KiemTienOnline360

Chia sẻ hành trình kiếm tiền và đầu tư bắt đầu từ con số 0

Đầu tư tiền số, Khóa học hữu ích, Kiến thức Đầu tư

Tổng hợp phương pháp xác định HIDDEN GEM trên thị trường Crypto Currency

Tổng hợp phương pháp tìm kiếm HIDDEN GEM trên thị trường Crypto Currency

Tổng hợp phương pháp tìm kiếm HIDDEN GEM trên thị trường Crypto Currency

Chia sẻ bài viết
5
(90)

Bài viết này mình tổng hợp lại các phương pháp xác định HIDDEN GEM của các cá nhân hay nhóm uy tín ở Việt Nam. Tuy các phương pháp có đôi chút khác biệt nhưng về cơ bản là giống nhau. Bạn có thể xem xét lựa chọn các tiêu chí cho phù hợp với mình.

Các “Tiêu Chí” để lựa chọn một Hidden Gem – GFS Blockchain Insights

Các “Tiêu Chí” để lựa chọn một Hidden Gem – GFS Blockchain Insights
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIDDEN GEM

Các tiêu chí để đánh giá

  1. MarketCap: Khoanh vùng vốn hóa dưới $300M. Vốn hóa càng nhỏ thì lợi nhuận cao hơn nhưng đồng nghĩa với rủi ro hơn.
  2. Mô hình kinh doanh:
    • Sản phẩm là gì?
    • Đối tượng khách hàng là ai?
    • Quy mô thị trường?
    • Nguồn thu đến từ đâu?
    • Chiến lược kinh doanh như thế nào?
  3. Đội ngũ phát triển và cố vấn:
    • Đội ngũ phát triển nhiều hay ít? => Dự án lớn thì phải đủ lực lượng
    • Có năng lực hay không? => CEO và CTO là hai người quan trọng nhất. Kinh nghiệm là điều bắt buộc để có thành công.
    • Có đầy đủ nhân sự cho các bộ phận cần thiết không?
    • Sức ảnh hưởng của đội ngũ cố vấn
  4. Tài chính:
    • Tổng số tiền được đầu tư:
      • Số tiền được đầu tư càng lớn thì thể hiện năng lực của dự án càng lớn.
      • Một dự án trung bình, 1 năm nó tiêu khoảng 2 triệu $ => Nguồn tiền lớn thì dự án mới trụ được lâu.
    • Nguồn tiền đầu tư:
      • Đặc biệt số tiền lớn đến từ các tổ chức lớn thì càng tốt. Bởi các tổ chức họ có đội ngũ định giá riêng và cẩn thận trước khi họ xuống tiền đầu tư. Đặc biệt các tổ chức lớn còn hỗ trợ cho việc bơm thổi giá.
      • Nếu số tiền lớn mà từ cộng đồng Community thì cẩn thận. Bởi những người này họ ko hỗ trợ được gì cho dự án mà chỉ chờ x5 x10 là xả => Giống kiểu ICO năm 2017 => Cứ list lên sàn là bị xả.
  5. Công nghệ:
    • Đây là rào cản khó khăn khi thẩm định của nhiều người. Công nghệ rất phức tạp và cần người chuyên sâu.
    • Nhiều khi cần phải kiểm tra, sử dụng trải nghiệm sản phẩm trên Testnet để kiểm tra xem nó chém gió có đúng không?
    • Nếu dự án blockchain nền tảng thì xem nó sử dụng cơ chế đồng thuận nào:
      • POW hay POS => Bây giờ dự án nói sử dụng POW thì loại luôn, vì nó là công nghệ lỗi thời.
      • Layer1 hay Layer2 => Xu hướng hiện tại đang là Layer2. Polygon (Matic) hiện đang là giải pháp Layer2 nhưng là giải pháp chắp vá mà thôi. Các các quỹ lớn bớm giá trên Polygon để Fomo người dùng đu đỉnh.
      • Security => Vấn đề này cực kỳ quan trọng vì đều liên quan tới tiền
        • Đã được audit hay chưa? Audit bởi bên nào?
        • Cơ chế đồng thuận có vấn đề gì không?
      • TPS: Nếu dự án làm về thanh toán mà tốc độ của nó chỉ đạt 500 TPS thì không khả thi.
  6. Hệ sinh thái đối tác và người dùng:
    • Sự đa dạng hệ sinh thái => Hệ sinh thái rộng, đầy đủ tiện ích đi kèm sẽ được đánh giá cao.
    • Chất lượng của đối tác
    • Số lượng người dùng hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai.
  7. Cộng đồng:
    • Số lượng cộng đồng => Dự án muốn lên cap vài tỉ thì cộng đồng của nó cũng phải vài chục nghìn người.
    • Chất lượng cộng đồng
      • Cộng đồng phải sử dụng nó, ví dụ 10% trong cộng đồng sử dụng sản phẩm là điều quá tuyệt vời.
      • Xem trong group chat xem cộng đồng bàn luận về vấn đề gì => Suốt này nó hỏi When moon mà chẳng quan tâm sắp tới dự án làm gì, hợp tác với ai, bàn luận công nghệ
      • Thấy cộng đồng suốt ngày chửi bới dự án này nọ thì cũng phải cẩn thận
  8. Lộ trình phát triển:
    • Đầy đủ và có kế hoạch dài hạn => Dự án xác định đi lâu dài thì bắt buộc họ phải có kế hoạch dài hạn một cách rõ ràng
    • Tiến độ hoàn thành => Nếu không hoàn thành theo tiến độ đưa ra thì cần xem xét lại, bởi có thể dự án không đủ nhân lực, thiếu tiền…
  9. Đối thủ cạnh tranh:
    • Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
    • So sánh tiềm năng
    • Ước lượng định giá
  10. Tokenomics: Giúp thẩm định lại dự án, xác định xem hành vi của những player tham gia dự án.
    • Tổng cung và số lưu hành hiện tại
    • Giá Private, Public và giá hiện tại
    • Lộ trình phân bổ => Lịch phân bổ token cho thành viên dự án càng lâu càng tốt => Dự án blockchain ít nhất cũng phải phát triển trong 2 năm.
    • Chế độ burn coin
    • Những vấn đề liên quan khác…

Trong các tiêu chí trên, bốn tiêu chí ban đầu rất quan trọng, phải kiểm tra trước hết.

Ví dụ con NEAR Protocol

  1. MarketCap: Lúc thẩm định giá là 0.4$, vốn hóa khoảng 50M.
  2. Mô hình kinh doanh:
    • Sản phẩm là một platform => Cho nhà phát triển xây dựng các DApps trên đó. Platform có một số ưu điểm:
      • Tên ví trực quan dễ nhớ với người dùng
      • Giao dịch nhanh hơn và phí rẻ hơn so với Ethereum
    • Đối tượng khách hàng là các công ty, tổ chức, nhóm dev muốn xây dựng ứng dụng trên nó.
    • Quy mô: Toàn bộ thị trường crypto.
    • Nguồn thu đến từ phí từ các đơn vị xây dựng DApps, phí giao dịch.
    • Chiến lược: Đầu tiền phổ biến cách thức quy trình xây dựng DApps trên NEAR => NEAR có 1 giáo sư chuyên về mảng này luôn, họ tạo ra nguyên seri hướng dẫn.
  3. Đội ngũ phát triển và cố vấn:
    • Đội ngũ phát triển của NEAR khá mạnh
    • CEO và CTO
    • NEAR có bộ phận Tester đến vài chục người, bộ phận Marketting chục người, bộ phận luật vài người, đào tạo có vài người.
  4. Tài chính:
    • NEAR có dàn BACKERs hùng hậu và mạnh
  5. Công nghệ: PoS với cơ chế lưu trữ Sharding.
  6. Hệ sinh thái: Xem NEAR Ecosystem
  7. Cộng đồng: NEAR có 69K members.
  8. Lộ trình phát triển
  9. Tokenomics:
    • Token phân phối trong vòng 5 năm
    • 70% fee được sử dụng cho burn coin
Near Roadmap
NEAR Roadmap
NEAR Moonsheet - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIDDEN GEM
NEAR Moonsheet
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIDDEN GEM
Đồ thị tổng cung NEAR (Phân phối trong 5 năm)
Đồ thị tổng cung NEAR (Phân phối trong 5 năm)
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HIDDEN GEM

Phương pháp xác định “Hidden GEM” – Kinh nghiệm từ Lê Thanh Coin98

Hidden GEM” còn gọi là “Viên ngọc ẩn“, là dự án chưa được mọi người biết đến nhưng lại có nhiều yếu tố để kỳ vọng trong tương lai nó sẽ lọt vào top market cap sau này. Nếu tìm đúng “Hidden GEM” thì có thể bạn đạt tới X100 tới X1000 khoản đầu tư của mình. Nếu bạn định đầu tư lâu dài, thì đây là phương pháp mình thấy ổn nhất hiện nay.

Cách để tìm 1 Hidden GEM như sau:

  • B1: Lướt xem có dấu hiệu “Pump Hook” hay không?
    Lướt qua dự án, lướt qua Twitter, Telegram… xem có tín hiệu “Pump Hook” hay không, có nhiều người tin và kỳ vọng vào nó trong tương lai hay không? Nếu không có tín hiệu “Pump Hook” thì bỏ qua luôn.
    Ví dụ:
    • Team đó có giỏi không, ai trong đó đặc biệt được nhiều người biết đến. Khi đầu tư một dự án, team đó phải giỏi ở cả 3 mảng:
      • Technology giỏi => Dự án mới đi được đường dài
      • Business giỏi => Biết cách thu hút nhà đầu tư, người dùng, marketting, …
      • Finance giỏi => Giỏi thì mới pump coin mạnh được
    • Có sàn lớn hậu thuẫn đằng sau không?
    • Có cộng động mạng rộng lớn không?
    • Có VC lớn hậu thuẫn, VC của Mỹ hoặc Châu Âu thì tốt hơn vì họ xác định đi lâu dài với dự án, còn nếu VC Châu Á thì xem xét lại vì họ rất dễ xả khi lên sàn.
    • Có nhiều người bảo nó sẽ pump hay không?
  • B2: Tìm hiểu và kiểm chứng thông tin
    Chúng ta đi sâu tìm hiểu dự án, trả lời các câu hỏi:
    • Dự án làm cái gì? Đội DEV có mạnh không, có hoạt động tích cực không? Có sản phẩm nào chưa?
    • Dàn backend hậu thuẫn có mạnh hay không? Dựa vào dàn backend ta có thể dự phóng được sắp tới sẽ list nên sàn nào.
    • Nhóm cộng đồng có đông thực sự không? Họ có tích cực hỏi thông tin về dự án không?
    • Đội MM có mạnh không (Khó biết, nhưng có thể dựa vào các coin đã Fomo trước đó)
    • Token được sử dụng như thế nào trong dự án? Việc thiết kế token rất quan trọng, nó tạo ra nhu cầu mua bán (Buy Demand/Sell Demand) cái mà sẽ quyết định tới giá token:
      • Nhu cầu mua (Buy Demand) phụ thuộc vào:
        • New Listing
        • Big Partnership
        • Buy Back
        • Token Burn
        • VIP TA group call BUY
        • BUY to USE the products/services => Trong dài hạn
      • Nhu cầu bán (Sell Demand) phụ thuộc vào:
        • Delist
        • TA Panic Sell
        • Hack
        • Hard fork
        • Inflation: Lạm phát token
        • Token Release: Mở khóa token
        • Issue more tokens: Phát hành thêm token
        • Mining, Staking Rewards, …
        • VIP TA group call SELL
    • Xác định ngươi chơi đang tham gia:
      • Ai đang cầm token trong tay?
      • Họ đang cầm bao nhiêu token?
      • Họ đã mua số token đó ở giá bao nhiêu?
      • Họ nghĩ gì?
    • Trả lời thêm câu hỏi:
      • Kỳ vọng tăng giá của mình có xác suất xảy ra cao không?
      • Nếu mình mua token này, ai sẽ là người mua lại token của mình ở giá cao hơn?
      • Vì sao họ mua?
  • B3: Xác định Tokennomics
    • Token Metrics: Tìm hiểu về các thông số cơ bản về token
      • Token Allocation: Xác định ai đang cầm token và cầm bao nhiêu.
      • Token Sales Structure: Xác định giá và tỉ lệ từng nhóm nắm giữ => Chúng ta đoán được khi lên sàn họ sẽ làm gì? Chúng ta tính được giá trung bình, mua dưới mức giá này là khá an toàn.
      • Token Release Schedule: Xác định các thời điểm release của token, sau các thời điểm này, vị thế từng người sẽ khác nhau.
    • Token Usecase: Token được sử dụng như thế nào? Nó xác định nhu cầu mua token
      • Payment
      • Staking/Mining
      • Transaction fees
  • B4: Đánh giá vị trí của dự án trong cùng phân khúc.
    • Vì dự án mới, chưa lên sàn, chưa có thông tin lịch sử để phân tích
    • Vì thế phải so sánh với dự án khác trong cùng phân khúc để chúng ta có cơ sở để kỳ vọng.
  • B5: Xác định có phải Hidden GEM hay không?
    Đoạn này là lúc bạn phải ra quyết định xem đây có phải là Hidden GEM hay không, có đáng để đầu tư hay không?

Bạn nên tham khảo thêm bài viết: Khóa học đầu tư Crypto 101 (Utility Token) từ Coin98

Các Tiêu Chí Đánh Giá Dự Án Blockchain – SaiGon TradeCoin

Các Tiêu Chí Đánh Giá Dự Án Blockchain – SaiGon TradeCoin

Đang cập nhật…

Làm thế nào để lựa chọn 1 đồng Altcoin

Đây là việc khó, đòi hỏi nhiều công sức thời gian cộng thêm với kinh nghiệm. Ở đây mình tổng hợp 3 cách xác định được Altcoin chuẩn, như dưới, bạn có thể tham khảo để đưa ra cách cho riêng mình. Phần này mình tổng hợp lại từ nhiều trang.

Cách xác định đồng Altcoin chuẩn

  • Coin có Low Cap:
    • Bên Binance thì có từ 3 triệu $ đổ lại
    • Bên Houbi thì cap tầm 1 triệu $ đổ lại
  • Team DEV còn hoạt động (Xem trên Github)
  • Phải được cá mập gom hàng nhiều => Hai tiêu chí trên có thể ko có cũng được nhưng tiêu chí này bắt buộc phải có.
    • Với token sử dụng ERC20 thì vào trang etherscan.io, tìm token rồi vào mục Holder => Nếu nó hold tầm 70% đến 80% thì mình có thể ôm được.
    • Những ví holder nhiều thì check xem chuyển vào ngày nào => Xem được vùng giá.
    • Với token đã lên sàn cần tool check gom hàng trên sàn => Sau đó mình xem chart để xem cá mập gom ở vùng giá nào => Sau mình sẽ mua dần dần.
  • Tránh những dự án Delist và dự án cũ:
    • Tránh những dự án 2017, chỉ từ 2018 trở đi thôi. Vì nhóm 2017 xả hết rồi, giờ HOLDER nhiều ko ăn được.
    • Hàng 2018: HOT, BTT, ATOM (Đặc biệt), QRC, ONE, NKN
  • Khi nào thì mua Altcoin:
    • Trong mùa Altcoin
    • Mùa Altcoin thì nhìn Bitcoin để mua Altcoin:
      • Bitcoin đỏ thì canh mà mua Altcoin => Khi Bitcoin tăng thì Altcoin cũng được vài chục %
    • Hoặc BTC sideway và có Volume giao dịch nhỏ hơn 200 triệu $ => Giá trị 200 này có thể tăng lên sau này do thị trường ngày càng to hơn.

Cách tìm ra một đồng coin đáng để đầu tư

Cách này phù hợp cho người mong muốn đầu tư lâu dài, nhưng cách này chưa đầy đủ thực sự. Hãy tham khảo thêm cách dưới.

  • Hãy nghiên cứu kỹ đội nhóm sáng tạo ra đồng coin đó
    Đội ngũ sáng tạo ra đồng tiền kỹ thuật số là yếu tố hàng đầu tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. Sau giai đoạn đầu bị tác động bởi tâm lý FOMO sợ bị bỏ lỡ, những nhà đầu tư tiền kỹ thuật số hiện nay đã bình tĩnh hơn và lựa chọn kỹ càng hơn các dự án mà họ muốn đầu tư lâu dài và kỳ vọng có thể đem lại lợi nhuận bùng nổ như Bitcoin.
    Những đồng tiền có giá trị vốn hóa lớn trong bảng xếp hạng hiện nay của Coinmarketcap có một số có thông tin của người / đội nhóm sáng lập rất rõ ràng. Ví dụ như:
    • Ripple: Chris Larsen và Jed McCaleb.
      • Chris Larsen học MBA (thạc sỹ kinh tế) tại trường đại học danh giá Stanford và từng làm CEO của E-Loan nổi tiếng.
      • Jed McCaleb là một nhà lập trình có tiếng tại Mỹ, từng lập trình ra công nghệ ngang hàng eDonkey và Overnet và cả sàn giao dịch Bitcoin nổi tiếng 1 thời Mt.Gox (trước khi bán nó). Sau này, Jed McCaleb phát triển đồng Stellar sau khi rời Ripple vào 2014.
    • Ethereum: Nhà sáng lập là Vitalik Buletin, người Canada gốc Nga, sinh năm 1994.
      • Anh từng là đồng sáng lập Bitcoin Magazine, tạp chí dành cho Bitcoin. Lúc còn còn đi học, anh rất giỏi trong lĩnh vực toán học và từng đoạt giải đồng quốc tế về tin học. Anh cũng từng nhận học bổng từ quỹ Thiel Fellowship với số tiền 100.000 đô la.
      • Anh cũng đã vào danh sách Forbes 30 người dưới 30 tuổi và 40 người dưới 40 tuổi toàn cầu.
  • Hãy trả lời câu hỏi tại sao đồng này được tạo ra
    • Một đồng tiền kỹ thuật số có tiềm năng đầu tư là một đồng tiền kỹ thuật số được ra đời nhằm mục đích giúp giải quyết một vấn đề nào đó thật khó khăn nhưng chưa được giải quyết.
    • Ví dụ như Bitcoin là một sổ cái phi tập trung và là sản phẩm hữu dụng đầu tiên của công nghệ Blockchain, hoặc IOTA là một công nghệ mới tương đối khác Blockchain thuần túy….
    • Nhiều đồng tiền kỹ thuật số altcoin ra đời hiện nay chẳng nhằm mục đích gì hoặc có những mục đích rất buồn cười và rõ ràng đó không phải là nơi để đầu tư vào lâu dài và ổn định. Bạn có thể tìm kiếm yếu tố này trong các bản cáo bạch – white paper – của dự án tiền thuật toán đó.
  • Xem đồng đó đang ở đâu trong lộ trình
    Hãy đọc bản đồ lộ trình (road map) của các đồng tiền kỹ thuật số mà bạn định đầu tư, xem nó đã đi được bao xa và sẽ đi đâu. Nó có phiên bản thử nghiệm không, có tính năng nào được cập nhật chưa? Có nhiều đồng tiền kỹ thuật số ra đời xong rồi bán ICO thu tiền, rồi đội ngũ lấy tiền và không phát triển gì thêm hoặc để cho nó tự chết. Lừa đảo tiền kỹ thuật số đang rất nở rộ tại thời điểm hiện nay. Nếu một đồng tiền kỹ thuật số có roadmap liên tục bị thay đổi, hoặc các thời hạn quá gần hoặc quá xa cũng là điều cần cân nhắc khi đầu tư.
  • Xem giá trị, vốn hóa và khối lượng giao dịch trên thị trường
    • Các đồng altcoin hoặc coin rác bây giờ toàn bị pump and dump, tức là bị bơm đẩy giá ảo. Nhiều đồng tiền kỹ thuật số không có giá trị nhưng được đưa lên giá quá cao và do FOMO nên nhiều nhà đầu tư nhảy vào. Các đồng tiền kỹ thuật số này có thể sẽ mất giá trị rất nhiều về sau, thậm chí trở về giá trị bằng 0.
    • Bạn nên chọn các có vốn hóa thị trường lớn và khối lượng giao dịch cao nhằm đảm bảo khó bị làm giá, có người giao dịch khi bạn cần mua hoặc bán. Tuyệt đối không đầu tư vào các đồng có vốn hóa nhỏ và khối lượng thấp vì bạn rất dễ bị ôm luôn khi đồng tiền mất tính thanh khoản.

Để chốt lại bài viết, mình sẽ list lại 4 yếu tố mình đã trình bày nhằm giúp các bạn tìm được 1 đồng tiền kỹ thuật số tiềm năng để đầu tư trong năm mới. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Có đội ngũ sáng lập có uy tín, kiến thức và kinh nghiệm toàn cầu
  • Đưa ra được giải pháp ưu việt cho một vấn đề nào đó (đọc và hiểu white paper)
  • Có roadmap rõ ràng và đang tuân thủ roadmap chặt chẽ
  • Có giá trị vốn hóa cao và khối lượng giao dịch lớn

Tiêu chí để đánh giá 1 đồng coin tốt nên đầu tư hold lâu dài

Các tiêu chí gồm:

  1. Đội ngũ Phát triển
  2. Đánh giá whitepaper khả thi không?
  3. Bám sát Roadmap xem có đi đúng lộ trình không?
  4. Cộng đồng uy tín đánh giá: BitcoinTalk, Group, Admin đánh giá
  5. Coin dùng để làm gì
  6. Tầm Nhìn, Phát triển
  7. Tìm hiểu các quỹ lớn nào đầu tư mạo hiểm không?
  8. Cộng đồng dự án lớn hay nhỏ
  9. Tại sao tôi phải đầu tư dự án này mà không mua dự án kia tiềm năng hơn
  10. Số Lượng token/ coin phát hành
  11. Phân phối tỷ lệ token như nào
  12. Chất lượng mã token
  13. ICO xong thì list lên sàn nào
  14. Marketing + Cộng đồng
  15. Sản Phẩm + Công nghệ
  16. Tầm Nhìn + Giải pháp
  17. SMART CONTRACT
  18. Tìm kiếm các từ khoá scam của dự án đó ( mẹo)….

Thị trường UPTREND mở ra nhiều cơ hội cũng như scam lừa đảo cũng nhiều như nhau. Mình biết có nhiều anh chị khi thị trường sốt thì mới biết đến thị trường crypto này, thấy sự tăng giá khủng khiếp nên tâm lý muốn xuống tiền liền bằng cách FOMO người này, tín hiệu người kia cuối cùng đu đỉnh chia 3 chia 7 tài khoản rồi cuối cùng

SAI LẦM KHI HOLD:

  • Lúc đầu mới vào thị trường từ trader xong đu đỉnh xong chuyển qua holder bất đắc dĩ
  • Mua theo fomo cộng đồng, tín hiệu đám đông
  • Tâm lý vào nhanh không lại mất kèo ngon
  • Không biết tìm hiểu ở đâu mua đại
  • Đứng coin này trông coin nọ, coin mình mua thì giảm, coin định mua thì tăng vèo vèo nóng mặt
  • Tâm lý mua bán bất nhất thay đổi hàng phút hàng giờ
  • Uptrend dự án ra đời như nấm mọc sau mưa đồng nghĩa với dự án scam, đội dev bán ICO xong bỏ của chạy lấy người… Dẫn đến mất trắng tiền

KINH NGHIỆM CHỌN COIN HOLD:

  1. Đối với mình ưu tiên coin sàn: Lý do chọn
    • Hiện hơn 15.000 coin mà số lượng sàn chưa tới 100, thì các coin cần 1 nơi mua bán thì đồng nghĩa sàn phải ra để đáp ứng, sàn phát triển thì đồng nghĩa coin sàn có giá trị theo
    • Coin sàn cũng là một hình thức quy đổi về tiền cho sàn có thêm nguồn vốn để đầu tư điển hình BNB của sàn Binance , HT sàn houbi, MDX sàn MDEX, … đều thấy tăng trường đều, nhanh và mạnh không tưởng. Ví dụ: BNB tang 6000 lần trong 4 năm
  2. Coin top trên Coinmarketcap, top 50 trở lại để dễ đánh giá. Lý do chọn là vì:
    • Lý do chọn vì tính thanh khoản cao, tỷ lệ giao dịch volume lớn cộng đồng nắm dữ lớn, nên khả năng thất bại hay delete là khó xảy ra nên sẽ tăng trường trong tương lai là điều chắc chắn xảy ra
  3. Coin nền tảng
    • Đối với những coin có hệ mạng riêng như ETH, BNB, ADA, TRX, SOL, DOT, FTM… thì các dự án ra sau này quá lớn nên họ ký sinh trên các hệ mạng này để tồn tại thì việc cộng đồng càng sở hữu các coin nền tảng để tiện giao dịch là điều bắt buộc
  4. Giai đoạn uptrend mình chỉ quan tâm đến việc chốt lãi từ khoản đầu tư trước đó chứ không mua hold ở giai đoạn này lý do vì sao:
    • Mua giá khá cao
    • Tỷ lệ đu đỉnh cao
    • Khả năng chia 5-7 lần tài sản khi bất ngờ downtrend
  5. Mình luôn chọn THỜI ĐIỂM downtrend để mua coin tốt có giá trị kim cương mà mua với giá rác
  6. Mùa đông downtrend sẽ giúp loại bỏ bớt dự án scam, dự án kém chất lượng sẽ chết dần chết mòn vì ko đủ lực để đi, đội phát triển bỏ ngang dự án ,… đây là yếu tố quan trọng nhất để có cái nhìn khách quan chọn được coin kim cương với giá rác. Bí quyết – câu thần chú của mình: Cơ hội sẽ luôn lặp lại, thời điểm này chúng tôi đã rình chốt lời và đã chốt phần nào và dành một lượng tiền lớn chờ mua lại. Tất nhiên không phải bây giờ, hãy đợi mùa đông đến, cuối đông – đêm tàn – Ví buốt lạnh, không còn nhiều người ngó ngàng tới thị trường. Lúc đó mới là lúc ra đòn “nhặt xác thối”, hold lại các kim cương với giá rác

5 cách đánh giá một dự án và cách dự án làm Marketting

5 CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ MARKETING CỦA MỘT DỰ ÁN

Cách dự án làm Marketting (25 phút 30 giây):

  • Website dự án: Nơi kết nối dự án với nhà đầu tư, người dùng, …
    • Responsive: Website có thể hiển thị tương thích trên mọi kích thước hiển thị của trình duyệt, hỗ trợ cả PC, điện thoại, TV,… Dự án tốt thì dự án làm rất cẩn thận => Từ bố cục màu sắc và Responsive phải hỗ trợ đầu tiên.
    • Website phải truyền tải đủ nội dung:
      • Dự án này là cái gì, làm về cái gì,…
      • Trong dự án đó có vấn đề gì liên quan
      • Đội ngữ dự án gồm những ai
      • Lộ trình Roadmap
      • Liên hệ, Social network
      • Dự án thường công khai trên Github
  • SEO: Là phần quan trọng để giúp dự án được nhiều người biết đến
  • KOLs và báo chí: Để tăng lượng tiếp cận với nhà đầu tư mới => Cần đội ngũ Marketting mạnh
  • Seeding
  • Airdrop và Affiliate
  • Remarketting
  • Community: Youtube, Telegram, Facebook, Twitter,…
  • List trên sàn CEX: Bắt buộc phải lên được sàn lớn, nếu không thì chỉ tiếp cận được lượng khách hàng cực thấp luôn.
  • Có đội MM (Market Maker): Các dự án lớn đều có đội MM làm giá, kết hợp đẩy giá, đẩy volume kết hợp với tin tức để tăng thanh khoản => Mục đích rút được nhiều tiền nhất từ nhà đầu tư cho dự án.

=> Mục tiêu là giữ được khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng mới.

Kinh nghiệm chọn dự án từ Ryan Nguyễn

Theo kinh nghiệm chia sẻ của Ryan Nguyễn, mọi người nên kiểm tra thông tin sau:

  • Lượng vốn gọi được: Dự án càng gọi được nhiều thì càng chứng tỏ nó uy tín, có thể build ra nhiều thứ thì nó sẽ kéo được dòng tiền vào, đội MM dễ đẩy giá và thu hết được nhiều người chơi. Về gọi vốn thì để ý những vòng gọi vốn gần nhất. Những quỹ đầu từ như Binance Labs, A16z, Jump thì mình đánh giá cao trong các mùa sau. Ví dụ một số con trong mùa trước:
    • OpA16z
    • Aptos Binance, Jump
    • Inj Jump, Mask
    • Woo Binance và một vài MM như Wintermute.
  • Cập nhật Twitter dự án: Cách để tránh om vốn là phải cập nhật dự án thường xuyên, xác định sắp tới nó định vẽ cái gì để thu hút người chơi vào => Timing rất quan trọng. Ví dụ:
    • Con INJ gọi vốn xong tổ chức Hackkathon mời gọi DEV
    • CTK tại sao lại nặng mông? Vì nó chưa có gì cả.

Có thể bạn quan tâm:

Nguồn: Tổng hợp

Bài viết này có hữu ích với bạn?

Kích vào một biểu tượng ngôi sao để đánh giá bài viết!

Xếp hạng trung bình 5 / 5. Số phiếu: 90

Bài viết chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Bình luận bị đóng

Giao diện bởi Anders Norén