Blockchain Insights #22: NEAR Sharding – Blockchain Cho Hàng Tỷ Người Dùng

Blockchain Insights #22: NEAR Sharding – Blockchain Cho Hàng Tỷ Người Dùng

Là một trong những công nghệ cốt lõi của NEAR Protocol cho phép mở rộng network một cách không giới hạn.

  • Có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho phần Sharding, NEAR chọn giải pháp:
    • Phân chia các accounts tới các SHARD. (Split accounts into shards):
      • Mỗi account chỉ thuộc về một Shard
      • Giao tiếp giữa các account tương đương với trao đổi giữa các Shard
      • Hiện tại thì đang cấu hình cứng là account nào trong shard nào, trong tương lai sẽ phân chia account động.
    • Nightshade:
      • Chunk (Phân đoạn dữ liệu) cho mỗi Shard
      • Chunk trong các block
  • 4 Shard tốc độ tăng lên 4 lần => 1 triệu Shard thì tốc độ tăng lên 1 triệu lần? Không. Tốc độ không tăng lên tỉ lệ với Shard được, khi Shard càng nhiều thì độ phức tạp càng tăng, chi phí cho xử lý giữa các shard tăng lên. Khi số lượng Shard lớn sẽ có vấn đề nảy sinh:
    • Giao tiếp giữa các shard
    • Bảo mật:
      • Nếu số Shard tăng => Số lượng Validator trên mỗi Shard sẽ giảm tương ứng => Các shard sẽ dễ bị tấn công 51% hơn.
      • Nếu 1 Shard bị chiếm quyền => Có thể tấn công Shard khác
      • Hidden Validators
    • Tính sẵn sàng của dữ liệu
    • Giới hạn số lượng Shard
  • Các vấn đề lớn với Sharding:
    • Giao dịch giữa các account ở các Shard khác nhau: Ví dụ Alice thực hiện giao dịch chuyển tiền cho Bob:
      • Alice trên Shard0 bị trừ tiền ở block #1234
      • Nhưng Bod trên Shard1 được cộng tiền ở block sau đó #1235
    • Chain creation:
      • Làm thế nào để chọn nhóm các validators ở đầu mỗi epoch.

Sharding Roadmap:

  • November 2021: Phase 0 – Sharded state
  • January 2022: Phase 1 – Some sharded processing
  • Q3 2022: Phase 2 – Fully sharded processing
  • A4 2022: Phase 3 – Dynamic scalability
Vấn đề dữ liệu không đồng bộ giữa các Shard

Nguồn: Tổng hợp.

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 8

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén